Đây là bài diễn văn của Shawn Achor đã chia sẻ ở chương trình TED Talks tên là : “The happy secret to better work” (tạm dịch: “Bí quyết để tích cực hơn khi làm việc”), anh đã nghiên cứu về những đổi mới trong nhận thức của não bộ con người.
Điều mà anh và cả phương pháp tư duy tích cực thừa nhận là nếu chúng ta nghiên cứu những thứ chỉ ở mức trung bình, thì chúng ta cũng sẽ chỉ ở mức độ tương đương mà thôi. Dù là gì đi nữa thì thay vì gạt bỏ bản thân, Shawn muốn chúng ta có cơ hội để tìm hiểu chính bản thân mình. Vì từ đó mỗi người có thể thu được nhiều thông tin — không chỉ là cách để giúp bạn ở trên mức trung bình, mà còn là cách để nâng cao mức trung bình đó lên trong một xã hội đầy bất định hiện nay.
Theo chia sẻ của Shawn Achor khi nộp đơn vào Harvard, anh đã dấn mình vào một sự thách thức. Khi học tại Harvard, anh nghĩ các sinh viên khác cũng cho đó là một đặc quyền, và họ thực sự bị hưng phấn khi ở đó. Ngay cả trong một lớp toàn những người thông minh hơn mình, bạn cũng thấy hạnh phúc chỉ bởi vì bạn đã ở đó, và đó là những gì anh ấy đã trải qua. Nhưng điều anh tìm thấy qua việc nghiên cứu và giảng dạy của mình là những sinh viên đó, dù đã từng hạnh phúc đến thế nào khi bước chân vào Harvard, thì chỉ hai tuần sau, họ sẽ không tập trung vào cảm nhận đầy thú vị khi được ở Harvard, hay những triết lý hay sức khỏe của họ. Họ phải tập trung vào thi cử, vào cạnh tranh, vào những mâu thuẫn áp lực đầy phiền phức.
LĂNG KÍNH HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
Từ câu chuyện trên có thể thấy, vấn đề then chốt không nhất thiết phải là sự thật đã xảy ra mà là do lăng kính nhận thức của chúng ta mang lại. Và nếu có thể thay đổi lăng kính đó thì không những ta có thể tác động đến hạnh phúc của mình, mà còn có thể tác động đến doanh thu cũng như việc học tập của mình. Thế giới bên ngoài chính là thước đo cho mức độ hạnh phúc có được, trong khi trên thực tế, nếu tôi biết mọi thứ về thế giới của bạn, tôi cũng chỉ có thể dự đoán được 10% mức độ hạnh phúc của bạn. 90% còn lại không đến từ thế giới bên ngoài đó, mà là từ cách bộ não bạn nhìn nhận về thế giới. Và nếu chúng ta thay đổi nó, thay đổi công thức về hạnh phúc và thành công, thì điều chúng ta có thể làm là thay đổi cách chúng ta tác động và chi phối hiện thực. Chỉ có 25% những người thành công trong công việc được định nghĩa bởi chỉ số I-Q. 75% còn lại đến từ mức độ lạc quan hay sự cống hiến xã hội của bạn hay khả năng nhìn nhận áp lực như một động lực thúc đẩy thay vì một mối đe dọa.
Và vấn đề là suy nghĩ đó hoàn toàn sai lệch và trì trệ chúng ta với 2 lý do. Trước hết, mỗi khi bộ não bạn nhận thức được sự thành công, nó sẽ lập tức thay đổi cách nhìn nhận về sự thành công. Chẳng hạn, bạn đạt được điểm cao, và bây giờ bạn phải đạt được điểm cao hơn, bạn đỗ vào trường học có tiếng và sau đó bạn phải chinh phục một cái danh tiếng hơn nữa, bạn có được công việc tốt và bây giờ bạn phải tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, bạn đạt được doanh số đề ra, và chúng tôi chuẩn bị giao cho bạn một con số lớn hơn. Và nếu hạnh phúc là mặt trái của thành công, thì bộ não của bạn sẽ không bao giờ nhận thức được nó. Điều chúng ta làm đã đẩy sự hạnh phúc ra xa khỏi phạm vi hiểu biết của xã hội. Vì chúng ta cần nghĩ rằng chúng ta phải thành công, thì chúng ta mới có được hạnh phúc.
CÁCH VẬN HÀNH NGƯỢC CỦA NÃO
Nhưng khó khăn là não bộ chúng ta vận động theo trật tự ngược lại. Nếu bạn có thể nâng cao mức độ tích cực của một ai đó, thì bộ não của họ sẽ cảm nhận được điều mà chúng ta gọi là “lợi thế cảm giác”, đó là khi bộ não ở trạng thái tích cực sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều khi nó ở trạng thái tiêu cực hay bị áp lực. Bạn thông minh,sáng tạo, nhiều năng lượng hơn. Và thực tế cho thấy hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Não bộ tích cực sẽ hoạt động hiệu quả hơn 31% so với não bộ tiêu cực hay khi chịu áp lực. Doanh số sẽ cao hơn 37% với nhân viên bán hàng. Bác sĩ sẽ thao tác nhanh chóng và chính xác hơn 19% cùng với việc chuẩn đoán bệnh đúng hơn khi não bộ ở trạng thái tích cực so với khi ở trạng thái tiêu cực.
Chúng tôi phát hiện rằng có nhiều cách để rèn luyện bộ não trở nên tích cực hơn. Chỉ mất 2 phút mỗi ngày và thực hiện liên tục trong vòng 21 ngày, chúng ta có thể làm mới não bộ, cho phép chúng làm việc một cách năng động và hiệu quả tối ưu. Hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu việc này với các công ty, yêu cầu họ viết ba điều mới mẻ mà họ muốn làm mỗi ngày và thực hiện điều đó trong 21 ngày liên tục. Sau 21 ngày đó, mỗi lần bộ não họ nhìn nhận thế giới thì đều xuất phát từ những điều tích cực trước.
Thông qua những hoạt động này bằng cách luyện tập bộ não giống như cách chúng ta rèn luyện sức khỏe, chúng ta có thể đảo ngược công thức của thành công và hạnh phúc, song, không những tạo thêm những tích cực, mà còn có thể kiến tạo nên một cuộc cách mạng.