SDGs – 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (Phần 1)

SDGs – Sustainable Development Goals được biết đến là Mục tiêu Phát triển Bền vững, hay là mục tiêu phát triển toàn cầu. Đây là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc đến tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt, hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030.

Mục tiêu phát triển bền vững được chia thành 17 mục tiêu cụ thể liên quan đến các vấn đề phổ biến nhất, từ đó  đưa ra định hướng cho các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia biết phải quan tâm tới vấn đề gì và làm thế nào để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trái đất khỏi những tác động sống của chính con người và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người.

Hoàn cảnh ra đời:

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững được ra đời tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững ở Rio de Janeiro vào năm 2012. Mục tiêu là đưa ra một loạt các kế hoạch chung nhằm đáp ứng những thách thức cấp bách về môi trường, chính trị và kinh tế mà thế giới chúng ta đang phải đối mặt. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững thay thế các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), bắt đầu một nỗ lực toàn cầu vào năm 2000 nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói.

Tháng 9/2013, các quốc gia đã tiến hành xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên Hợp Quốc sau năm 2015 và bắt đầu tiến trình xây dựng 17 mục tiêu phát triển bền vững. Vào 25/9/2015, 17 mục tiêu phát triển bền vững chính thức được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc với sự góp mặt của 193 thành viên.

Nội dung của SDGs:

17 Mục tiêu Phát triển Bền vững được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2015 được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm tiến tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình và phát triển vào năm 2030.

1. Xóa nghèo (No Poverty):

Tiến tới mục tiêu xóa nghèo trên khắp thế giới bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân có cuộc sống tốt hơn.

Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi vào năm 2030 là mục tiêu then chốt của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. 

Mục tiêu đến năm 2030:

– Xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có mức sống dưới 1.25$ một ngày.

– Cần phải triển khai các biện pháp và hệ thống nhằm có những bảo trợ xã hội thích hợp toàn quốc cho tất cả mọi người,đặc biệt là những người dưới đáy xã hội, người nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương. Cân nhắc đến việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhóm người nghèo, người dễ bị tổn thương được bình đẳng.

– Huy động các nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau, hợp tác phát triển để từ đó đưa ra được những phương án thỏa đáng để có thể thực thi các chính sách và chương trình xóa nghèo toàn diện.

2. Xóa đói (Zero Hunger):

Vào năm 2020, trên 30% dân số thế giới bị mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng, không được đáp ứng đủ lương thực thường xuyên. Điều này trầm trọng hơn khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu quan trọng tiếp theo. Đến năm 2030, phải đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người dễ bị tổn thương được tiếp cận đến nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm. Quan tâm đến vấn đề còi xương và suy giảm thể chất ở trẻ em dưới 5 tuổi, giải quyết nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, người lớn tuổi.

Chú trọng đến tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực ở trạng thái đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển công nghệ và ngân hàng gen cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả lao động.

Mục tiêu đến năm 2030:

–  Đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo, người dễ bị tổn thương được tiếp cận đến nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.

– Chú trọng đến vấn đề còi xương và suy giảm thể chất ở trẻ em dưới 5 tuổi, giải quyết nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em vị thành niên, phụ nữ mang thai và cho con bú, người lớn tuổi.

– Quan tâm đến tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo nguồn lương thực ở trạng thái đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường đầu tư, phát triển công nghệ và ngân hàng gen cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả lao động.

3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh (Good health and well-being):

Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc ở mọi lứa tuổi là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững. Đại dịch COVID-19 gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gián đoạn các dịch vụ y tế thiết yếu, gây ra sự gia tăng tỷ lệ lo lắng và trầm cảm, làm giảm tuổi thọ toàn cầu. Mục tiêu thứ ba là chấm dứt các trường hợp tử vong có thể ngăn ngừa được ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, chấm dứt đại dịch AIDS, bệnh lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới, bệnh viêm gan, các bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác. Quan trọng nhất là đầu tư, phát triển y tế. Hội nhập quốc tế để tiếp cận những dụng cụ y tế tiên tiến nhất, những phát hiện hay kỹ thuật mới để có thể áp dụng. Kết hợp với đạt bảo bảo hiểm y tế trên toàn cầu, tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu có chất lượng.

Mục tiêu đến năm 2030:

– Giảm tối đa tỷ lệ tử vong của người mẹ trên mỗi ca sinh, chấm dứt trường hợp tử vong có thể phòng ngừa ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Tập trung tăng cường sức khỏe tinh thần và phúc lợi, tăng cường phòng ngừa và điều trị việc lạm dụng thuốc, gồm thuốc gây nghiện và đồ uống có cồn gây hại cho sức khỏe.

– Nâng cao chất lượng giao thông quốc gia để có thể làm giảm tối đa số ca tử vong và bị thương do tai nạn giao thông gây ra.ơ

4. Đảm bảo chất lượng giáo dục (Quality Education):

Đề ra mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em được đến trường một cách an toàn, toàn diện, công bằng và chất lượng, cho kết quả học tập phù hợp và hiệu quả. Đảm bảo cho tất cả nữ giới và nam giới được tiếp cận bình đẳng về giáo dục.

Hơn nữa, tăng đáng kể số lượng người có trình độ chuyên môn cao, trí thức tốt vào các cơ sở để tăng chất lượng giáo dục. Cũng như những mục tiêu khác, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật là không thể thiếu.

Mục tiêu đến năm 2030:

– Đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng giáo dục kỹ thuật, bao gồm dạy nghề, giáo dục đại học cho phụ nữ và nam giới. Cần xóa bỏ sự chênh lệch về giới trong giáo dục và tạo sự tiếp cận công bằng đến tất cả mọi người, nhất là nhóm người dễ bị tổn thương, người khuyết tật.

– Đảm bảo tất cả thanh thiếu niên và một lượng lớn những người trưởng thành đều biết chữ.

– Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng nhằm cung cấp môi trường học tập tốt, hiệu quả. Bên cạnh đó, mở rộng quỹ học bổng toàn cầu nhằm thúc đẩy tinh thần học tập.

– Quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên, thông qua hợp tác quốc tế để có thể đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

– Chú trọng đến việc xóa bỏ chênh lệch về giới giáo dục và đảm bảo một nền giáo dục công bằng, an toàn đối với người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dễ bị tổn thương.

5. Bình đẳng giới (Gender Equality):

Bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà còn là nền tảng cần thiết cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và bền vững. Mục tiêu hướng đến việc tiến đến xóa bỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi, loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm mua bán người và lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác. Tôn trọng và đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ và hiệu quả, bình đẳng về cơ hội lãnh đạo ở tất cả các cấp, có quyền đưa ra quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và công cộng. Hơn hết, tăng cường chính sách và pháp luật có hiệu lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.

Mục tiêu đến năm 2030:

–  Xóa bỏ tất cả hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi, loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái bao gồm mua bán người và lạm dụng tình dục và các hình thức bóc lột khác.

– Tôn trọng và đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ và hiệu quả, bình đẳng về cơ hội lãnh đạo ở tất cả các cấp, được đưa ra quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và công cộng.

– Tăng cường chính sách và pháp luật có hiệu lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp, có thể thông qua công nghệ thông tin và truyền thông để đẩy nhanh việc trao quyền cho phụ nữ.

6. Nước sạch và vệ sinh (Clean water and sanitation):

Tiếp cận với nguồn nước sạch và vệ sinh là nhu cầu cơ bản nhất của con người đối với sức khỏe và hạnh phúc. Nhu cầu về nước đang tăng lên do dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa và nhu cầu nước ngày càng tăng từ các ngành nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng. Mục tiêu thứ sáu hướng đến việc cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm, loại bỏ việc đưa các chất hóa học và vật liệu độc hại ra môi trường, giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng cường tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu. Đảm bảo cung cấp nước sạch đến những vùng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người thiếu nước sử dụng.

Mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển trong các hoạt động, chương trình liên quan đến nước và các vấn đề vệ sinh, bao gồm khai thác nước từ thiên nhiên, khử muối, sử dụng nước hiệu quả, xử lý nước thải, các công nghệ tái chế và tái sử dụng nước.

Mục tiêu đến năm 2030:

– Tất cả mọi người đều sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh và an toàn. Đặc biệt là với nhóm người phụ nữ, trẻ em, những người dễ bị tổn thương.

– Cần phải cải thiện chất lượng nước và giảm thiểu ô nhiễm, giảm bớt việc đưa các chất độc hại ra môi trường và tiến tới áp dụng các biện pháp xử lý chất thải một cách nghiêm ngặt.

– Kết hợp giữa việc bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái có liên quan đến nước nhằm đảm bảo một nguồn nước dự trữ phong phú.

– Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học tập các công nghệ cao trong vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ nguồn nước sạch hay là khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm.

(Còn tiếp)

Nguồn: United Nations

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *