Trong case study này, cùng Lead The Change tìm hiểu cách Red Bull làm kiểu Marketing của mình. Đối mặt với nhiều thử thách về thị trường cũng như chi phí quảng cáo. Red Bull quyết định thực hiện chiến dịch marketing theo cách của riêng mình. Vừa thể hiện đúng bản sắc thương hiệu cũng như sản phẩm. Đồng thời giải quyết luôn vấn đề công ty gặp phải.
Vừa ấn tượng, vừa cool, vừa hiệu quả.
Nhiều chuyên gia còn nói đùa rằng Red Bull không khác gì một tập đoàn truyền thông bán kèm nước tăng lực. Cùng tìm hiểu nghệ thuật Marketing kiểu “Red Bull” có một không hai nhé.
1. Red Bull – Thuốc bổ Thái Lan.
Bối cảnh :
Nước tăng lực Red Bull vốn là một một loại thuốc bổ ở Thái Lan. Khi Dietrich đi du lịch nơi đây. Ông nhận ra rằng, loại đồ uống này cực kỳ hữu hiệu trong việc chữa chứng Jet lag. Một chứng mệt mỏi sau chuyến bay dài qua nhiều múi giờ khác nhau.
Ông đã mày mò và cải tiến công thức ban đầu. Red Bull xuất hiện lần đầu trên thị trường vào năm 1987. Và Dietrich mang Red Bull tới thị trường Âu Mỹ.
Vấn đề :
Nhưng khi Red Bull xuất hiện trên thị trường. “Thương hiệu lạ” này phải đối mặt với hai thử thách lớn nếu muốn tồn tại:
- Thứ nhất là khái niệm “nước uống tăng lực” hoàn toàn xa lạ với người tiêu dùng.
- Thứ hai là chi phí truyền thông “cao chót vót” vào thời điểm đó.
Kết quả :
Red Bull đã nghĩ ra chiến thuật “marketing du kích” đặc trưng. Red Bull tự tin mở ra một kỷ nguyên nước tăng lực và vẫn dẫn đầu với hơn 43% thị phần cho đến ngày nay.
Tính đến năm 2017, Red Bull đã mang về gần 7,4 tỷ USD doanh thu. Và mở rộng đội ngũ nhân viên lên tới 11.886 người.
Nhưng quan trọng hơn hết là Red Bull vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Và có liên tiếp những thành công vang dội sau này.
2. Cái khó ló cái khôn – Marketing kiểu “Du kích”
Để giành được cơ hội tồn tại, Red Bull quyết định thực hiện một chiến lược marketing “vô tiền khoáng hậu” . Đánh thẳng vào người tiêu dùng . Nghĩa là khách hàng mục tiêu ở đâu, Red Bull ở đó.
Từ những chiếc xe với mô hình lon Red Bull khổng lồ, tới đội ngũ người mẫu với balo chứa đầy những lon Red Bull mát lạnh, Red Bull liên tục xuất hiện tại các bữa tiệc, quán ăn, thư viện, bar … tất cả những nơi mà khách hàng mục tiêu (nam giới 18 đến 35 tuổi) thường xuyên lui tới.
Các nhân viên tiếp thị còn cố tình để những lon Red Bull rỗng trên nắp thùng rác và trong toilet nằm tạo ấn tượng với những người xung quanh.
Bằng cách đem thẳng sản phẩm tới tay người dùng. Red Bull nay lập tức trở thành một chủ đề được bàn tán xôn xao. Và nhanh chóng lan truyền trong nhóm đối tượng mục tiêu ban đầu.
Chiến dịch “du kích” này thành công đến mức Red Bull vẫn còn áp dụng nó khi đã trở thành một trong những ông hoàng giải khát với giá trị nhiều tỷ USD.
Dù là lễ hội ca nhạc hay sự kiện thể thao mạo hiểm. Tay nghề tổ chức của Red Bull có thể sánh ngang với các tập đoàn sự kiện lừng lẫy nhất.
3. Các kiểu marketing “Red Bull”.
Tính đến thời điểm hiện tại, chiến lược marketing của Red Bull có thể chia làm 3 kiểu :
Kiểu 1 : Content siêu hấp dẫn :
Red Bull là một công ty tạo ra rất nhiều nội dung hấp dẫn. Mặc dù hầu hết các công ty có thể thuê ngoài . Nhưng Red Bull sáng tạo nội dung bằng cách thành lập Red Bull Media House (RBMH). Một bộ phận truyền thông nội bộ được thành lập năm 2007 và sử dụng hơn 130 nhân viên.
RBMH có nhà sáng tạo nội dung, nhà thiết kế đồ họa, nhà làm phim và biên tập viên. Red Bull thậm chí còn sở hữu một tạp chí là RED BULLETIN. Với số lượng phát hành được báo cáo khoảng 5 triệu bản.
Chất lượng nội dung của họ là đỉnh cao và gây được tiếng vang lớn với khán giả của họ. Những video, hình ảnh, bài viết của Red Bull có chất lượng không thua kém bất kỳ công ty truyền thông nào trên thị trường.
Xét về thể thao mạo hiểm, nội dung của Red Bull luôn dẫn đầu về tỷ suất người xem.
Kiểu 2 : Các trò mạo hiểm “điên rồ” :
Red Bull liên tục trở thành tâm điểm khi đứng ra tổ chức những sự kiện làm khán giả thót tim.
Chắc hẳn ai cũng còn nhớ hình ảnh đã đi vào lịch sử này.
Cú nhảy của Felix Baumgartner từ tầng bình lưu (được gọi là cú nhảy Red Bull Stratos) có lẽ là sự kiện được xem nhiều nhất năm 2012. Người này đã phá vỡ kỉ lục khi anh ta nhảy từ chiều cao 39km phía trên trái đất. 9,5 triệu người đã xem sự kiện 9 phút trực tiếp trên YouTube. Và 52 triệu người đã xem nó trong tổng số nhiều nền tảng trực tuyến phát trực tiếp. Hàng triệu người khác cũng đã xem nó trong suốt sáu tháng sau chiến dịch.
Doanh số Red Bull của Hoa Kỳ đã tăng 7% lên 1,6 tỷ USD. Theo công ty nghiên cứu IRI, Red Bull, có logo được in nổi trên mũ bảo hiểm và bộ đồ của David Baumgartner đã thu thập hàng trăm triệu đô la miễn phí khi video, hình ảnh và báo cáo phương tiện truyền thông về việc nhảy được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội và được báo cáo trên phương tiện truyền thông truyền thống.
Kiểu 3 : Những sự kiện “đình đám” kiểu Red Bull.
Để thể hiện trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, Red Bull liên tục trở thành nhà tài trợ chính của các sự kiện lớn dành cho giới trẻ, những người đam mê mạo hiểm và luôn tràn đầy năng lượng.
Đình đám nhất có thể kể đến Đại nhạc hội Coachella được tổ chức vào 2 cuối tuần liên tiếp vào tháng 4 mỗi năm. “Dàn nghệ sĩ ở Coachella luôn là những đại diện tiêu biểu nhất” – Nữ ca sĩ Katy Perry chia sẻ.
Năm 1999, lễ hội lần đầu được khai mạc với sự tham gia của các nghệ sĩ như Beck, the Chemical Brothers, Tool, Morrissey… Giá vé thời điểm đó là 50 USD cho một ngày và có khoảng 37.000 vé đã được bán ra.
Sau gần hai thập kỷ, giờ đây người tham dự phải chi tới 400 USD cho một cuối tuần ở Coachella, nhưng mức giá cao đó không thể cản nổi tốc độ “cháy” của 250.000 vé mỗi năm, biến đây trở thành sự kiện có lợi nhuận cao nhất nước Mỹ.
Và tiếp thêm năng lượng xuyên suốt chương trình, không gì khác mà chính là những lon Red Bull mát lạnh,… Không chỉ là nhà tài trợ chính cho chương trình, hàng trăm nhân viên Red Bull trong trang phục quen thuộc luôn túc trực khắp mọi nơi để sẵn sàng tiếp lửa cho cuộc chơi thêm phần sôi động.
Kết luận :
Red Bull không đơn thuần “hô biến” từ một ý tưởng tại Thái Lan thành một thương hiệu trị giá hàng tỷ USD trong một đêm. Câu chuyện thành công của Red Bull là những chuỗi ngày nỗ lực thay đổi, cống hiến và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả nhất có thể.
Để thành công như Red Bull, các nhãn hiệu phải thật sự đưa khách hàng lên vị trí số 1, liên tục tạo ra những nội dung hấp dẫn và chương trình thú vị mà các thượng đế sẵn sàng tham gia bất chấp đơn vị đứng sau.
Thay vì phải bỏ tiền ra thuê các đơn vị truyền thông và sự kiện, Red Bull đã biến mình trở thành một công ty marketing thực thụ, tự tay thực hiện những nội dung, chương trình, sự kiện cho các thượng đế của mình.