12 kỹ năng chuyển đổi Gen Z nên trau dồi để phát triển bản thân thật tốt

Kỹ năng chuyển đổi (Transferable skills) là các kỹ năng mà bạn học được từ một việc này mà vẫn có thể sử dụng trong việc khác. Biểu hiện thường thấy của transferable skills là các nhóm kỹ năng áp dụng trong các lĩnh vực như: lãnh đạo, nghệ thuật, xử lý dữ liệu,… và các kỹ năng mềm có tính áp dụng phổ biến trong học tập, công việc và đời sống. Có rất nhiều kỹ năng chuyển đổi và bản thân bất kỳ ai trong chúng ta cũng ít nhiều sở hữu những khả năng này. 

Bạn tất nhiên không thể sở hữu tất cả nhưng bạn nên biết để bổ sung vào mục tiêu phát triển của bản thân năm 2023 và thiết lập những kỹ năng đang được các nhà tuyển dụng quan tâm.

1. Giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề không chỉ giúp bạn xác định rằng có vấn đề mà còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra  và tìm giải pháp. Người sử dụng lao động đánh giá cao khi một nhân viên xác định được những “nút thắt cổ chai”, sự thiếu hiệu quả trong một quy trình hoặc thủ tục. Tuy nhiên, họ càng đánh giá cao hơn khi nhân viên đưa ra được giải pháp cho những vấn đề đó.

2. Lập luận và phân tích

Theo một cách nào đó thì đây là một phần của kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn xử lý vấn đề lớn bằng cách chia nhỏ nó ra và tìm giải pháp cho chúng. Nói cách khác, nhà tuyển dụng muốn nhân viên có thể tìm ra giải pháp hợp lý cho các vấn đề của công ty.

3. Tư duy phản biện

Tương tự như trên thì tư duy phản biện cũng giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả bằng việc suy nghĩ linh hoạt và khách quan. Bên cạnh đó bạn cũng có góc nhìn đa dạng giúp tăng cường sự hợp tác và tránh xung đột. Tư duy phản biện còn giúp nhân viên sáng tạo hơn, tạo ra các ý tưởng và giải pháp mới.

4. Lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo không chỉ là khả năng giám sát và quản lý nhóm của bạn. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm khả năng dẫn đầu một dự án, dẫn dắt đội nhóm và hoàn thành các mục tiêu chung mà bạn và nhóm của bạn đặt ra. Riêng việc lãnh đạo cũng đã bao gồm nhiều kỹ năng chuyển đổi khác như giao tiếp, giải quyết vấn đề và xây dựng mối quan hệ.

5. Khả năng thích ứng

Bất kỳ khi nào bạn chuyển vị trí hoặc chuyển công ty, bạn đều cần điều chỉnh thời khoá biểu, quy trình làm việc và thậm chí là học cách tiếp cận công việc mới. Trong trường hợp này, bạn cần kỹ năng thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. 

Những thay đổi sẽ luôn xảy ra, cho dù bạn là nhân viên hay nhà quản lý, thậm chí là lãnh đạo thì việc chứng minh mình có khả năng thích ứng tốt sẽ cho người khác thấy tiềm năng của bạn.

6. Làm việc nhóm

Làm việc nhóm là kỹ năng hợp tác với các thành viên khác để cùng nhau giải quyết các vấn đề và hoàn thành mục tiêu chung. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công. Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm còn giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tích cực  và tập trung, giúp nâng cao sự sáng tạo cũng tương tác giữa các nhân viên.

7. Giao tiếp

Một kỹ năng chuyển đổi có thể hữu ích trong bất kỳ môi trường nào, bạn gần như sẽ phải luôn giao tiếp trong hầu hết mọi công việc. Kỹ năng giao tiếp của bạn là khả năng chia sẻ ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng và súc tích, không gây ra sự hiểu lầm. Bạn cần có khả năng giao tiếp hiệu quả để những người nói chuyện với bạn sẽ hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải.

8. Viết

Tất nhiên, bạn không cần có khả năng viết của một nhà văn hay một copywriter chuyên nghiệp. Nhưng trong thời đại làm việc từ xa này, bạn cần phải trao đổi thông tin rất nhiều và giao tiếp bằng văn bản là một trong những kỹ năng hết sức cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp hiện đại ngày nay, kỹ năng viết trở thành một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng ứng viên. Nhân viên có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản tốt sẽ có thể truyền tải thông tin rõ ràng, trực quan.

9. Lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe, cụ thể là kỹ năng lắng nghe tích cực và thấu cảm, là kỹ năng chuyển đổi mà bạn không thể bỏ qua, đặc biệt nếu bạn đang ở cấp quản lý. Để giải quyết vấn đề cho khách hàng hoặc giải quyết xung đột trong nhóm, bạn phải có khả năng lắng nghe và hiểu những gì đối phương đang nói. Nếu không có kỹ năng này, bạn sẽ khó khăn trong việc thấu hiểu những gì đối phương đang cố gắng truyền đạt.

10. Sáng tạo

Sự sáng tạo không phải lúc nào cũng liên quan đến kỹ năng hội họa, thiết kế hay âm nhạc (trừ khi nó liên quan đến công việc của bạn). Sáng tạo là về cách bạn tiếp cận nhiệm vụ và giải quyết vấn đề. Bạn có phải là một người có những suy nghĩ vượt khuôn khổ? Bạn có khả năng sử dụng các công nghệ mới không? Những người sáng tạo luôn tìm ra giải pháp mới cho các vấn đề mà họ gặp phải. Họ sử dụng những kỹ năng này để giúp những người xung quanh của họ nhìn mọi thứ khác đi và giải quyết vấn đề theo những cách mới.

11. Chú ý đến từng chi tiết

Bạn chú ý đến mọi thứ, bạn xem qua các dự án với chiếc lược “soi kỹ” để đảm bảo rằng mọi thứ đều chính xác và không có vấn đề gì—dù nhỏ đến đâu—bị bỏ qua. Người có kỹ năng này giúp công ty có thể tin tưởng vào việc bạn làm, đồng thời giao cho bạn nhiệm vụ kiểm tra và sửa lỗi cho các đầu việc quan trọng. Kỹ năng này cũng đồng nghĩa với sự tin tưởng rằng bạn luôn có lý do rõ ràng đằng sau mọi quyết định.

12. Quản lý dự án

Kỹ năng quản lý dự án giúp bạn quản lý các nhiệm vụ từ đầu đến cuối. Bạn đảm bảo mọi thứ luôn đúng lịch trình và đưa ra các điều chỉnh khi mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. Các công ty cần những người không chỉ có thể lên kế hoạch hay xem xét kế hoạch mà còn có thể hình dung những gì sẽ xảy ra trong một dự án từ đầu đến cuối. Kỹ năng chuyển đổi này giúp đảm bảo các thời hạn (deadline) và các dự án sẽ hoàn thành một cách trọn vẹn.

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ