Thời gian gần đây, người ta nhắc nhiều đến việc tự nhận thức bản thân(self awareness). Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm này thì không phải là chuyện đơn giản. Hãy cùng nghe Mark Mason lý giải về Self Awareness và 3 cấp độ của nó. Trong kỳ 1, Lead The Change sẽ phân tích cấp độ thứ nhất của tự nhận thức dưới góc nhìn của Mark Mason.
Autopilot – Cơ chế tự động của con người
Có một sự thật là mọi sự diễn ra trong cuộc sống của chúng ta đều theo cơ chế tự động (Autopilot). Đây cũng không hẳn là một điều xấu. Những thói quen và phản ứng của chúng ta sẽ theo ta suốt cuộc đời. Vấn đề là khi chúng ta sử dụng autopilot quá lâu, chúng ta quên rằng mình đang ở chế độ đó. Điều này không ổn chút nào. Bởi vì khi chúng ta không nhận thức được những thói quen và phản ứng của chính mình, thì chúng ta không còn kiểm soát được chúng nữa. Mà thay vào đó, chúng kiểm soát chúng ta.
Một người có nhận thức về bản thân có thể thực hiện một chút nhận thức siêu nhỏ sẽ nói “Hmm… mỗi khi em gái tôi gọi cho tôi thông báo cần tiền, tôi sẽ uống rất nhiều vodka. Đó có thể không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, “. Còn một người không có ý thức về bản thân sẽ chỉ đập chai và bỏ đi không nhìn lại.
3 cấp độ nhận thức về bản thân
Mark Mason phân chia quá trình nhận thức bản thân thành 3 cấp độ. Tại sao lại là 3 ư? Mark cũng không biết nữa, điều chúng ta cần làm là đọc và hiểu nó thôi.
Cấp độ 1: Bạn đang làm cái quái gì vậy?
Có rất nhiều nỗi đau và sự việc tồi tệ đã diễn ra trong cuộc sống. Trong 30 ngày qua, bạn đã:
- Khó khăn với một mối quan hệ, với một người thân thiết?
- Cảm thấy cô đơn, bị cô lập hay không được lắng nghe?
- Cảm thấy không hiệu quả hoặc bị thiếu hụt về những điều mà bạn nên làm?
- Ăn uống thiếu chất hoặc không lành mạnh?
- Căng thẳng về công việc hoặc tài chính ?
- Không chắc chắn về tương lai của bạn?
- Bạn bị tổn thương về thể chất, ốm yếu hoặc suy nhược?
Nếu bạn cộng tất cả những thứ đó lại thì 30 ngày qua của bạn thật là tệ hại!
Chúng ta di chuyển sự chú ý của tâm trí đến một thời điểm hoặc địa điểm hoặc thế giới khác, nơi nó có thể an toàn và cách ly khỏi nỗi đau của cuộc sống hàng ngày. Nhìn chằm chằm vào điện thoại, nghĩ về quá khứ hoặc tương lai, lập kế hoạch mà ta sẽ không bao giờ giữ, hoặc đơn giản là cố gắng quên đi tất cả những điều tồi tệ. Chúng ta ăn, uống để làm mờ đi thực tế với một mớ hỗn độn những vấn đề không tích cực. Chúng tôi sử dụng sách, phim, trò chơi và âm nhạc để đi đến một thế giới khác, nơi không có nỗi đau nào tồn tại và mọi thứ luôn cảm thấy dễ dàng, tốt đẹp và đúng đắn.
Điều quan trọng là chúng ta nhận thức và kiểm soát được sự phân tâm của mình
Nói một cách khác, chúng ta cần đảm bảo rằng mình đang chọn những thứ gây phân tâm trong một thời điểm nhất định chứ không phải chúng chọn chúng ta. Sự phân tâm của chúng ta cần phải được lên kế hoạch và tiết chế theo từng phần.
Đa số con người dành phần lớn thời gian trong ngày để chìm trong biển mất tập trung mà không hề nhận ra. Đối với Mark Mason, ngay cả khi anh cố gắng điều tiết sự phân tâm thì điều này cũng diễn ra khoảng 23 lần mỗi ngày. Như việc mở máy tính lên để lam việc nhưng lại nhấn mở trang web mình hay xem trước cả khi bắt đầu. Mark thậm chí không nhận ra mình làm điều đó, nhưng đó là động thái tự động (Autopilot) trong tâm trí Mark.
Giờ đây, một số người cố gắng loại bỏ mọi sự phân tâm khỏi cuộc sống của họ. Điều này hơi cực đoan. Theo Mark, nếu quản lý thời gian và nhận thức về bản thân là một tôn giáo, thì cách tiếp cận này sẽ giống như thắt một quả bom vào ngực bạn và làm nổ tung một trung tâm mua sắm, bạn sẽ tự hủy hoại bản thân và có thể gây hại cho rất nhiều người xung quanh bạn trong quá trình này.
Mục tiêu của sự tập trung không phải là để đánh bại sự mất tập trung, nó chỉ đơn thuần là phát triển nhận thức và kiểm soát sự xao lãng của chúng ta. Thay vì kêu ốm để chơi trò chơi điện tử cả ngày, bạn có thể dành một chút thời gian rảnh cho trò chơi điện tử một cách thỏa mãn và lành mạnh. Bạn thả mình trên điện thoại một lúc nếu đó là thứ mà bộ não của bạn dường như cần, nhưng bạn nhận thức được rằng bạn đang làm điều đó và có thể khôi phục lại khi cần thiết.
Mục tiêu ở đây là loại bỏ sự ép buộc . Nhưng để loại bỏ sự ép buộc, trước tiên bạn phải nhận thức được sự ép buộc. Khi nào bạn tham gia vào một hoạt động mặc dù bạn không muốn tham gia vào nó? Khi nào bạn kiểm soát tinh thần và tại sao lại làm vậy? Sự ép buộc đang tòn tại ở đâu? Gia đình? Bạn bè? Đồng nghiệp?
Nói về điều này, Mark kể về một thói quen trong quá khứ. Trong nhiều năm, Mark thường mang theo một chiếc iPod và đeo tai nghe mỗi khi đến nơi công cộng. Ra khỏi nhà mà không có chúng khiến Mark cảm giác như mình đang khỏa thân. Trong nhiều năm, anh chỉ cho rằng mình thực sự đam mê âm nhạc hơn những người khác, rằng bản thân anh có một nhu cầu đặc biệt nào đó đối với những giai điệu mà người khác đơn giản là không hiểu.
Nhưng cuối cùng, Mark nhận ra đây rõ ràng là một sự ép buộc. Anh đã không kiểm soát nó. Tai nghe chỉ là một cách để bảo vệ và ngắt kết nối giữa bản thân anh với người khác. Chúng không phải là biểu đạt của niềm đam mê không đáy với âm nhạc mà nó nhiều hơn là về nỗi sợ hãi. Ở xung quanh người lạ mà không có tai nghe khiến Mark cảm thấy lo lắng và sợ tiếp xúc với cộng đồng.
Đây là cấp độ đầu tiên của nhận thức về bản thân, một sự hiểu biết đơn giản về tâm trí của bạn: Chúng đang đi đâu và vào khi nào?. Bạn phải nhận thức được những con đường mà tâm trí bạn thích đi trước khi bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi tại sao nó lại đi những con đường đó và liệu những con đường đó có giúp ích hay làm tổn thương bạn không.
Kết kỳ 1
Đây mới chỉ là cấp độ đầu tiên của nhận thức bản thân. Nếu đây còn là một khái niệm quá mới với bạn, hay bạn cũng không biết mình đang ở đâu thì hãy thử luyện tập hai bài tập mà Mark nhắc đến cho cấp độ 1: Phân tán tâm lý một cách có nhận thức và trả lời câu hỏi: Trong hôm nay, tâm trí của bạn đã đi qua những đâu và nó diễn ra khi nào? Hoàn thành hai bài tập này rồi thì đón đọc kỳ hai cùng Lead The Change nhé!