Công thức bí mật nào dẫn đến thành công trong sự nghiệp của bạn? Hầu hết các lời khuyên tập trung vào việc tìm kiếm mục đích và sự hài lòng trong công việc của bạn. Nếu bạn có thể tìm được công việc hoàn hảo để thực hiện những việc ý nghĩa, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Theo Rob Cross – giáo sư chuyên ngành Lãnh đạo toàn cầu, chia sẻ rằng những nghiên cứu của ông trên một loạt các tổ chức và ngành công nghiệp thể hiện sự hiểu biết của chúng ta về những gì dẫn đến sự thỏa mãn trong công việc thường bị đặt sai chỗ. Mọi người có xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng của sự việc khi họ nên tập trung vào người thực hiện.
1. Mối quan hệ có thật sự tác động đến hiệu suất công việc?
Trong các cuộc phỏng vấn với một nhóm 160 người khác nhau từ nhiều ngành và vị trí khác nhau, tôi và đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng sự thăng hoa trong sự nghiệp của bạn phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ của bạn, cả trong và ngoài công việc, giống như cách nó tác động đến sự nghiệp của mỗi cá nhân. Những người có công việc tẻ nhạt hoặc mang tính ràng buộc có thể cảm thấy hài lòng và thỏa mãn như những người có công việc năng động hoặc truyền cảm hứng, nếu họ chủ động đầu tư vào các mối quan hệ mang đến hoài bão và tạo nên sự quả quyết.
Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ. Từ đó cho thấy kết nối xã hội đóng vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng ý thức về mục đích và hạnh phúc tại nơi làm việc. Chúng cũng tác động đến điểm mấu chốt: Quản lý vốn xã hội hiệu quả trong các tổ chức tạo điều kiện trau dồi và chia sẻ kiến thức, tăng khả năng giữ chân và gắn kết nhân viên, tối thiểu hóa sự kiệt sức, thúc đẩy động lực và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên và tổ chức.
2. Cân bằng mạng lưới công việc và đời sống
Là một phần trong sáng kiến nghiên cứu Connected Commons của chúng tôi, khám phá mối liên hệ giữa mạng lưới cộng đồng và sự thành công trong công việc, tôi và đồng nghiệp đã nói chuyện với hàng trăm người về việc thăng tiến trong sự nghiệp và cuộc sống của họ thông qua các mối quan hệ. Câu chuyện của Gail, một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty công nghệ, đã khiến tôi ấn tượng sâu sắc. Bước ngoặt trong cuộc đời của Gail bắt đầu khi cô phải nhập viện trong sáu tuần do áp lực từ công việc. Một người bạn nhẹ nhàng nhắc nhở cô ấy: “Đây không phải cách cuộc sống vận hành, phải không?”
Gail đã mắc phải hội chứng “burn-out” – tình trạng kiệt quệ về cả thể xác lẫn tinh thần, mà bất kỳ người lao động nào cũng mắc phải. Cô nhận ra rằng phương pháp chữa trị nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong công việc và đời tư của mình cũng như cách sắp xếp thời gian một cách hợp lí. Hiện tại, mỗi thứ Hai, Gail dành một giờ với nhân viên của mình để kiểm tra lịch làm việc của mình trong bốn tuần tới. Theo chia sẻ của Gail: “Nếu những gì tồn tại không phù hợp với mục đích hay đam mê, nó sẽ được loại bỏ. Tôi biết điều gì là ưu tiên của mình và tôi không muốn 24h của mình trôi qua một cách vô nghĩa.”
Mặc dù lịch trình công việc bận rộn, Gail càng thắt chặt mối quan hệ với gia đình và cộng đồng tôn giáo để có cơ sở duy trì liên lạc ngoài công việc. Cô và chồng thường xuyên ước tính xem họ dành phần lớn thời gian cho những người và hoạt động như thế nào. Bằng cách linh hoạt quản lý thời gian của mình và chủ động duy trì các mối quan hệ chính, Gail đã cảm thấy hài lòng và cân bằng hơn trong cuộc sống và sự nghiệp. Kể từ khi ấy, cô đã được thăng chức ba lần.
3. Nghệ thuật tạo dựng mối quan hệ
Câu chuyện của Gail nghe có vẻ cực đoan, nhưng bạn không cần phải chờ đợi khoảnh khắc khủng hoảng để cảm nhận được cảm giác thỏa mãn và mục đích mà cô ấy đã khám phá. Bước đầu tiên là làm rõ sự quyết tâm của bạn – các giá trị, khả năng và chuyên môn bạn đặt ra trong công việc. Hãy nghĩ về những điều này như một hệ thống điều hướng cá nhân cho sự nghiệp của bạn. Theo Marcy, một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty bảo hiểm, đã chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi: “Việc xây cho bản thân một hàng rào phòng thủ nghĩa là bạn luôn phản ứng và sống trong sợ hãi. Cách duy nhất để thoát khỏi nó là làm rõ bạn là ai và bạn muốn làm gì, và bắt đầu xây dựng một con đường và hệ thống cho phép bạn đến đó.”
Bằng sự quyết tâm của bản thân, hãy kiểm tra lịch làm việc và lịch cá nhân của bạn trong tháng tới và cân nhắc những tương tác nào đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu của bạn và điều gì kéo bạn đi xa hơn. Bạn có hợp tác với những người nhận ra giá trị của bạn hay người có thể dạy bạn cách đổi mới tư duy về mọi thứ hay không? Bạn có thăng tiến hơn khi tương tác với những người sống tích cực, biết phân tích vấn đề, bình tĩnh và có hoài bão không? Thử thách này không dựa trên sở thích cá nhân của bạn về những đồng nghiệp hay bất kì một mối quan hệ nào mang tính xã giao. Nó nhấn mạnh việc hiểu rõ mối quan hệ và những tương tác của bạn nhằm thúc đẩy và biến hóa cho phù hợp với mục đích của bạn.
4. Tiềm năng đến từ những mối quan hệ của bạn
Một khi bạn nhận thức rõ ràng về mục tiêu đưa ra, thì đó chính là khi các mối quan hệ của bạn sẽ giúp bạn chinh phục được nó, hãy bắt đầu ý thức về cách bạn sử dụng thời gian. Bạn cần chú trọng vào các mối quan hệ mang lại cho bạn sự nhận thức rõ ràng về mục tiêu của bản thân và giữ bạn tránh xa những thứ đang xao nhãng bạn. Gail nỗ lực xác định và duy trì các mối quan hệ chính, những người mà nhận ra giá trị và thật lòng chia sẻ với cô ấy, “một khối óc tin cậy” sẽ là những ai đưa ra những quan điểm mới mẻ, và các chuyên gia có thể giúp lấp đầy lỗ hổng kiến thức.
Điều đó cần thiết để đầu tư vào các mối quan hệ có ý nghĩa bên ngoài công việc. Nghiên cứu của chúng tôi đã nhiều lần chỉ ra rằng những người thành đạt, thường tham gia vào ít nhất một hoặc hai cộng đồng khác nhau. Chọn một hoạt động bạn muốn dành thời gian và thực hiện nó với một nhóm người. Tốt hơn hết, hãy đặt mục tiêu với các thành viên khác trong nhóm để giúp bạn kiên trì hơn. Dành thời gian để tham gia vào các cộng đồng không chỉ giúp hoàn thiện bản thân; nó cũng giúp duy trì năng lượng tinh thần và thể chất của bạn. Các mối quan hệ bên ngoài công việc mở rộng góc nhìn và khai thác khía cạnh về đặc tính của chúng tôi và nó sẽ không tác động đến những thứ tốt đẹp đang diễn ra trong công việc.
5. Công thức quản lý thời gian hiệu quả
Mặc dù ít người trong chúng ta có toàn quyền kiểm soát lịch trình của mình, chúng ta có nhiều cơ hội để quản lý thời gian của mình. Hầu hết những người lao động tri thức dành 85% thời gian trong ngày của họ trong các cuộc họp hoặc trao đổi qua email hoặc điện thoại. Nếu chúng ta có thể điều chỉnh thêm một chút thời gian khỏi sự trao đổi quá tải này, bằng cách đưa ra các mục tiêu rõ ràng của cuộc họp, từ đó chúng ta có thể đầu tư vào các mối quan hệ có ích cho bản thân.
Các chiến lược phổ biến khác để quản lý thời gian hợp lý bao gồm thiết lập quy tắc khi kiểm tra email hoặc gọi điện thoại, tạm gác lịch của bạn để nghỉ ngơi hoặc tiếp sức cho các dự án và tạo ra các điểm dừng vào cuối ngày. Một cặp vợ chồng mà chúng tôi đã phỏng vấn, cả hai đều làm việc tại một công ty công nghệ lớn, đã đồng ý rằng khi trên đường về nhà, họ không cần bàn về công việc nữa. Họ cần mối quan hệ của họ chuyển từ công việc sang cá nhân vào cuối ngày. Bộ đệm như thế này cho phép bạn lấy lại quyền kiểm soát và ngừng để thói quen và hoàn cảnh quyết định thời gian của bạn được sử dụng như thế nào.
Tự giác quản lý thời gian và các tương tác của bản thân có thể khiến chúng ta chán nản. Tuy nhiên, chưa bao giờ trong thị trường công việc, chúng ta có nhiều cơ hội hơn để phác thảo những hoạt động và quyết định cộng tác của chúng ta. Theo Amara, một nhà lãnh đạo hoạt động tại một công ty dược phẩm, khi cô được thăng chức, cô đã thương lượng về mong muốn làm việc tại nhà từ một đến hai ngày một tuần. Như Amara đã nói với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn: “Người ta thường nói với tôi rằng, Làm thế nào mà bạn có được điều đó?”. Tôi đã nói với họ: “Tôi hỏi. Bạn đã bao giờ đề cập về việc đó chưa?”. Đôi khi chúng ta có xu hướng quyết định theo quan điểm cá nhân của chính mình.
Nhiều người trong chúng ta phấn đấu cho một công việc có ý nghĩa, một danh hiệu ấn tượng hoặc một mức lương khổng lồ tại các công ty danh tiếng. Khi làm như vậy, chúng ta đã vô tình xem nhẹ tầm quan trọng của các mối quan hệ, mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng sự thỏa mãn không đến từ những công việc hoàn hảo, mà chúng khởi nguồn từ các mối quan hệ. Bằng cách nhận thức rõ về mục tiêu bản thân đặt ra, duy trì các mối quan hệ dẫn dắt chúng ta và đệm vào những người truyền cảm hứng cho bản thân, chúng ta có thể tìm thấy sự hài lòng mà chúng ta đang tìm kiếm ngay tại nơi chúng ta sinh sống.