Thành công của Singapore phụ thuộc vào một tam giác vững chắc bao gồm ba đỉnh lần lượt là chính phủ, vốn tư nhân cùng các doanh nghiệp – và được bắt nguồn từ việc tạo ra tư duy và tài năng đúng đắn.
Thời điểm Darius Cheung đồng sáng lập tenCube – một công ty khởi nghiệp Singapore về an ninh di động vào năm 2005, quốc đảo vẫn chưa trở thành một trung tâm start-up như hiện nay, với lượng vốn đầu tư mạo hiểm dồi dào hay các công ty khởi nghiệp tỉ đô với mục tiêu mở rộng khắp khu vực Đông Nam Á.
Thế nhưng vào lúc đó, chính phủ vốn đã đưa ra những đề án cùng các khoản trợ cấp nhằm đặt nền móng để Singapore phát triển thành trung tâm đổi mới và start-up của khu vực như ngày nay, từ việc khuyến khích dòng vốn tư nhân cho đến cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để các công ty khởi nghiệp có thể bùng nổ.
Nhờ vào kế hoạch đồng tài trợ phù hợp từ phía chính phủ song song với nguồn đầu tư tư nhân lên đến 300.000 đô la Singapore (215.000 đô la Mỹ), Cheung cùng hai người đồng sáng lập đã huy động được tổng cộng 600.000 đô la Singapore, giúp tenCube bắt đầu phát triển.
“Vai trò của chính phủ Singapore là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy thuận lợi vấn đề này … Họ giúp bảo đảm sự màu mỡ của đất đai (cho sự phát triển của các công ty khởi nghiệp)”, Cheung phát biểu trong buổi phỏng vấn.
Năm năm sau khi tenCube được thành lập, McAfee đã mua lại công ty ấy trong một thương vụ 25 triệu đô la Singapore, biến tenCube trở thành một trong những công ty khởi nghiệp về công nghệ đầu tiên của Singapore đảm bảo được đầu ra cho doanh nghiệp. Về phía Cheung, ông tiếp tục sáng lập 99.co, một công cụ tìm kiếm tài sản dựa trên bản đồ nhắm vào Đông Nam Á.
Trong thập kỉ vừa qua, Singapore đã định hình chính mình thành một trung tâm start-up trong khu vực Đông Nam Á, với những kì lân công nghệ như Grab có trụ sở chính được đặt tại đây. Nền khởi nghiệp nội địa cũng vô cùng hãnh diện với những gương mặt mới đầy triển vọng như công ty quảng cáo rao vặt trên di động Carousell hay nền tảng giảm giá tiền mặt Shopback, cả hai đều do người địa phương sáng lập.
Ngoài việc gầy dựng nền khởi nghiệp địa phương, Singapore còn chuyển mình thành một thỏi nam châm thu hút các công ty công nghệ nước ngoài, làm nước chủ nhà của các trụ sở chính trong khu vực và là trung tâm kĩ thuật cho nhiều gã khổng lồ về công nghệ đa quốc gia trên thế giới.
Công ty điện tử Dyson từ Anh quốc – được biết đến nhiều nhất bởi sản phẩm máy hút bụi và quạt không cánh – vào đầu năm 2019 đã cho biết sẽ chuyển trụ sở chính đến Singapore, và đây cũng sẽ là nơi họ sản xuất những chiếc xe điện đầu tiên. Công ty thanh toán Stripe đến từ Mỹ cũng đã tuyên bố vào tháng 9 năm 2018 rằng sẽ thành lập một trung tâm kỹ thuật ở Singapore, và Yitu Tenchnology với trụ sở tại Thượng Hải chính là một trong số những công ty AI thuộc Trung Quốc có trung tâm nghiên cứu và phát triển tại đây.
Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google, Linkedin và Microsoft đều đã chọn Singapore làm nơi đặt trụ sở khu vực của mình. Trong đó, Facebook và Google là hai trụ sở luôn nằm trong lịch trình các chuyến Exchange Trip ở Singapore. Lead The Change đã có hai năm tổ chức tham quan Google, một năm đến với Facebook và trong chuyến đi đầy mong đợi vào tháng 11 sắp tới, những địa điểm này cũng đã sẵn sàng để chào đón bạn.
Singapore, một quốc gia nhỏ không tài nguyên với dân số chỉ vỏn vẹn 5,6 triệu người, đã làm thế nào để tự mình trở thành điểm nóng về công nghệ và sự đổi mới? Một công thức vốn bí mật, nhưng hóa ra lại không quá bí mật.
Tách rời từng yếu tố, công thức này dần tạo thành điều mà ngài S.Iswaran, Bộ trưởng truyền thông và thông tin của Singapore, đã từng gọi là “điều kiện cho phép”, như các chính sách có thể kể đến là thân thiện với doanh nghiệp; tiếp cận phối hợp giữa các trường đại học, học viện với các công ty tư nhân nhằm cung cấp lực lượng lao động đã qua đào tạo; và có chất lượng cuộc sống cao để lôi cuốn các doanh nhân di động toàn cầu hay những tài năng hàng đầu có nhà là mọi nơi trên thế giới.
“Với nền kinh tế tương lai, trọng tâm đã được xác định là làm cách nào để định vị nền kinh tế và doanh nghiệp của chúng ta cho làn sóng cơ hội và tăng trưởng sắp tới, đồng thời chuẩn bị cho những sự gián đoạn sắp diễn ra”, S.Iswaran, người vẫn còn là Bộ trưởng Singapore về thương mại và công nghiệp cho đến năm 2018, phát biểu trong buổi phỏng vấn với tờ Post.
“Có một kế hoạch cụ thể tầm nhìn ra sao, mục đích là gì không phải là điều tồi tệ, nhưng chúng ta không cần một kế hoạch cứng nhắc, như vậy sẽ trì trệ, nên quan trọng là cách triển khai kế hoạch đó.”
Đất nước này được hỗ trợ một phần bởi danh tiếng vốn có là một ốc đảo ổn định trong khu vực, cùng sự bảo vệ pháp lý vô cùng mạnh mẽ đối với sở hữu trí tuệ, tính liên tục của các chính sách chính phủ và lực lượng lao động địa phương có trình độ học vấn cao. Đây là quốc gia đã đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng năm 2019 về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu được chuẩn bị bởi Startup Genome, xếp sau Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng trước Hồng Kông cùng các quốc gia Đông Nam Á khác. Đứng đầu bảng xếp hạng chính là thung lũng Silicon.
Singapore với vị thế của một trung tâm tài chính cũng dễ dàng thu hút được nguồn vốn mạo hiểm đang muốn đầu tư vào Nam và Đông Nam Á, trong khi những sự đầu tư qua nhiều năm cho các lĩnh vực công nghệ như kỹ thuật y sinh, công nghệ chính xác cũng góp phần trở thành cơ sở cho sản xuất cao cấp, chẳng hạn như khả năng phát triển xe điện của Dyson.
Điểm mấu chốt của chiến lược quốc gia chính là khả năng của chính phủ trong việc lên kế hoạch và điều chỉnh các chính sách, nhằm xác định được tốt nhất vị trí của mình cho làn sóng công nghệ tiếp theo. Mặc dù đã tập trung từ trước vào đầu những năm 2000 cho bước chuyển sang nền kinh tế dựa vào trí thức tiến triển nhờ sự đổi mới và nghiên cứu phát triển, Singapore vẫn một lần nữa thay đổi chiến lược sang chú trọng vào công nghệ sâu, hay còn gọi là những công nghệ mà khi được phát triển sẽ dẫn đến những đột phá trong khoa học và kĩ thuật, tác động sâu sắc đến các ngành công nghiệp và cuộc sống.
Chính phủ Singapore, đứng đầu là Thủ tướng Lý Hiển Long, trong những năm gần đây đã xác định được bốn lĩnh vực công nghệ mà nước này cần gầy dựng – bao gồm khoa học dữ liệu với trí tuệ nhân tạo (AI), an ninh mạng, Internet Vạn vật (IoT) và cơ sở hạ tầng cho truyền thông trong tương lai như mạng di động 5G.
Là một phần trong sự biến chuyển của quốc gia này sang công nghệ sâu, 19 tỉ đô la Singapore đã được chính phủ đầu tư để xây dựng đất nước thành trung tâm R&D toàn cầu, cùng với đó là việc trong năm 2016 đã thành lập SGInnovate, một công ty thuộc sở hữu của chính phủ nhằm nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp về công nghệ sâu trong nước.
Trong tháng 3, đã có thêm 500 triệu đô la Singapore được dành ra để mở rộng đầu tư vào các ngành công nghệ bao gồm trí tuệ nhân tạo, chương trình siêu máy tính và robot của quốc gia, cũng như liệu pháp tế bào và công nghệ thực phẩm.
Mặc dù có được nguồn vốn dồi dào như thế, Singapore vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân tài, đặc biệt là với dân số thấp so với các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Một giải pháp đã được đặt ra đó chính là thu hút nhân tài quốc tế nhưng Singapore cũng đồng thời có các đề án nhằm chuẩn bị cho người dân của mình những kĩ năng cần thiết để thực hiện các mục tiêu công nghệ riêng.
Một ví dụ có thể kể đến là chương trình AI quốc gia của nước này, với tên gọi là AI Singapore. Được thành lập trong phạm vi trường Đại học Quốc gia Singapore, mục tiêu nhắm đến chính là mang các công ty tư nhân, các tổ chức dựa trên nghiên cứu lại với nhau, hình thành và phát triển hệ sinh thái AI.
AI Singapore tiếp cận trước tiên bằng chương trình có tên “100 Experiments” để giải quyết các vấn đề với AI trong nghiệm ngành công nghiệp khác nhau. Thế nhưng Laurence Liew, Giám đốc của AI Singapore, đã nhận thấy và chỉ ra một vấn đề lớn: chưa hề có đủ nhân tài địa phương ở Singapore cho những điều như AI.
“Để tiến hành “100 Experiments”, tôi không chỉ cần các nhà nghiên cứu mà còn phải có cả các kĩ sư”, Laurence Liew cho biết, “Chúng tôi cũng cố gắng tuyển dụng và đã không thể thuê được. Chỉ một đội ngũ nhỏ nhưng lại có quá nhiều đơn ứng tuyển ngoại quốc được gửi tới, điều đó không hề chắc chắn vì chúng tôi cần nhiều nhân tài trong nước hơn”.
Từ đây, chương trình thực tập AI được ra đời. Chỉ cần theo học về AI trong 2 tháng, những người học việc đã đạt điều kiện sẽ có 7 tháng để làm trong một dự án cho phép họ ứng dụng các kĩ năng ấy vào thực tiễn.
Các trường đại học cũng có vai trò trong việc giáo dục các doanh nhân tương lai – có thể kể đến như chương trình NUS Overseas Colleges (NOC) đã làm chìm đắm các sinh viên trong những trung tâm start-up khắp thế giới với hi vọng có thể nuôi dưỡng tư duy đổi mới và khởi nghiệp. Mục tiêu ấy của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cũng chính là giá trị mà Lead The Change muốn mang lại cho các bạn trẻ. Với nỗ lực mang đến những cơ hội để người trẻ học hỏi thêm từ sự phát triển ở Singapore cũng như tạo tiền đề tốt để người tham gia đến làm việc tại nước này, chuyến Exchange Trip đến Đảo quốc Sư tử vào tháng 7 vừa qua đã diễn ra cùng sự hợp tác đặc biệt với ba đơn vị thuộc NUS bao gồm NUS Enterprise, NUS Chua Thian Poh Community Leadership Center và NUS Asia Centre for Social Entrepreneurship & Philanthropy.
Kể từ khi chương trình được bắt đầu vào năm 2001, nhiều cựu học sinh đã bắt đầu được biết đến với các công ty khởi nghiệp tại Singapore như Carousell, Shopback, PatSnap và Zopim. Một cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy có đến một phần ba cựu sinh viên của NOC nỗ lực để hình thành công ty của riêng mình.
Ngoài ra, có một nguồn vốn tư nhân lớn luôn sẵn sàng để ủng hộ khởi nghiệp. Các quỹ đầu tư mạo hiểm từ trước đã được thu hút bởi Singapore, nhờ vào sự phù hợp với chính phủ cùng đề án đồng tài trợ, và hiện tại nguồn vốn đó cũng đang thuận lợi để đầu tư vào thị trường Đông Nam Á với trị giá hàng tỉ đô la.
“Chính phủ Singapore nhắm đến kết quả cụ thể khi chỉ đạo các kế hoạch của mình, và một khi đã đạt được với sự trợ giúp của khu vực kinh tế tư nhân, họ chú ý tới khu vực mới tiếp theo để đầu tư vào đó”, chia sẻ bởi Vishal Harnal, Quản lí Đối tác tại quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups Singapore
“Một tam giác vững chắc với ba đỉnh là chính phủ, vốn cùng các doanh nghiệp tư nhân chính là điều nhận được khi đến đầu tư tại Singapore, và đối với chính phủ nước này, những sự tác động qua lại (với những người có vai trò nổi bật lẫn các nhà đầu tư trong công nghiệp), chưa bao giờ là những lời nói đãi bôi”, ông khẳng định, “Khả năng cùng trách nhiệm phải lắng nghe và hành động của chính phủ là rất mạnh mẽ, sự đổi mới chính là ưu tiên cho đất nước”.
Chính phủ Singapore cũng nghiêm túc trong các sáng kiến sở hữu trí tuệ, đã giới thiệu một vài trong số đó để đảm bảo nhịp đổi mới trong và ngoài nước được bảo vệ, biến nơi này trở nên thu hút với các công ty để thực hiện R&D, theo Tan Yinglan, đối tác sáng lập của công ty đầu tư mạo hiểm Insignia Ventures ở Singapore.
“Singapore đã có được lập trường chủ động để ủng hộ sự đổi mới và chứng minh cho khu vực thấy những lợi ích của sự hỗ trợ từ chính phủ khi đề cập tới điều đó”, Tan đồng thời chia sẻ, “Với một Singapore dẫn đầu phần còn lại của Đông Nam Á, việc thành lập Insignia tại đây và khám phá cách phát triển sự đổi mới ở những khu vực khác là một lựa chọn quá đỗi rõ ràng”.
Sau cùng, Singapore hi vọng vào một vòng xoắn đi lên nơi sự thành công của nền văn hóa đổi mới có thể dẫn đến sự tăng nhanh về số lượng các công ty công nghệ, như “dòng chảy” nhân tài giữa các công ty công nghệ lớn lẫn nhỏ, theo Kiren Kumar, trợ lý giám đốc điều hành tại Ủy ban phát triển kinh tế Singapore (EDB).
“Bạn cần những công ty lớn như Google (ở Singapore),… để thu hút và tạo nên nhân tài, rồi sau đó họ sẽ giúp bạn đào tạo cho các nhân tài khác, cứ thế mà tuần hoàn”, điều này được chia sẻ bởi Kumar, người chỉ một tuần sau buổi phỏng vấn đã được bổ nhiệm làm trưởng ban văn phòng công nghiệp kĩ thuật số Singapore, một văn phòng điều phối vừa thành lập để hoạt động như “điểm dừng chân đầu tiên” của các công ty đang tìm kiếm sự giúp đỡ trong lĩnh vực này.
Để chắc chắn một điều, Singapore không phải là quốc gia duy nhất thiết lập các chính sách để khuyến khích đổi mới và công nghệ. Nhiều chính phủ khác cũng đã có các chính sách mở rộng tài trợ hay tiếp cận nguồn vốn cho các startup và đề án tài năng toàn cầu. Nhưng mặc dù có thể thiếu quy mô thị trường lớn như Indonesia hay đại lục Trung Quốc, Singapore vẫn có thành tích tốt trong việc thực hiện.
“Singapore sẽ không bao giờ có cùng một loại nhân khẩu học hay địa lí học (như các nước rộng lớn hơn), nhưng những cơ hội vẫn sẽ vô cùng lớn nếu bạn đang hoạt động tại Đông Nam Á, nơi có thể xem là một thị trường khá không đồng nhất”, Kumar, người khẳng định thêm thành công ấy chủ yếu là nhờ vào tư duy và văn hóa đúng đắn, đã chia sẻ.
“Bạn không thể thực hiện điều này một mình – bạn không thể trở thành một ngôi sao đổi mới riêng lẻ, không hề có chuyện đó”, Kumar phát biểu, “Không người nào học sự đổi mới khi đến trường”.
Cheung, người đã khởi đầu thành công và bán được công ty khởi nghiệp tenCube của mình cách đây gần một thập kỉ, cũng đồng tình với điều đó.
“Hãy nhìn Trung Quốc – rất nhiều trong số các công ty thành công hiện nay được hình thành bởi cựu học sinh Baidu, Alibaba và Tencent”, ông chia sẻ.
“Vậy nên những người hiện đang làm việc tại các start-up địa phương như Shopback sẽ bắt đầu gầy dựng nên những công ty của riêng họ trong vài năm sau”, ông nói, “Số lượng này sẽ chỉ nhân lên, và họ chính là những người sẽ làm nên chuyện”.