Thế giới ngày nay đang đối diện rất nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến đời sống người dân và kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
Với nhiều nỗ lực của chính quyền của nhiều quốc gia, rất nhiều hiệp định, công ước được lập ra thông qua các hội nghị giữa các khu vực như một nỗ lực bảo vệ trái đất, xây dựng đời sống tốt hơn cho con người.
Tuy nhiên, thế giới không của riêng ai, “Đổi mới sáng tạo” ra đời như một sự chung tay của toàn xã hội cùng thực hiện trách nhiệm của một công dân của mình. Đồng thời, cùng xây dựng thế giới phát triển một cách bền vững.
Thế giới đang đối diện với những vấn đề nào?
Theo một khảo sát của “Diễn đàn kinh tế thế giới” về những vấn đề toàn cầu được thực hiện vào năm 2017, 48.8% những người tham gia khảo sát thuộc thế hệ Y (những người sinh trong khoảng những năm 1990) đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là vấn đề xã hội cần được quan tâm nhất hiện nay. Và 78.1% trong số họ sẵn sàng thay đổi lối sống của mình để bảo vệ môi trường sống.
Dưới đây là 10 vấn đề xã hội đang được quan tâm nhất bởi các cá nhân, tổ chức trên thế giới:
Các vấn đề xã hội trên đây đã được nhìn nhận bởi các quốc gia trên thế giới, và vì vậy những nỗ lực để giải quyết chúng đã được thực hiện trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là nỗ lực của riêng một cường quốc, hay một đất nước đối mặt trực tiếp với các vấn đề này, mà là sự hợp tác cùng giải quyết giữa các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới.
Đổi mới xã hội và sự chung tay của toàn xã hội
Rất nhiều hiệp định, công ước được lập ra thông qua các hội nghị giữa các khu vực như một nỗ lực bảo vệ trái đất, xây dựng đời sống tốt hơn cho con người.
Tuy vậy, các hiệp định, công ước ra đời chỉ bởi các nguyên thủ quốc gia có đủ tạo ra tác động lớn và bền vững làm chậm đi sự ảnh hưởng của các vấn đề xã hội như hiện nay?
Vì thế, “thuật ngữ” đổi mới xã hội ra đời như một sự chung tay của toàn xã hội cùng thực hiện trách nhiệm của một công dân của mình.
Đổi mới xã hội được định nghĩa là một quá trình, mà trong đó tất cả các thành phần trong xã hội, như chính phủ, doanh nghiệp và công dân, tham gia vào các nỗ lực hợp tác để giải quyết các vấn đề mà xã hội đang đối mặt.
Nhắc đến đổi mới xã hội, sẽ gồm 5 bước cơ bản:
- Đáp ứng nhu cầu của xã hội
- Có hiệu quả
- Mang tính sáng tạo
- Chuyển đổi từ ý tưởng đến hành động
- Phát triển năng lực xã hội để thực thi những giải pháp sáng tạo
Châu Á đang thực hiện Đổi mới sáng tạo như thế nào?
Singapore hiện nay nổi lên như một quốc gia đầu tư nghiêm túc cho các giải pháp đổi mới xã hội so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng như toàn châu Á.
Trong khi đó, Hàn Quốc hiện nằm trong top những quốc gia có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất thế giới (60/100 điểm). Nhật Bản có chỉ số đổi mới sáng tạo thấp hơn kì vọng (48/100 điểm) khi hầu hết các sáng kiến xã hội đều được đầu tư, hỗ trợ bởi các tổ chức tư nhân, và sự thiếu hụt các chính sách tạo điều kiện cho các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Singapore và Đổi mới xã hội nghiêm túc
Ở Singapore, nhóm thụ hưởng các giải pháp đổi mới xã hội từ các cá nhân, tổ chức, và chính phủ là người cao tuổi, người khuyết tật, cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe công dân, môi trường và năng lượng,…
Bên cạnh đó, nguồn lực thực hiện các đổi mới xã hội cũng rất đa dạng, từ các doanh nghiệp xã hội, các cá nhân quan tâm đến các vấn đề xã hội, các doanh nghiệp lớn, và các trường Đại học.
NUS Business school (trường kinh doanh NUS) – trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore là ngôi trường nổi bật về các hoạt động hỗ trợ, đầu tư cho đổi mới xã hội. Đặc biệt, trường còn thành lập một Trung tâm khởi nghiệp và từ thiện châu Á (Asia Centre for Social Entrepreneurship & Philanthropy) thực hiện việc nghiên cứu đa lĩnh vực để nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của các doanh nghiệp xã hội và các tổ chức từ thiện.
Một trong những giải pháp nổi tiếng được ra đời từ trung tâm là WateROAM giải quyết vấn đề nước sạch. Những người thực hiện đưa ra số liệu rằng: cứ 10 người trên thế giới thì có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Từ đó, ý tưởng WateROAM là một bộ lọc có màng được cố định vào một đế nhựa, dùng để lọc nước ở những khu vực chưa có nước sạch đã qua xử lý. Giải pháp này rất có tiềm năng và giúp giải quyết vấn đề nước sạch ở vùng nông thôn và khu vực thiên tai.
Những dữ liệu trên đã cho thấy những nỗ lực của Trung tâm dành cho các doanh nghiệp xã hội và tổ chức từ thiện châu Á của trường Kinh doanh NUS trong việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đổi mới sáng tạo vì một xã hội phát triển bền vững hơn.
Vào tháng 7 này, chương trình Lead The Change 2019 Exchange Trip tại Singapore sẽ có những hoạt động tại Trung tâm khởi nghiệp và từ thiện châu Á, nơi các lãnh đạo trẻ Việt Nam hiểu thêm về các vấn đề xã hội mà thế giới nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng đang đối mặt.
Từ đó, vận dụng những kiến thức, kĩ năng của mình để thiết kế nên những ý tưởng đổi mới sáng tạo giải quyết đề bài xã hội từ Ban tổ chức. Biết đâu, ý tưởng của bạn đang góp phần không nhỏ cho sự phát triển bền vững của xã hội thì sao.
Trách nhiệm với xã hội là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những công dân toàn cầu như chúng ta. Hãy cùng Lead The Change 2019 Exchange Trip bắt đầu từ những bước cơ bản nhất trong hành trình tạo ra sự tác động tích cực đến cuộc sống tương lai nhé.
Tìm hiểu chương trình: Lead The Change 2019 Exchange Trip tại Singapore
Đăng kí tham gia: Form đăng kí