Bài viết “Ego Is the Enemy of Good Leadership” trên Harvard Business Review của tác giả Rasmus Hougaard và Jacqueline Carter, chia sẻ rằng các giám đốc có vị trí càng cao, họ càng dễ bị cái tôi cá nhân làm xa cách với chính nhân viên của mình. Cùng Lead The Change tìm hiểu vì sao cái tôi cá nhân lại chính là kẻ thù của người lãnh đạo giỏi.
Câu chuyện của Cees ‘t Hart – giám đốc của Carlsberg
Vào ngày đầu tiên trở thành Giám đốc điều hành của Tập đoàn Carlsberg – một tập đoàn sản xuất bia và đồ uống toàn cầu, Cees ‘t Hart đã được trợ lý của mình tặng một thẻ chìa khóa. Nó có thể khóa tất cả các tầng khác để thang máy của Cess có thể đi thẳng đến văn phòng của mình trên tầng 20. Và từ cửa sổ văn phòng mình, ông có thể nhìn toàn thấy thành phố Copenhagen thủ đô của Đan Mạch. Đây chính là đặc quyền của Giám đốc điều hành của Carlsberg, thể hiện lên sức mạnh và tầm quan trọng của Cees’t Hart tại hãng bia lớn thứ 5 của thế giới.
Cees’t Hart đã dành hai tháng tiếp theo để thích nghi với vị trí mới nhưng trong hai tháng đó, ông nhận thấy rằng ông gặp rất ít người mỗi ngày. Vì thang máy không dừng lại ở các tầng khác và chỉ có một nhóm ít các giám đốc điều hành làm việc ở tầng 20, nên ông hiếm khi được cơ hội tương tác với các nhân viên làm việc tại Carlsberg.
Sau đó, Cees quyết định chuyển văn phòng mình ở tầng 20 sang vị trí ở tầng thấp hơn. Khi được hỏi về sự thay đổi này, Cees giải thích: “Nếu tôi không gặp gỡ nhân viên của tôi mỗi ngày, tôi sẽ không biết nhân viên của tôi họ đang nghĩ gì. Và nếu tôi không nắm được tình hình trong công ty, tôi không thể lãnh đạo họ một cách hiệu quả.”
Câu chuyện của Cess là một ví dụ điển hình về cách làm việc của những nhà lãnh đạo giỏi, họ biết rõ nguy cơ của việc tách biệt với nhân viên của mình. Bởi các nhà lãnh đạo vị trí càng cao trong công ty, họ càng có nguy cơ bị “thổi phồng” cái tôi cá nhân của mình. Khi cái tôi của họ càng lớn, họ càng bị tách biệt, họ không giao tiếp với các nhân viên, không hòa nhập với văn hóa công ty và đôi khi với cả khách hàng của họ. Cuối cùng họ không còn là một nhà lãnh đạo thực thụ nữa.
Nguy cơ bị “thổi phồng” cái tôi của các giám đốc cấp cao
Khi được lên chức ở hàng ngũ cấp cao, những giám đốc có nhiều quyền lực hơn. Với điều đó, những nhân viên của ai cũng muốn làm hài lòng họ bằng cách lắng nghe chăm chú hơn và cười với tất cả trò đùa của họ, những điều này, làm cái tôi của họ lớn dần hơn. David Owen – cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh, một nhà thần kinh học và Jonathan Davidson, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Duke, gọi đây là hội chứng Hubris “hubris syndrome” (hay còn gọi là Hội chứng nghiện quyền lực), là một rối loạn của quyền lực, đặc biệt là quyền lực của những người dành được rất nhiều thành công và trong thời gian dài.
Theo lời của Jennifer Woo – CEO và chủ tịch của The Lane Crawford Joyce Group, nhà bán lẻ cao cấp lớn nhất châu Á, sự khao khát về danh tiếng, tài sản và sự ảnh hưởng đến những người xung quanh là mong muốn của bất kì nhà lãnh đạo nào. Vì vậy mong muốn đó càng lớn nên cái tôi của họ càng lớn. Nhưng cái tôi dễ bị thao túng, dễ bị mất kiểm soát khi bị người khác thổi phồng và khiến cho thu hẹp tầm nhìn của người lãnh đạo giỏi. Và cái tôi là kẻ thù của bất kỳ nhà lãnh đạo giỏi nào.
Cái tôi càng lớn – càng dễ bị thao túng
Cái tôi của các nhà lãnh đạo giống như một mục tiêu họ mang theo bên mình. Và giống như bất kỳ mục tiêu nào, cái tôi càng lớn thì nó càng dễ bị tấn công. Theo cách này, một cái tôi bị thổi phồng giúp người khác dễ dàng lợi dụng chính mình hơn. Bởi vì bản ngã của chúng ta khao khát sự chú ý, nó có thể khiến chúng ta dễ bị thao túng và dễ đoán. Khi mọi người biết điều này, họ có thể “chơi” theo bản ngã của chúng ta. Và chúng ta là một nạn nhân của chính nhu cầu của mình, cuối cùng chúng ta bị dẫn đến việc đưa ra các quyết định có thể gây bất lợi cho chính chúng ta, nhân viên và tổ chức của chúng ta.
Cái tôi càng lớn – ngăn cản học hỏi từ thất bại
Khi những người lãnh đạo tin rằng họ là kiến trúc sư duy nhất xây dựng thành công cho công ty, họ có xu hướng trở thành kẻ thô lỗ, ích kỷ hơn. Điều này đặc biệt đúng khi họ đối mặt với những thất bại và chỉ trích. Theo cách này, một cái tôi bị thổi phồng ngăn cản chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình và tạo ra một bức tường phòng thủ gây khó khăn cho việc học từ những bài học từ thất bại.
Cái tôi càng lớn – thu hẹp tầm nhìn
Cuối cùng, một cái tôi bị thổi phồng thu hẹp tầm nhìn, bởi vì bản ngã luôn tìm kiếm thông tin mà chính mình muốn tin. Về cơ bản, một cái tôi lớn làm cho chúng ta có một khuynh hướng mất đi quan điểm và kết thúc trong một “bong bóng lãnh đạo”, nơi những giám đốc cấp cao chỉ nhìn và nghe những gì họ muốn. Kết quả là, họ mất liên lạc với những nhân viên của mình, văn hóa công ty và cuối cùng là cả khách hàng và đối tác.
Thoát khỏi một cái tôi bị thổi phồng và tránh rơi vào “bong bóng lãnh đạo” là một công việc quan trọng và đầy thách thức. Nó đòi hỏi sự vị tha, suy tư và can đảm. Dưới đây là một vài lời khuyên từ tác giả:
- Xem xét các đặc quyền đang được cung cấp: Một số trong số chúng cho phép họ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhưng một số lại thúc đẩy địa vị, sức mạnh và cuối cùng là bản ngã. Xem xét những đặc quyền có thể từ bỏ, ví dụ như vị trí đỗ xe dành riêng hoặc, như trong trường hợp của Cees, một đường chuyền đặc biệt cho thang máy.
- Khiêm tốn và biết ơn là nền tảng của sự vị tha. Tạo thói quen dành một chút thời gian kết thúc mỗi ngày để suy ngẫm về tất cả những người là một phần hỗ trợ trong ngày hôm đó. Điều này giúp phát triển ý thức khiêm tốn tự nhiên và kết thúc bằng việc gửi một thông điệp về lòng biết ơn đến những người đó.
Cái tôi bị thổi phồng đi kèm với thành công – lương cao hơn, văn phòng đẹp hơn – thường khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đã trở thành một người lãnh đạo giỏi. Nhưng thực tế là, lãnh đạo là làm việc với con người mỗi ngày. Đừng để cái tôi của mình xác định những gì chúng ta thấy, chúng ta nghe, những gì chúng ta tin và làm cản trở bản thân trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.