TUỔI THƠ CỦA CHÚNG TA LÀ NƠI TA HÌNH THÀNH TIỀM THỨC
Đó cũng là nơi chúng ta học cách xử lý cảm xúc, nhận biết các mối quan hệ trông như thế nào, được dạy cách giữ ranh giới và hình thành vô số thói quen, cùng hành vi khác. Trong điều kiện lý tưởng nhất của tuổi thơ, cha mẹ sẽ là hai người hiện thực hóa, cho phép con cái được nhìn thấy và lắng nghe như một cá thể duy nhất mà chúng có. Nhưng điều đó là không đủ qua từng giai đoạn lớn lên của con cái.
Chính vì lẽ đó cụm từ REPARENTING ra đời để nói về hành trình những bạn trẻ tự dạy cho bản thân những điều mà cha mẹ không thể hoặc không dạy trong những ngày thơ ấu.
Reparenting là gì?
Ban đầu, Reparenting được nhắc đến như một hình thức trị liệu tâm lý. Trong đó, nhà trị liệu đảm nhận vai trò của một nhân vật thay thế cha mẹ để điều trị các rối loạn tâm lý do lạm dụng hoặc nuôi dạy con cái khiếm khuyết của phụ huynh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thuật ngữ Reparenting được dùng để chỉ những kiến thức mà các bạn tự dạy cho bản thân mình thay cho cha mẹ khi đã có đầy đủ nhận thức về thế giới quan để bù đắp cho những thiếu hụt của bản thân.
Tại sao Reparenting lại thực sự cần thiết?
Reparenting ra đời bắt nguồn từ niềm tin rằng phần lớn người trẻ lớn lên mà không được đáp ứng đủ nhu cầu về nhận thức thế giới quan của chúng. Thời thơ ấu là thời điểm quan trọng khi chúng ta học những nguyên tắc cơ bản nhất để sống cuộc sống của riêng mình. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có đủ năng lực, thời gian để dạy con cái mình những kiến thức như quản lý tài chính cá nhân, quản lý thời gian, thiết lập kế hoạch cuộc đời,…
Quá trình phát hiện những thiếu hụt về nhận thức, kỹ năng,… của bản thân và quyết định thay đổi nó chính là Reparenting.
5 bước để bắt đầu hành trình Reparenting
Khi quyết định áp dụng phương pháp Reparenting, nghĩa là chúng ta đang bắt đầu chịu trách nhiệm lớn hơn với cuộc đời mình. Việc thay thế cha mẹ tự giáo dục chính mình đòi hỏi bạn phải trở nên trưởng thành, chín chắn hơn bao giờ hết.
1. Hít thở và duy trì sự điềm tĩnh
Reparenting không phải là một quá trình đơn giản có thể ngày một ngày hai là hoàn thiện. “Nuôi dạy đứa trẻ bên trong bạn” cần một quá trình lâu dài. Vậy nên, trước khi bắt tay vào thực hiện quá trình này, hãy tập hít thở để đỡ choáng ngợp trước những điều phải làm tiếp theo.
Đừng cố gắng làm nhiều thứ cùng 1 lúc, bạn sẽ trở nên quá tải. Hãy viết ra tất cả những điều bạn muốn làm cho bản thân, hay nói đúng hơn là “dạy” cho mình. Từ từ sắp xếp nó theo các mốc thời gian hợp lý. Tham khảo “Lập kế hoạch bằng phương pháp Design Thinking” để hiểu hơn về việc sắp xếp và thiết lập một bản kế hoạch hành động cho bản thân.
2. Giữ một lời hứa nhỏ với bản thân mỗi ngày
Bạn nên chọn một điều gì đó có khả năng thành công cao đối với bạn như viết nhật ký mỗi ngày, đi bộ 5 phút, thiền 2 phút,… Việc giữ lời hứa với bản thân từ những điều nhỏ bé, chiếm thời gian ít nhất sẽ giúp bạn có thêm động lực và niềm tin vào năng lực của mình và tiếp tục thực hiện, duy trì những kế hoạch học tập, thay đổi hiện tại.
3. Nói với một người bạn tin tưởng về kế hoạch “Nuôi dạy đứa trẻ bên trong bạn”
Nhấn mạnh ở đây, là bạn không nên chọn đối tượng chia sẻ là ba mẹ. Vì điều bạn đang làm là giúp họ hoàn thành một phần nhỏ nghĩa vụ dạy dỗ con cái mà họ không thể hoặc không đủ năng lực hoặc thời gian để dạy bạn. Việc nói điều này với họ có thể sẽ phần nào khiến họ cảm thấy buồn, thất vọng và tủi thân về chính mình và về cả bạn nữa.
Việc nuôi dạy một đứa trẻ chưa bao giờ là đơn giản, nên hãy thông cảm cho cha mẹ nếu có một điều gì đó họ không thể giúp bạn hoặc dạy bạn. Vì có đôi khi, chính họ cũng chưa từng biết về những điều ấy.
Hãy lựa chọn chia sẻ kế hoạch của mình với một người bạn tin tưởng nhất. Điều này sẽ thúc đẩy bạn cố gắng thực hiện kế hoạch để chứng minh cho bản thân bạn và cả người đó rằng bạn KHÔNG NÓI SUÔNG.
4. Luôn giữ bên mình câu “thần chú”: Mình có thể làm gì để bản thân tốt hơn ngay bây giờ?
Khi còn nhỏ, không phải lúc nào chúng ta cũng được cung cấp những thứ chúng ta cần bao gồm cả về vật chất, kiến thức. Khi trưởng thành, chúng ta có cơ hội để trao những gì chúng ta cần cho bản thân mình. Khi bạn cảm thấy bản thân có những cảm xúc mạnh mẽ về một điều gì đó, hãy đặt câu hỏi này và hành động.
5. Động viên đứa trẻ bên trong bạn mỗi ngày
Tất cả đứa trẻ trên thế giới này đều rất thích những lời khen kể cả đứa trẻ bên trong bạn. Khi đóng vai là người nuôi dạy đứa trẻ ấy, điều bạn cần làm là không ngừng động viên và khích lệ chúng mỗi ngày như cách mà cha mẹ bạn vẫn làm khi bạn bắt đầu chập chững biết đi, biết nói. Khi bạn làm vậy, bạn đang tôn vinh con người bạn đang trở thành.
Kết
Ai rồi cũng lớn, rồi cũng sẽ xuất hiện người mà chúng ta cần chịu trách nhiệm nuôi dạy chúng lớn lên. Nhưng trước khi làm điều đó, chúng ta cần nuôi dạy chính những đứa trẻ bên trong mình. Chúng luôn khát cầu được chú ý, được nâng niu, được yêu thương và được đầu tư đúng cách.
Dành cho những ai muốn hiểu hơn về đứa trẻ bên trong mình, Lead The Change giới thiệu khóa học Mindful Youth Camp | Chạm cảm xúc – Mở tương lai, khai giảng tháng 11. Đây sẽ là một hành trình đầy cảm xúc dẫn bạn đi từ thấu hiểu bản thân đến thiết kế tương lai mình mong ước.
MINDFUL YOUTH CAMP | CHẠM CẢM XÚC – MỞ TƯƠNG LAI