Mình đứng ở đâu trong 7 tỷ người trên Trái Đất?
Đừng nghĩ rằng đây là câu hỏi quá ảo tưởng và viển vông khi bạn hoàn toàn có thể định vị được bản thân mình giữa ̃ tỷ người trên Trái Đất. Buổi Webinar Series diễn ra trong 2 tiếng cùng Chị Hà Nguyễn – Giám đốc Phòng Đào tạo và Phát triển Sinh Viên Đại học Văn Lang ngày hôm qua chính là nút kích hoạt cho các bạn bắt đầu hành trình định vị chính mình. Hãy cùng Lead The Change lưu lại bộ key takeaways cực xịn rút ra từ chương trình nhé!
Định vị bản thân
3 niềm tin cốt lõi của con người trong cuộc sống
Mở đầu buổi chia sẻ của mình, chị Hà Nguyễn xoáy sâu vào 3 niềm tin cốt lõi của con người trong cuộc sống: được yêu thương, có giá trị và có năng lực. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình định hình tư tưởng, tư duy của con người đối với cuộc đời chính mình.
Theo đó, con người có quyền mưu cầu hạnh phúc và khao khát được người khác yêu thương và công nhận. Sự công nhận này đến từ những điều mà họ gây dựng cho chính mình và cống hiến cho xã hội. Để làm được điều đó, con người cần có năng lực nhất định về lĩnh vực và chuyên môn của họ. Một người hội tụ cả 3 yếu tố trên sẽ khẳng định được vị trí của mình.
Công việc và sự nghiệp: Đâu là sự khác biệt?
Đối với phần đa các bạn trẻ, việc phân biệt giữa công việc và sự nghiệp vẫn chưa được hình thành rõ nét trong nhận thức. Trong môi trường làm việc, có 2 phân loại dành cho người theo công việc và người theo nghề nghiệp. Không có lựa chọn nào tốt hơn lựa chọn nào. Nhiều người không cảm thấy cần thiết phải leo hết tất cả bậc thang danh vọng, trong khi những người khác mơ về một căn phòng làm việc riêng với một chức danh hàng C (CEO, CMO, CFO) trở lên.
Những người khác có khi lại có nhu cầu pha trộn giữa hai loại này. Nhiều người theo đuổi nghề nghiệp trong một thời gian dài và sau đó nhận ra một công việc phù hợp với lối sống của mình, có người thì chỉ bắt đầu với công việc tạm bợ tuy nhiên sau đó lại là cái nghiệp theo họ suốt đời.
Về cơ bản, công việc là hoạt động mang tính chất ngắn hạn, còn nghề nghiệp thì dài hạn hơn. Những người theo nghề nghiệp thường phải cạnh tranh rất cao và phải nỗ lực để được thăng chức hoặc tìm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Họ thường tự hỏi bản thân: Trong 5 năm tới tôi sẽ đạt được gì? Ngược lại, những người chỉ chọn một công việc đơn thuần không quan tâm đến việc họ có chức danh gì.
Người chọn nghề nghiệp có thể nắm nhiều công việc khác nhau khi thăng chức, nhiều kinh nghiệm hơn, đòi hỏi lương cao hơn và tiếp tục nỗ lực. Người chọn công việc cũng có thể có nhiều công việc, tuy nhiên những công việc này đôi khi không liên quan với nhau.
Chính vì ranh giới rất mờ nhạt giữa hai khái niệm hoàn toàn khác biệt đó mà chị Hà Nguyễn đã dành rất nhiều thời gian cho việc định hình nhận thức của các bạn về nghề nghiệp và sự nghiệp từ đó rút ra được hướng đi mà các bạn mong muốn trong tương lai.
Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân
Lời khuyên mà chị Hà Nguyễn dành cho tất cả các bạn trẻ trong hành trình xác định mục tiêu nghề nghiệp đến từ 2 câu hỏi chính
- Trong tương lai bạn muốn làm công việc gì? (Liệt kê tất cra công việc bạn muốn làm)
- Môi trường bạn muốn làm việc như thế nào? (Liệt kê về con người, môi trường, tính chất công việc).
Tuy nhiên, cách tiếp cận của mỗi bạn trong mỗi độ tuổi về hai câu hỏi này sẽ rất khác nhau. Theo tư vấn của chị:
- Các bạn đã đi làm: Hãy rà soát lại những định hướng của bản thân trong những ngày học cấp ba và đối chiếu nó với công việc hiện tại của mình.
- Các bạn còn đi học: Hãy tự tìm câu trả lòi cho những câu hỏi trên càng sớm càng tốt.
Lưu ý từ chị Hà Nguyễn: Trong quá trình định hướng kế hoạch cho mình trong 1-3 năm, bạn có thể tự do điều chỉnh để “Quản trị cuộc đời” của mình tốt hơn. Đồng thời, các bạn có thể tự do lựa chọn làm chuyên viên hay Leader trong một lĩnh vực đều ổn vì tại mỗi vị trí sẽ có cách cho các bạn phát huy khả năng của mình khác nhau. Đừn gượng ép bản thân.
Ai cũng có khả năng thành công như nhau
Xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau, nhưng tùy thuộc vào mức độ tư duy, mức năng lượng, mức tin tưởng của người đó mà họ có thành công hay không. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ năng lực để luôn điều khiển con thuyền cuộc đời mình theo một quỹ đạo an toàn. Một gợi ý của chị Hà Nguyễn chính là Mentoring 1on1. Nói đơn giản, là bạn tìm cho mình một người đồng hành đáng tin tưởng và nhờ họ cho bạn những lời khuyên, lời tư vấn cho mình trong khó khăn.
Các yếu tố trong giao tiếp
Trong chia sẻ của mình, chị Hà Nguyễn có nhắc đến 3 yếu tố chúng ta cần gia tiếp:
- Giao tiếp với chính mình
- Giao tiếp với người khác
- Giao tiếp với xã hội, cuộc sống, thiên nhiên và vũ trụ.
Để nâng cao khả năng giao tiếp với bản thân, chị Hà Nguyễn đề cử cuốn sách Sức mạnh của tiềm thức của Tiến sĩ Joseph Murphy. Đây là cuốn sách cho bạn một trải nghiệm hoàn chỉnh để dần dần học được cách trò chuyện, thấu hiểu chính mình.
Theo chị Hà Nguyễn, cách chúng ta giao tiếp với người khác cũng chính là những gì chúng ta nhận lại được. “Nếu bạn muốn điều gì đó thì hãy cho đi điều gì đó”, Từ đó, bạn có thể kết nối với người khác tốt hơn. HÃY LẮNG NGHE TÍCH CỰC
TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH
Trong phần chia sẻ chính của mình, chị Hà Nguyễn đã giới thiệu một cách tổng quan nhất về Mật mã Holland với mong muốn các bạn có thể hiểu được các tính chất trọn yếu trong bài trắc nghiệm này.
Mật mã Holland (The Holland Code) là bộ trắc nghiệm tính cách do nhà tâm lý học John L. Holland nghiên cứu và xây dựng. Những lý thuyết có trong bộ trắc nghiệm được sử dụng ở nhiều nước như Áo, New Zealand, Thụy Sĩ, Hà Lan, Canada…
Mật mã Holland được đánh giá cao trong việc khám phá ra ngành nghề phù hợp với tính cách của từng người. Thông qua những lý thuyết về định hướng nghề nghiệp của Holland, bạn không những biết được tính cách của bản thân mà còn tìm ra được công việc cũng như môi trường để phát triển. Chọn được nghề phù hợp, bạn sẽ thể hiện được thế mạnh của bản thân, nâng cao hiệu suất cũng như hiệu quả công việc.
Trắc nghiệm của John Holland dựa trên 6 loại tính cách để đánh giá: Realistic (Thực tế), Investigative (Nghiên cứu), Artistic (Nghệ sĩ), Social (Xã hội), Enterprising (Lãnh đạo) và Conventional (Công chức). Cách thực hiện bài trắc nghiệm rất đơn giản, bạn chỉ cần chấm điểm từng câu hỏi sao cho phù hợp với bản thân nhất.
1. Thực tế (Realistic) Đây là những người thích những hoạt động ngăn nắp hoặc thích làm việc với mục tiêu, công cụ và máy móc. Người thực tế:
• Nhận thức tài năng bản thân một cách máy móc, nhưng dường như không đối xử tốt với mọi người.
• Coi trọng những điều cụ thể và hữu hình như – tiền bạc, quyền lực và địa vị
• Tránh né những hoạt động xã hội cần sự tương tác với người khác
Những đặc điểm chung: Bướng bỉnh, không linh hoạt, kiên trì, thiên về vật chất, thực tế và xác thực.
2. Điều tra (Investigative) Người có tính điều tra thích những hoạt động liên quan đến việc điều tra sáng tạo về thế giới hoặc tự nhiên. Người điều tra:
• Nghĩ mình rất thông minh, nhưng thường hay thiếu kỹ năng lãnh đạo.
• Coi trọng những sự nỗ lực khoa học.
• Tránh những hoạt động có vẻ trần tục, thương mại hoặc mạnh dạn.
Những đặc điểm chung: Phân tích, tò mò, bi quan, trí tuệ, chính xác và kín đáo.
3. Nghệ sĩ (Artistic) Người nghệ sĩ thích những hoạt động không có cấu trúc và thích sử dụng nguyên vật liệu để tạo nên nghệ thuật. Người nghệ sĩ:
• Tự xem mình là những nghệ sĩ có tài năng
• Coi trọng thẩm mỹ
• Tránh những công việc hoặc việc làm mang tính tục lệ.
Những đặc điểm chung: Duy tâm, phức tạp, nội tâm, nhạy cảm, không thực tế và không theo khuôn phép.
4. Xã hội (Social) Người mang tính xã hội thích báo tin, chỉ bảo, phát triển, chữa lành và khai sáng người khác. Người có tính xã hội:
• Tự nhận thấy mình có ích, thông hiểu và có thể truyền kiến thức cho người khác.
• Coi trọng những hoạt động xã hội.
• Tránh những hoạt động yêu cầu công việc hoặc việc làm mang tính “thực tế”.
Những đặc điểm chung:
• Rộng rãi, kiên nhẫn, mạnh mẽ, lịch thiệp, có sức thuyết phục và sẵn sàng hợp tác.
5. Dám nghĩ dám làm (Enterprising) Những người này thích đạt được những mục tiêu thuộc về tổ chức hoặc giành được lợi ích kinh tế. Người dám nghĩ dám làm:
• Tự nhận thấy mình là những người lãnh đạo và hùng biện tuyệt vời, năng nổ, được nhiều người yêu thích, nhưng thiếu tính khoa học.
• Coi trọng những thành tựu chính trị và kinh tế
• Tránh những hoạt động yêu cầu công việc hoặc việc làm có tính “điều tra”.
Những đặc điểm chung: Hướng ngoại, thích phiêu lưu, lạc quan, tham vọng, thân thiện và thích phô trương.
6. Tập quán (Conventional) Người có tính tập quán thích thao tác với dữ liệu, lưu giữ hồ sơ, sắp xếp, sao chép tài liệu và tổ chức dữ liệu giấy tờ hoặc tính toán. Người có tính tập quán:
• Tự nhận thấy mình có khả năng biên chép và tính toán.
• Coi trọng thành tựu kinh doanh và kinh tế
• Tránh những hoạt động không có cấu trúc hoặc mang tính nghệ sĩ.
Những đặc điểm chung: Hiệu quả, thực tế, chu đáo, không linh hoạt, có tính phòng thủ và ngăn nắp.
Các nhóm nghề nghiệp
NHÓM KỸ THUẬT
Kiểu thực tế cụ thể – thao tác kỹ thuật (ký hiệu KT)
1/ Đặc điểm.
Những người ở nhóm kỹ thuật có sở thích và khả năng khám phá, sử dụng máy móc, làm những công việc sử dụng thao tác tay chân như các ngành nghề thuộc về cơ khí, ô tô, điện, tin học hoặc các ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo của tay chân như thể thao, nấu nướng, chăm sóc cây xanh, thủ công mỹ nghệ…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Thực tế – cụ thể
– Thể lực tốt – suy nghĩ thực tế
– Tư duy – trí nhớ tốt
– Say mê, nghiêm túc thực hiện các quy trình kỹ thuật.
– Sáng tạo, khéo tay, tỉ mỉ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Thị lực tốt.
– Trí tưởng tượng không gian tốt.
– Phản ứng cảm giác / vận động nhanh, chính xác.
– Chịu đựng trạng thái căng thẳng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Khí chất thần kinh ổn định.
2/ Môi trường làm việc tương ứng.
Các công việc liên quan đến điều khiển máy móc, đồ vật hoặc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng; làm việc ngoài trời, đòi hỏi sự khéo léo chân tay khi sử dụng các công cụ, máy móc hoặc trong hoạt động thể thao.
Nghề phù hợp điển hình: chăm sóc cây – con; điều khiển, sử dụng, sửa chữa máy móc; nghề thủ công; huấn luyện viên thể hình, cảnh sát, cứu hỏa…
Chống chỉ định của những công việc trên:
– Dị ứng dầu mỡ, hóa chất.
– Lao, hen, hẹp van tim, viêm thận.
– Loạn thị, loạn sắc, mù màu.
– Run tay và mồ hôi quá nhiều.
– Tâm lý không ổn định.
3/ Các ngành nghề đào tạo.
Vận hành máy, chế tạo máy, cơ khí ứng dụng, tự động, bảo trì và sửa chữa ô tô, thiết bị điện, lắp đặt điện, bảo hành, sửa chữa điện, điện tử, tin học, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, thể thao, nấu ăn, làm vườn và chăm sóc cây xanh, may mặc, thêu nghệ thuật, đan, móc, điêu khắc, nhân viên kỹ thuật phòng lab, tài xế, lái tàu…
Điện, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin, kĩ thuật nấu ăn, kĩ thuật cảnh quan và môi trường, kĩ thuật chăm sóc cây cảnh, may dân dụng, may công nghiệp, kĩ thuật làm vườn, kĩ thuật nuôi trồng thủy sản…
Các công việc hoạt động thuộc nhóm kĩ thuật có từ công nhân bậc 2/7, 3/7, công nhân kĩ thuật trình độ trung cấp nghề, kĩ sư thực hành, chế tạo, sản xuất, kiểm tra, điều khiển hệ thống, gia công, chế biến cơ hóa điện – điện tử, ô tô, đầu bếp…
Hiện nay, tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm Kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, các trường cao đẳng nghề, đại học vùng và Trung ương.
NHÓM NGHỆ THUẬT
Kiểu người sáng tạo, tự do, văn học, nghệ thuật (ký hiệu NT)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm nghệ thuật rất thích và có khả năng làm việc thiên về tính chất nghệ thuật như văn chương, vẽ, thiết kế mĩ thuật, đạo diễn, nghệ sĩ…
Đây là dạng nghề đang phát triển mạnh theo nhu cầu xã hội. Cùng trong nhóm này là các nhà văn, các biên kịch, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ…
Khả năng của người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Sáng tạo – Tự do:
– Sáng tạo, linh hoạt và thông minh.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
– Có tính tưởng tượng không gian và nhận biết tốt hình dạng vật thể.
– Có khả năng sống thích ứng.
– Diễn tả ngôn từ lịch sự, rõ ràng.
– Hiểu biết về lịch sử, văn hóa, chính trị.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Sáng tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, hội họa, thủ công mĩ nghệ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, dẫn chương trình.
Nghề phù hợp điển hình: viết văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ sĩ biểu diễn (nhạc, kịch, hát múa.), hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc hay nhà thiết kế mẫu, giảng viên văn học…
Chống chỉ định:
– Bệnh lao, truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên (điện ảnh, kịch, chèo, cải lương, tuồng…) thợ thủ công mĩ nghệ (chạm khắc gỗ, thêu tranh, làm đồ gốm sứ, chạm bạc…), nhà báo, bình luận viên, dẫn chương trình, người mẫu, nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ, đạo diễn, chuyên viên trang điểm, thiết kế thời trang, kiến trúc sư…
Hiện nay,có tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.
NHÓM XÃ HỘI
Kiểu người linh hoạt, quảng giao – phục vụ xã hội (ký hiệu XH)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm xã hội có sở thích và có khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Quảng giao – Linh hoạt:
– Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch.
– Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi.
– Sáng tạo, linh hoạt, thông minh.
– Tuyệt đối tôn trọng ý kiến thân chủ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Lịch thiệp.
– Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt.
– Tôn trọng mọi người.
– Sức khỏe tốt, bền bỉ.
– Có tính sáng tạo.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn người khác.
Nghề phù hợp điển hình: sư phạm, y khoa, dược khoa, luật sư, tâm lí – giáo dục, du lịch, xã hội học…
Chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh sau:
– Lao.
– Thiếu máu.
– Tâm thần không ổn định.
– Bệnh truyền nhiễm.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, nhân viên khách sạn/ Resort…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng và Trung ương. NHÓM XÃ HỘI Kiểu người linh hoạt, quảng giao – phục vụ xã hội (ký hiệu XH)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm xã hội có sở thích và có khả năng làm việc, giao tiếp người với người, thích đi đây, đi đó. Cùng trong nhóm này là giáo viên, tư vấn viên, bác sĩ, luật sư…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Quảng giao – Linh hoạt:
– Có khả năng tổng kết, quy nạp, diễn dịch.
– Biết lắng nghe, lắng nghe tích cực, có phản hồi.
– Sáng tạo, linh hoạt, thông minh.
– Tuyệt đối tôn trọng ý kiến thân chủ.
– Năng lực chú ý vững vàng.
– Kiên trì, nhạy cảm.
– Lịch thiệp.
– Thần kinh vững mạnh, tự kiềm chế tốt.
– Tôn trọng mọi người.
– Sức khỏe tốt, bền bỉ.
– Có tính sáng tạo.
– Tinh thần phục vụ tự nguyện.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Làm các công việc trong môi trường mang tính xã hội cao, thường xuyên giao tiếp với người khác hoặc có nhiều cơ hội giúp đỡ, huấn luyện, chỉ dẫn người khác.
Nghề phù hợp điển hình: sư phạm, y khoa, dược khoa, luật sư, tâm lí – giáo dục, du lịch, xã hội học…
Chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh sau:
– Lao.
– Thiếu máu.
– Tâm thần không ổn định.
– Bệnh truyền nhiễm.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Giáo viên các cấp, tư vấn viên, bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, nhân viên các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, luật sư, huấn luyện viên, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ khách hàng, cán bộ xã hội, cán bộ Hội Phụ nữ, nhân viên khách sạn/ Resort…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng và Trung ương.
NHÓM QUẢN LÝ
Kiểu người chủ động uy quyền – dựng nghiệp quản lý (ký hiệu QL)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm quản lí có sở thích và khả năng làm việc thiên về ra lệnh cho người khác và lãnh đạo một nhóm người hay cả một tập thể lớn. Nghề thuộc nhóm này mang tính chất quản lí như công an, sĩ quan, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, quản lí chuyên nghiệp, điều hành hoạt động hệ thống có tầm cỡ ảnh hưởng rộng lớn với nhiều con người, nhiều vấn đề ở cấp kinh tế, vĩ mô.
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Chủ nghĩa – Uy quyền:
– Nhà quản trị theo quan niệm mới, tránh đặc quyền, độc quyền.
– Trí tuệ là một quyền lực.
– Tính cách cương nghị, biểu hiện từ vóc dáng đến tư thế đi đứng, ăn nói.
– Là người có kĩ năng sống: hài hòa, thích ứng, sáng suốt, tỉnh táo, có hệ thần kinh vững , bình tĩnh xét đoán tình hình, đối tượng, có trí nhớ tốt, tập trung sâu, bền vững.
Đòi hỏi phải có các kĩ năng:
– Kiến tạo tổ chức.
– Xây dựng giá trị mới cho tổ chức.
– Tạo ra động lực hoạt động.
– Không ngừng tự giáo dục và giáo dục thuộc cấp, xây dựng tổ chức học tập.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Môi trường làm việc mang tính chất quản lí, lãnh đạo, ra lệnh cho người khác và thực hiện các chức năng:
– Điều hành chung.
– Chủ trì sản xuất.
– Điều phối thông tin, chiến lược giao tiếp.
– Giám sát từng giai đoạn; trợ giáo.
– Tạo điều kiện hòa hợp và hội nhập.
Nghề phù hợp điển hình: nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hiệu
trưởng, luật sư…
3. Các ngành nghề đào tạo.
Công an, sĩ quan quân đội, quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghệ, chủ doanh nghiệp, chuyên viên PR (pi-a), quản lí khách sạn, bếp trưởng khách sạn cao cấp, quản lí giáo dục các cấp…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại các trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học vùng và đại học trên toàn quốc.
NHÓM NGHIỆP VỤ
Kiểu người thận trọng, nề nếp – nghiệp vụ quy củ (ký hiệu NV)
1. Đặc điểm.
Những người ở nhóm nghiệp vụ có sở thích và có khả năng làm việc ở văn phòng, làm các công việc sổ sách như các ngành nghề về văn thư, hành chính, tài vụ, bưu điện, tiếp tân….
Nhóm nghề này đòi hỏi phải có hoạt động giao tiếp với nhiều người, với nhiều công việc, có nghiệp vụ, được huấn luyện từ trung cấp đến đại học trong doanh nghiệp, trong hoạt động phục vụ công cộng…
Khả năng của những người thuộc nhóm này cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Nền nếp – thận trọng
– Lĩnh hội diễn tả ngôn từ lịch sự, hấp dẫn, rõ ràng.
– Thận trọng nhưng nhanh nhẹn.
– Ứng xử kịp thời, siêng năng.
– Hiểu biết về lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật…
– Hiểu rõ người đối thoại.
– Làm việc ngăn nắp, điều độ, không nhầm lẫn.
– Có trí nhớ tốt.
– Tự tin, biết điều tiết, kiềm chế.
– Có khả năng hoạt động độc lập.
– Giỏi ngoại ngữ và tâm lí ứng xử.
– Xử lí thông tin tốt.
2. Môi trường làm việc tương ứng.
Môi trường làm việc mang tính chất giao tiếp sự việc với nhiều người, nhiều công việc, đòi hỏi có tính nghiệp vụ như lưu trữ văn thư, kế toán, tài chính, tín dụng…
Nghề phù hợp điển hình: nhân viên ngân hàng, kế toán, thư kí văn phòng, biên tập viên…
Chống chỉ định:
– Bệnh lao, bệnh truyền nhiễm.
– Dị tật, nói ngọng, điếc.
3. Các ngành nghề đào tạo.
Thư kí, nhân viên lưu trữ, thư viện, nhân viên văn phòng, chuyên viên thuế, thủ quỹ, kế toán viên, tiếp tân, bưu điện, nhân viên ngân hàng…
Hiện nay tất cả các ngành nghề này đều có đào tạo tại trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề của địa phương, các trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường đại học vùng, Trung ương.
Holland đã sắp xếp sáu loại tính cách này vào một lục giác (nhìn biểu đồ) dựa trên sở thích làm việc với những tác nhân kích thích khác nhau gồm: con người, dữ liệu, đồ vật và ý tưởng. Lý thuyết của Holland chỉ ra rằng con người với những kiểu tính cách khác nhau thích làm việc với những tác nhân kích thích khác nhau và khoảng cách giữa tính cách trong công việc cho thấy mức độ khác nhau trong sở thích của họ.
Ví dụ, người Nghệ sĩ thì ít giống người có tính Tập quán nhất và giống người Xã hội và Điều tra nhất.
Holland kết luận rằng chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng hài lòng sẽ cao. Ví dụ, người Thực tế nên chọn công việc kỹ thuật và không nên chọn công tác xã hội. Nếu muốn, họ cũng có thể chọn công việc mang tính Tập quán hoặc Điều tra.
Trước hết, bạn nên sử dụng bài trắc nghiệm tính cách để tìm ra ba kiểu tính cách của mỗi người tương ứng với 3 mật mã Holland (ví dụ, ESA). Sau đó dùng mật mã này kết nối với những nghề nghiệp cụ thể.
Tóm tắt luận điểm của John Holland trong sáu câu sau:
1. Hầu hết mọi người thuộc một trong 6 nhóm tính cách: Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Mạnh bạo và Tổ chức.
2. Mọi người thuộc cùng một nhóm có xu hướng “hội tụ” lại với nhau. Ví dụ: Người Nghệ thuật sẽ bị hấp dẫn, lôi cuốn và muốn kết bạn và làm việc cùng những người thuộc cùng nhóm Nghệ thuật.
3. Những người cùng nhóm sẽ làm việc cùng nhau và tạo dựng môi trường làm việc phù hợp với họ. Ví dụ: Những người Nghệ thuật làm việc cùng nhau sẽ tạo ra môi trường để có thể tự do sáng tạo, suy nghĩ và hành động gọi chung là “Môi trường Nghệ thuật”.
4. Cũng có 6 môi trường làm việc: Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Mạnh bạo và Tổ chức.
5. Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc của mình.
6. Những hành động của bạn và cảm xúc tại nơi làm việc phụ thuộc vào môi trường làm việc. Nếu bạn làm việc cùng những người có cùng nhóm tính cách với bạn, bạn sẽ có thể làm được nhiều việc mà đồng nghiệp có thể làm, điều đó sẽ giúp bạn có một tâm lý thoải mái.
Vậy theo lý thuyết này, bạn nên chọn kiểu nghề nghiệp tương tự như nhóm tính cách của bạn. Điều này giúp bạn dễ đạt được thành công và hài lòng trong công việc.
Kết
Định vị bản thân sẽ không là một nhiệm vụ khó khăn nếu chúng ta biết cách tiếp cận nó và xây dựng nó. Lead The Change hi vọng những chia sẻ của chị Hà Nguyễn về Trắc nghiệm tính cách và định vị bản thân sẽ giúp các bạn hiểu bản thân hơn và tìm được vị trí của chính mình trên tấm bản đồ tương lai.
ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN E-BOOK “SỨC MẠNH TIỀM THỨC” TẠI ĐÂY
[sociallocker] Một cuốn sách được chị Hà giới thiệu cho các bạn trẻ chính là cuốn sách: “Sức mạnh tiềm thức“, các bạn có thể đăng ký để nhận ebook tại đây. [/sociallocker]
Hãy theo dõi chuỗi Webinar Series trong khuôn khổ các sự kiện hướng đến phát triển bản thân của Lead The Change để thu về cho mình những bài học bổ ích nhé!