Xuyên suốt hành trình của Lead The Change 2019 Exchange Trip tại Thái Lan, các nhà lãnh đạo trẻ được đào tạo tại các công ty như SCG – Siam Cement Group hay SCB – Siam Commercial Bank, đổi mới (Innovation) là chủ đề được doanh nghiệp hay doanh nhân thảo luận và chia sẻ rất nhiều. Mặt khác, dự báo trong cuộc cách mạng đổi mới, nền kinh tế kỹ thuật số (Digital Economy) sẽ đóng góp 60% GDP của châu Á và đó là xu hướng phát triển của ASEAN.
Nội dung được chia sẻ từ bài phát biểu từ Mr. Prinn Panitchpakdi – Phó lãnh đạo của đảng Dân chủ Thái Lan, tại ngày làm việc cuối cùng của chuyến đi trao đổi do cộng đồng Lead The Change tổ chức. Ông là cử nhân kinh tế và tài chính của trường Đại học Trường Khoa học Kinh tế và Chính trị Luân Đôn (L.S.E – London School of Economic and Political Sciences).
ĐỔI MỚI ĐANG THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ
Innovation is driving the economy
Từ góc nhìn của một chính trị gia của Thái Lan – quốc gia đang nắm giữ vị trí chủ tịch ASEAN 2019 cũng như một người lãnh đạo rất nhiều công ty trong khu vực và cả quốc tế, Ông Prinn nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới (Innovation): “Đổi mới đang thúc đẩy nền kinh tế” để bắt đầu bài chia sẻ của mình.
Lấy ví dụ về điều này, ông đặt câu hỏi:
“Lý do gì tại sao Hàn Quốc có một nền kinh tế văn hóa thú vị và nền kinh tế sáng tạo như vậy?”
Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới sau cuộc chiến tranh liên triều, chỉ sau một thế hệ lại trở thành một trong những nước giàu, đứng thứ tư ở khu vực châu Á và đứng thứ 11 trên toàn thế giới (2018), cũng như đứng hạng 11 trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới toàn cầu (T6/2019). Kinh tế Hàn Quốc phát triển không ngừng, ngay cả trong thời khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong thời kỳ đen tối nhất, năm 2009, theo OECD, GDP của Hàn quốc vẫn tăng trưởng 0,3%. Tại sao giá trị kinh tế mà hãng điện tử quen thuộc Samsung mang lại chiếm 1/5 tổng GDP của Hàn Quốc và Huyndai là nhà sản xuất xe ô tô lớn thứ 5 trên thế giới?
Theo Phó lãnh đạo của đảng Dân chủ Thái Lan, đó chính là cách cắt giảm các luật định. Đối với một luật mới được giới thiệu, họ đã cắt giảm hai hoặc ba luật cũ cho phép đổi mới phát triển bằng cách để doanh nghiệp của họ đổi mới. Nói chung về các quốc gia trong khu vực ASEAN, ông Prinn chia sẻ cho dù văn hóa của bạn khác biệt như thế nào, càng có nhiều quy tắc thì điều đó có nghĩa là nó không mang lại công lý, càng có nhiều quy định, bạn càng cần nhiều giấy phép, nó thường mang lại nhiều tham nhũng hơn, giảm tỷ lệ cạnh tranh và không có quốc gia nào ngoại lệ với điều này.
NỀN KINH TẾ KỸ THUẬT SỐ 200 TỶ CỦA ASEAN
“Đâu là quốc gia có được nền kinh tế kỹ thuật số hóa nhất thế giới?”
Cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, Singapore là một trong những quốc gia được “kỹ thuật số hóa” nhất thế giới. Singapore đã được đánh giá cao về sáng kiến xây dựng Quốc gia thông minh năm 2014 với gần 98% dịch vụ công được kết nối trực tuyến. Ví dụ, Singapore có hệ thống cảm biến, máy ghi hình, thiết bị định vị toàn cầu (GPS) được lắp đặt ở các xe taxi để theo dõi giao thông, giúp dự đoán những điểm có nguy cơ tắc nghẽn, từ đó thông báo cho lái xe tìm đường đi khác.
Lí giải cho câu hỏi này, Phó lãnh đạo của đảng Dân chủ Thái Lan giải thích, các nước trong khu vực ASEAN được dự đoán sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. Và trong đó, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN – tất cả các giao dịch được thực hiện trực tuyến sẽ chứng kiến đà phát triển ngày càng lớn mạnh, dự kiến sẽ mở rộng gấp 6,4 lần từ mức 31 tỷ USD vào năm 2015 lên thành 197 tỷ USD vào năm 2025.
Nhưng nền kinh tế Đông Nam Á nên tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số như một cộng đồng, thay vì tiếp cận theo hướng riêng của 10 quốc gia trong khu vực. Nếu thị trường công nghệ của ASEAN chia ra từng mảnh nhỏ rời rạc, nó sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ lớn. Một ASEAN gắn bó với nhau hơn nhờ công nghệ sẽ tốt hơn cho tất cả các nước Đông Nam Á, qua việc cải thiện quyền tiếp cận các khách hàng, công nghệ, và hệ sinh thái trong khu vực của các doanh nghiệp địa phương ở từng quốc gia, theo lời khuyên của ông Prinn.
TẬN DỤNG VĂN HÓA CỦA CHÍNH MÌNH
Đôi khi bạn phải suy nghĩ về cách bạn tận dụng văn hóa của mình, điều này đối với Mr. Prinn là vấn đề 0.4 . Làm thế nào để chúng ta (ASEAN) tận dụng những điểm mạnh để tăng gấp đôi nền tảng của chúng ta. Phó lãnh đạo của đảng Dân chủ Thái Lan đưa ví dụ về điều này, có một công ty ở Thái Lan, đang bắt đầu hoạt động tại Việt Nam đó là Localalike, họ đang hợp tác với một số quỹ tại Việt Nam để khai thác năng lực du lịch của địa phương. Chiến lược mà Localalike không đến các thành phố lớn như Chiang Mai mà tập trung vào địa điểm địa phương, món ăn địa phương để tận dụng sự khác biệt văn hóa và lấy đó làm điểm mạnh. Điều quan trọng nhất là họ đảm bảo rằng 60% lợi nhuận của họ dành cho người dân địa phương trong cộng đồng mà họ đi và làm du lịch trong khu vực đó. Đây là một doanh nghiệp xã hội. Và đối với Mr. Prinn, quan điểm về người lãnh đạo của ngày mai, đó là một doanh nhân xã hội, sử dụng văn hóa của mình như là thế mạnh của mình, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia của mình và cả con người làm nguồn nhân lực.
Sự cân bằng giữa để đạt được mục tiêu như lợi nhuận, lợi nhuận ròng hoặc tỷ suất lợi nhuận và giữa chất lượng của sự tăng trưởng lợi nhuận đó rất quan trọng. Nếu không, sự tăng trưởng của đó sẽ không bền vững. Điều Mr. Prinn đề cập ở đây là đặt ra mục tiêu phát triển bền vững, tìm ra toàn bộ mối quan hệ giữa các mục tiêu và cân bằng giữa từng cá nhân trong mục tiêu của mình. Vì vậy, cho dù văn hóa có đa dạng đến đâu, sự tăng trưởng chúng ta sẽ không phải là gánh nặng cho thế giới. Châu Á sẽ không phải là gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế thế giới mà sẽ là động lực của sự tăng trưởng đó.
NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TRẺ TƯƠNG LAI CỦA ASEAN, HỌ CẦN LÀM GÌ?
Chia sẻ cùng với các nhà lãnh đạo trẻ từ Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, ông Prinn đặt câu hỏi cho họ: “Bạn sẽ làm gì với tư cách một nhà lãnh đạo trẻ ASEAN của tương lai?”.
ASEAN sẽ ngày càng vững mạnh và phát triển trong tương lai gần nhưng chúng ta cần phải cùng nhau. Vì vậy cần một mạng lưới ASEAN vững chắc, xây dựng niềm tin và những mối quan hệ bền vững dựa trên sự tôn trọng và học hỏi rất quan trọng. Bước ra ngoài, cởi mở để học hỏi và chia sẻ cùng với nhau.
Để làm được điều đó, đó thực sự là khó khăn, bởi bạn phải bước ra ngoài, bạn phải dẫn dắt sự thay đổi bằng cách nói với mọi người phải làm gì. Và thực sự bạn đã biết trong lòng mình, điều gì là tốt nhất cho sự khác biệt ở mỗi đất nước của bạn và liệu bạn có cần phải là tác nhân thay đổi để có thể làm điều đó không, nó cần can đảm vì vậy đó là lý do tại sao ông Prinn gọi đó là người lãnh đạo để thay đổi. Một lãnh đạo tạo ra sự thay đổi là người tiên phong là minh chứng cho sự cải biên đó.
Điều đó cần ở những nhà lãnh đạo để thay đổi (Leader for Change) mà cộng đồng Lead The Change mong muốn ở những nhà lãnh đạo trẻ của tương lai thông qua chuyến đào tạo lần này.