Một bài viết của Harvard Business Review được biên soạn lại
Các nhà lãnh đạo ngày nay cần xem xét lại một kỹ năng rất hay bị bỏ qua: đặt câu hỏi. Trong 40 năm làm điều hành và cố vấn ở Thung lũng Silicon, John Hagel III nhân ra sự thật là các nhà lãnh đạo cho rằng mọi người tìm đến họ để tìm câu trả lời – những khẳng định táo bạo giúp mọi người tự tin vào năng lực của họ. Nhưng trên thực tế, kiểu tiếp cận đó làm xói mòn lòng tin, đặc biệt là vào thời điểm mà có rất nhiều điều không chắc chắn.
Bạn – một nhà lãnh đạo, có tin rằng mình có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi quan trọng? Nếu có, điều đó cho thấy rằng bạn hoặc là không biết thế giới đang thay đổi nhanh như thế nào – hoặc là bạn đang nói dối. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ không tìm thấy kết quả công việc bạn mong muốn.
Đặt câu hỏi “LỚN”
Nói rõ hơn: Điều này không có nghĩa là bạn hỏi những câu hỏi khiến người khác phải chú ý, chẳng hạn như “Làm thế nào có thể mang lại năng suất cao hơn 10%?” hoặc “Anh/chị có thiếu sót gì ở đây?”. Loại câu hỏi mà các nhà lãnh đạo cần đặt ra là những câu hỏi có năng lực mời mọi người đến với nhau để khám phá những cơ hội lớn mới mà tổ chức của bạn chưa xác định được. Dưới đây là một số ví dụ:
- What is a game-changing opportunity that could create much more value than we have delivered in the past?
- What are emerging unmet needs of our customers that could provide the foundation for an entirely new business?
- How could we leverage the resources of third parties to address a broader range of the needs of our customers?
- How can we move from standardized, mass-market products and services to personalizing our products and services to the specific needs of each customer?
- How can we develop supply networks that would be more flexible in responding to unanticipated disruptions in production or logistics?
- How could we harness sensor technology to create more visibility into how our customers are using our products and use this information to deliver more value and deepen trust with our customers?
Tập trung câu hỏi của bạn vào những loại cơ hội mới thay vì vào các hoạt động hiện có của tổ chức cũng sẽ giúp bạn tránh xa nỗi sợ rằng việc đặt câu hỏi sẽ bị coi là dấu hiệu của sự yếu kém, và bạn thực sự không biết câu trả lời.
Những câu hỏi mang tầm ảnh hưởng rộng hơn này cũng thể hiện rằng bạn có ý thức về tham vọng, rằng bạn muốn đưa tổ chức đi xa hơn hiện tại. Và bạn có thể củng cố uy tín của mình bằng cách cung cấp bằng chứng về những định hướng dài hạn làm cơ sở cho câu hỏi của bạn – ví dụ: các công nghệ mới nổi có khả năng mang lại cơ hội mới hoặc sự thay đổi nhân khẩu học sẽ tạo ra một số nhu cầu chưa được đáp ứng đáng kể trong số khách hàng của bạn.
Cho phép những người cộng sự tham gia cùng mình
Những câu hỏi hay đến từ nhà lãnh đạo cũng có tác dụng mời gọi sự cộng tác. Để tận dụng tối đa chúng, đừng hỏi các cộng sự của mình trong các cuộc họp lãnh đạo kín. Thay vào đó, hãy công bố chúng rộng rãi trong toàn tổ chức của bạn. Không chỉ bạn đặt ra câu hỏi cho mọi người mà nó còn có nghĩa là thương hiệu của bạn đang tiếp cận để học hỏi từ người tiêu dùng. Tiếp cận bên ngoài tổ chức để kết nối với các vấn đề chuyên môn và quan điểm từ nhiều nguồn đa dạng hơn sẽ giúp công ty của bạn học hỏi nhanh hơn.
Ví dụ, hãy lấy Domino’s Pizza. Khoảng 10 năm trước, Domino’s đã nhận được phản hồi từ khách hàng rằng họ không thích bánh pizza của công ty. Nhiều tổ chức có thể đã cố gắng che giấu thông tin này hoặc làm việc đằng sau hậu trường để khắc phục sự cố. Domino’s Pizza đã làm một điều khác biệt. Họ đã công khai phản hồi mà họ nhận được và yêu cầu đề xuất về cách họ có thể cải thiện chất lượng bánh của mình. Câu hỏi mở này đã tạo ra một loạt các đề xuất rất hữu ích trong việc cải thiện món pizza.
Bằng cách thể hiện tính “dễ bị tổn thương”, công ty đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Đây là một công ty sẵn sàng thừa nhận họ có vấn đề và yêu cầu giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Nếu có nhiều tổ chức hơn sẵn sàng yêu cầu sự giúp đỡ từ khách hàng của họ và các bên liên quan khác khi gặp sự cố, họ có thể sẽ đạt được thành công lớn hơn nhiều trong việc xây dựng lại lòng tin.
Thay đổi văn hóa học hỏi của tổ chức
Sự lo lắng có thể tăng cao trong những giai đoạn doanh nghiệp, thị trường hay chính yếu tố con người rơi vào bất ổn (Covid-19 là một ví dụ) và bằng cách đặt những câu hỏi kiểu này, bạn có thể giúp mọi người vượt qua một số nỗi sợ hãi của họ. Trong lĩnh vực tâm lý học, việc hợp tác với những người khác có thể làm giảm lo lắng – đó là ý tưởng đằng sau liệu pháp nhóm.
Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn cũng truyền cảm hứng cho nhân viên rằng việc đặt câu hỏi là quan trọng. Bạn sẽ để mọi người xác định các cơ hội mới và họ sẽ chủ động yêu cầu trợ giúp khi họ cần. Những hành vi này dẫn đến một nền văn hóa học tập rất mới. Vì các tổ chức sẽ phát triển mạnh trong tương lai là những tổ chức khuyến khích mọi người học nhanh hơn và mở rộng nhanh hơn giá trị mà họ mang lại cho các bên liên quan.
Những nhà lãnh đạo đặt ra những câu hỏi có tác động mạnh mẽ sẽ thành công lớn nhất trong cả việc nắm bắt cơ hội mới và giải quyết những thách thức bất ngờ – và họ xây dựng nền văn hóa sẽ mang lại những lợi ích này trong tương lai.