Cùng Lead The Change điểm qua bản tin thú vị chiều thứ 2 nhé:
- Trước khi tạm biệt Việt Nam, Auchan vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội làm việc mới cho nhân viên của mình
- Quên Google đi: Công ty này sẽ trồng thêm cây cho mỗi lần bạn sử dụng công cụ tìm kiếm của họ
- 10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc
- Facebook dự kiến phát hành tiền ảo GlobalCoin vào năm 2020
Trước khi tạm biệt Việt Nam, Auchan vẫn nỗ lực tìm kiếm cơ hội làm việc mới cho nhân viên của mình
Giữa tháng 5 vừa qua, tập đoàn kinh doanh siêu thị đến từ Pháp, Auchan Retails, công bố kế hoạch rút lui khỏi Việt Nam, đồng thời đang tìm người mua lại chuỗi 18 siêu thị hiện nay. Trái với tuyên bố sẽ mở tới 300 cửa hàng trước đó, CEO Edgar Bonte thừa nhận họ đang lỗ tại Việt Nam và Ý, nơi các điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn.
Trên thực tế, việc một thương hiệu bán lẻ ngoại như Auchan gặp khó tại thị trường Việt Nam không có gì quá mới mẻ, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và các đối thủ nội đang lớn mạnh từng ngày.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận bất ngờ hơn cả là thái độ của những người lãnh đạo đối với nhân viên của mình trong những giờ phút cuối cùng. Trên trang LinkedIn của mình, anh Trần Phước Tuấn – Giám đốc nhân sự chuỗi hệ thống siêu thị Auchan đã viết một bài đăng kêu gọi mọi người cùng giúp sức để tìm kiếm những cơ hội mới cho người lao động.
Anh thậm chí còn gửi kèm link trên Google Docs để những đơn vị đang tìm kiếm ứng viên chia sẻ vào đó, phía Auchan sẽ tổng hợp và chia sẻ lại cơ hội với nhân viên của mình.
Tương tự như vậy, ông Arnaud Bouillet – Giám đốc Auchan Việt Nam cũng tích cực chia sẻ CV ứng viên trên mạng LinkedIn cùng những nhận xét tốt đẹp để mong họ sớm tìm được cơ hội mới.
Theo cập nhật từ trang LinkedIn của Giám đốc nhân sự Trần Phước Tuấn, phía Auchan đã nhận được thông tin liên hệ tuyển dụng từ hơn 200 doanh nghiệp. Auchan đã tiến hành sắp xếp lại thông tin và chia sẻ đến nhân viên khối văn phòng để họ có cơ hội liên hệ trực tiếp với các nhà tuyển dụng.
Riêng khối vận hành siêu thị, anh Tuấn cho biết do vẫn còn hoạt động đến hết ngày 2/6, nên thông tin tuyển dụng sẽ được chia sẻ sau thời gian này để nhân viên không bị thất lạc thông tin trong giai đoạn vận hành cao điểm cũng như đảm bảo hoạt động đóng cửa của Auchan.
Quên Google đi: Công ty này sẽ trồng thêm cây cho mỗi lần bạn sử dụng công cụ tìm kiếm của họ
Trong số các công cụ tìm kiếm hiện nay, có thể cho rằng không bên nào qua được “ông lớn” Google. Trải qua nhiều năm phát triển, Google đã tạo ra được vị thế cho riêng mình, trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Nhưng cũng có thể đây là lúc bạn cân nhắc rời xa ông lớn Google, mà đến với một công cụ tìm kiếm khác có tên Ecosia. Xét về quy mô và danh tiếng, Ecosia chắc chắn không thể qua mặt được Google, nhưng có một lý do khiến việc thay đổi này trở nên cực kỳ hợp lý.
Đó là bởi, doanh nghiệp này được thành lập là để bảo vệ môi trường. Với mỗi lần sử dụng, lợi nhuận họ thu được sẽ được dùng để trồng cây. Và tính đến tháng 13/2/2019, Ecosia đã trồng được 50 triệu cây kể từ khi thành lập vào năm 2014.
Để bạn dễ tưởng tượng thì con số này đủ để bao phủ diện tích đất rộng tới 60ha, đồng thời giúp loại bỏ 2,5 triệu tấn CO2 khỏi khí quyển trong ngần ấy thời gian.
Trong số các công cụ tìm kiếm hiện nay, có thể cho rằng không bên nào qua được “ông lớn” Google. Trải qua nhiều năm phát triển, Google đã tạo ra được vị thế cho riêng mình, trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Nhưng cũng có thể đây là lúc bạn cân nhắc rời xa ông lớn Google, mà đến với một công cụ tìm kiếm khác có tên Ecosia. Xét về quy mô và danh tiếng, Ecosia chắc chắn không thể qua mặt được Google, nhưng có một lý do khiến việc thay đổi này trở nên cực kỳ hợp lý.
Đó là bởi, doanh nghiệp này được thành lập là để bảo vệ môi trường. Với mỗi lần sử dụng, lợi nhuận họ thu được sẽ được dùng để trồng cây. Và tính đến tháng 13/2/2019, Ecosia đã trồng được 50 triệu cây kể từ khi thành lập vào năm 2014.
Để bạn dễ tưởng tượng thì con số này đủ để bao phủ diện tích đất rộng tới 60ha, đồng thời giúp loại bỏ 2,5 triệu tấn CO2 khỏi khí quyển trong ngần ấy thời gian.
Công ty công nghệ, nhưng lại vì môi trường
Tháng 12/2009, Christian Kroll đã nảy ra một ý tưởng lạ. Anh muốn biến hành động thường nhật và không ai để ý đến nhất của chúng ta khi lướt web – chính là dùng công cụ tìm kiếm – thành một điều gì đó có ý nghĩa hơn.
Ý tưởng này xuất hiện khi Kroll thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới. Lúc đặt chân đến Nam Mỹ, anh nhận ra rằng việc các cánh rừng đang biến mất đã gây ảnh hưởng như thế nào lên hệ sinh thái. Kể từ lúc đó, anh đã quyết định rằng toàn bộ sự nghiệp của mình sẽ phải dành cho cây cối.
Thời còn đi học, Kroll đã từng thực hiện một số dự án làm website cùng bạn bè, nên anh có chút kiến thức về cách các ông cụ tìm kiếm trên internet vận hành. Và cũng kể từ đây, ý tưởng về Ecosia bắt đầu được thai nghén, rồi ra đời vào năm 2014.
Nhưng họ làm thế nào?
Bằng cách nào một công cụ tìm kiếm lại có thể thu đủ tiền để công ty trồng được đến hàng triệu cái cây?
Câu trả lời rất đơn giản: Ecosia đã bán quảng cáo trên chính công cụ của mình, và sử dụng nguồn thu nhập có được để đóng góp cho vô số các tổ chức môi trường phi lợi nhuận trên thế giới. Trung bình, 45 lượt tìm kiếm sẽ được quy đổi ra một cái cây được trồng.
Lợi ích của việc trồng cây không chỉ để giải quyết lượng CO2 ra khỏi không khí. Với việc phủ xanh các khoảng diện tích rừng đã mất tại Amazon (Brazil), họ đã tạo ra môi trường tự nhiên phù hợp để các loài động vật định cư lâu dài, nhờ vậy giảm được khả năng phải đối mặt với con người. Nói cách khác, việc trồng rừng đã góp phần bảo vệ vô số loài vật đang trên đà tuyệt chủng.
10 thương hiệu Mỹ bị cấm tại Trung Quốc
Theo CNN, dù luôn nói rằng muốn mở cửa nền kinh tế với thế giới, nhưng Trung Quốc duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Vài năm trở lại, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm đối với nhiều thương hiệu của nước ngoài, bao gồm không ít thương hiệu của Mỹ.
1. Google
Gmail là một trong nhiều dịch vụ của Google bị hạn chế nghiêm ngặt tại Trung Quốc. Tại nước này, người dùng Internet không thể tìm thấy các kết quả tìm kiếm trên Google hay video trên YouTube. Năm 2006, Google từng kinh doanh tại Trung Quốc và chấp nhận bị kiểm duyệt kết quả tìm kiếm. Nhưng từ năm 2010, công cụ tìm kiếm của Google bị cấm hoàn toàn. Còn YouTube bị chặn hoàn toàn tại Quốc vào năm 2009 sau 3 lần tạm dưng trước đó. Các dịch vụ khác của gã khổng lồ Mỹ cũng bị chặn tại Trung Quốc gồm Google Play, Google Maps, Google Drive, Hangouts, Blogger.
2. Facebook
Từ tháng 7/2009, Bắc Kinh cấm hoàn toàn hoạt động của Facebook tại nước này và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ cho phép mạng xã hội lớn nhất thế giới trở lại với người dùng tại Trung Quốc.
Từ đó đến nay, người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã nhiều lần đến Trung Quốc, thậm chí từng gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, để “vận động hành lang” nhưng chưa có được kết quả khả quan.
3. Instagram
Cùng chung số phận với các dịch vụ khác của Facebook, nền tảng chia sẻ hình ảnh Instagram bị chặn tại Trung Quốc từ tháng 9/2014. Tới năm 2017, ứng dụng “anh em” của Instagram là WhatApps cũng bị cấm.
4. Twitter
Theo các nhà phân tích, chính phủ Bắc Kinh đặc biệt quan ngại về vai trò của mạng xã hội trong các cuộc biểu tình của Mùa xuân Ả Rập năm 2010 và Cách mạng Xanh tại Iran năm 2009, do đó có chính sách kiểm soát chặt chẽ đối với các nền tảng mạng xã hội.
Cùng với Facebook, Instagram và nhiều mạng xã hội nước ngoài khác, Twitter với dịch vụ Periscope cũng bị cấm tại đất nước tỷ dân. Dù vậy, người dùng Trung Quốc vẫn có thể sử dụng dịch vụ này thông IP ảo ở nước khác.
5. Snapchat
Ứng dụng nhắn tin SnapChat của Mỹ cũng không có cơ hội hoạt động ở quốc gia tỷ dân. Việc chặn đứng các công ty phương Tây tạo cơ hội cho các hãng công nghệ Trung Quốc phát triển mạng xã hội riêng của mình. Tại nước này, mạng xã hội Weibo được dùng phổ biến, bên cạnh vô số ứng dụng nhắn tin do các công ty nội phát triển.
6. Pinterest
Trong nhiều năm, nền tảng chia sẻ hình ảnh Pinterest được tự do hoạt động ở Trung Quốc. Tuy nhiên, từ tháng 3/2017, trang này bắt đầu bị cấm hoàn toàn. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, cũng giống như Snapchat, Pinterest bị cấm vì lý do thiên về bảo hộ hơn là chính trị. Một vài ứng dụng “bảo sao” của Pinterest do các công ty Trung Quốc phát triển đã ra đời sau đó.
7. Game of Thrones
Các nhà chức trách Trung Quốc chỉ cho phép 34 bộ phim nước ngoài được ra rạp ở nước này mỗi năm, và hạn chế nhiều bộ phim bom tấn của Hollywood. Mới đây nhất, tập cuối series truyền hình bom tấn “Game of Thrones” bị cấm chiếu trên nền tảng Tencent Video – đơn vị nắm bản quyền của bộ phim này tại Trung Quốc, do căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
7. Wikipedia
Bắt đầu từ tháng 5/2019, trang bách khoa toàn thư Wikipedia bị chặn hoàn toàn tại Trung Quốc.
8. Dropbox
Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Dropbox của Mỹ bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2010.
10. Reddit
Sau thời gian dài hoạt động tại Trung Quốc, mạng xã hội gây nhiều tranh cãi Reddit bị chặn hoàn toàn từ tháng 8/2018.
Facebook dự kiến phát hành tiền ảo GlobalCoin vào năm 2020
Theo nguồn tin của BBC, Facebook dự kiến phát hành tiền ảo riêng có tên là GlobalCoin vào quý đầu năm 2020, sau khi thử nghiệm nội bộ vào cuối năm nay. Tiền ảo này sẽ được phát hành tại hàng chục quốc gia trên thế giới, giúp người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán an toàn và với chi phí rẻ hơn mà không cần có tài khoản ngân hàng.
Để có thể ra mắt, tiền ảo này sẽ cần phải vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật và phát lý. Theo BBC, tháng trước, giám đốc điều hành Mark Zuckerberg của Facebook đã gặp gỡ thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney để thảo luận về những cơ hội và rủi ro của việc phát hành tiền ảo. Facebook cũng làm việc với Bộ Tài chính Mỹ và các công ty chuyển tiền như Western Union, để thảo luận các vấn đề pháp lý và vận hành liên quan tới tiền ảo.
GlobalCoin đánh dấu lần thử thứ hai của Facebook vào lĩnh vực tiền ảo, gần 10 năm sau đồng Facebook Credits – tiền ảo cho phép người dùng mua hàng trên hệ thống của mạng xã hội này. Facebook Credits bị “khai tử” chỉ sau 2 năm hoạt động do thất bại trong việc thanh khoản.
Tuy vậy, để ra mắt GlobalCoin, Facebook còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong bối cảnh vấp phải loạt bê bối về dữ liệu người dùng cũng như quy định từ các nhà chức trách vài năm gần đây. Câu hỏi được giới chức đặt ra là tiền ảo của Facebook sẽ hoạt động như thế nào và công ty này sẽ bảo vệ khách hàng cũng như thông tin cá nhân của họ ra sao.
Thông tin về GlobalCoin đã giúp giá nhiều đồng tiền ảo trên thị trường tăng trong ngày 24/5. Đồng Bitcoin tăng 5% giá trị, giao dịch ở mức khoảng 7.960 USD, đồng Bitcoin Cash và Ethereum cùng tăng 7%, còn Litecoin tăng 11%.