Làm thế nào để phát triển Trí thông minh văn hóa?

kỳ trước, ta đã được hiểu hơn về khái niệm và tầm quan trọng của Trí thông minh văn hóa (CQ) trong cuộc sống và công việc. Trí thông minh văn hóa đòi hỏi con người ta phải luôn cố gắng để học hỏi, tiếp thu nhiều hơn những giá trị tinh hoa văn hóa đặc sắc đó. CQ được cho là khả năng dường như bẩm sinh của một con người. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể được tôi luyện, rèn dũa qua các quá trình lắng nghe và tiếp xúc thực tế với nhiều môi trường đa văn hóa. Từ đó, nó có thể hình thành các phản xạ có điều kiện dựa trên những kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được. 

1/ Luôn sẵn sàng làm việc với mọi người trong các cộng đồng và nhóm xã hội đa dạng văn hóa, dân tộc. Biết chấp nhận những ý tưởng mới lạ từ những suy nghĩ đa văn hóa giúp chúng ta mang một tư duy mở rộng hơn, và nhờ đó có một cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn. Chúng ta sẽ không bị bó buộc tầm nhìn dưới một góc độ nào đó mà sẽ biết phân tích với góc độ khách quan hơn rất nhiều.

2/ Học và giao tiếp bằng ngoại ngữ hay ngôn ngữ vùng miền khác nhau là hành động nâng cao được trí thông minh văn hóa của mỗi người bởi ngôn từ là giúp chúng ta dễ dàng thấu hiểu nhau nhất. Bên cạnh đó, hãy sử dụng linh hoạt các kỹ năng giao tiếp đa văn hóa giữa các cá nhân qua lời nói và phi ngôn ngữ. Điều đó sẽ đẩy mạnh khả năng tiếp thu, chọn lọc và tích lũy kiến thức đa văn hóa của mỗi người.

phát triển trí thông minh văn hóa 1
phát triển trí thông minh văn hóa 2
phát triển trí thông minh văn hóa 3

 3/ Đưa ra những giả định của bạn về những người ở các nền văn hóa khác nhau bằng cách đặt những câu hỏi liên quan. Để có thể thấu hiểu thêm được nền văn hóa của những người xung quanh một cách tinh tế và thông minh, bạn có thể khéo léo đưa ra câu hỏi trực tiếp với đối tượng giao tiếp hoặc làm việc. Việc đặt hỏi là một cơ hội cực kì tốt để xây dựng và gắn kết thêm các mối quan hệ xung quanh.

4/ Nghiên cứu hoặc đọc về các nền văn hóa khác nhau, ta có thể dùng một quyển nhật ký để ghi lại những suy nghĩ và quan sát của bạn về cách bạn rèn luyện trí thông minh văn hóa. Từ những giao tiếp, tương tác trong môi trường đa văn hóa hằng ngày, ta chắt lọc những đặc sắc văn hóa mà ta cảm thấy mới lạ. Những ghi chép đó sẽ là một bảng tóm tắt cũng như tập hợp những tri thức về văn hóa giúp luôn ôn luyện và củng cố kiến thức của chính mình.

phát triển trí thông minh văn hóa bằng việc nghiên cứu

5/ Tôn trọng sự độc đáo của nền văn hóa khác cũng như các giá trị và truyền thống của họ. Chúng ta với luôn lắng nghe và tiếp nhận những khác biệt văn hóa với sự đồng cảm và không cho phép bản thân phán xét bất cứ sự khác biệt văn hóa nào. Tưởng tượng nếu một ai đó thái độ tiêu cực hay có bất kỳ lời nhận xét không tốt với những gì truyền thống cũng nền văn hóa của chính mình, bản thân ta cũng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Việc tiếp nhận mọi đa dạng văn hóa giúp ta tăng lượng kiến thức cũng như rèn luyện trí thông minh văn hóa mạnh mẽ.

(Milton, 2022)

6/ Chủ động tìm những cơ hội nâng cao kỹ năng, tư duy làm việc đa văn hóa là cách nhanh và thực tiễn giúp ta hòa mình vào những môi trường bắt buộc phải vận dụng và thực hành tốt nhất trí thông minh này. Ngày nay có nhiều chương trình mở ra để thế hệ trẻ trau dồi vốn kĩ năng và tư duy làm việc đa văn hóa của mình như Du học ngắn hạn, Trại hè quốc tế, Các chương trình đào tạo đa văn hóa…tại các quốc gia phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước. Điều quan trọng là bản thân chúng ta xác định được mình cần phát triển gì, đâu là mục tiêu để ta phấn đấu, thì sẽ luôn có cơ hội phù hợp chờ bạn chủ động tìm kiếm

Lời kết

Trong thời đại toàn cầu hóa, hầu hết các nước đều đang theo xu hướng hội nhập, các công ty đa quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi những sinh viên thế hệ trẻ chúng ta càng phải có ý thức tự giác hơn nữa trong việc chủ động tìm hiểu, hòa nhập và luôn sẵn sàng nâng cao trí thông minh văn hóa. Càng hiểu nhiều về văn hóa các nước, chúng ta càng có thêm nhiều nền tảng để phát triển bản thân và mở rộng các mối quan hệ xung quanh. 

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *