Ngày nay, chúng ta đang sống trong sự phát triển vượt bậc của thông tin, công nghệ – truyền thông và cách mạng kỹ thuật số, chúng mang đến sự thay đổi rõ rệt về cách thức chúng ta tạo dựng giá trị kinh tế. Ở thế kỉ 21, vai trò của các trường đại học đang có sự thay đổi rất lớn, khi là một nền tảng thay đổi xã hội.
Khai sinh Xã hội 5.0
Cuộc cách mạng kỹ thuật số, hay Cách mạng Công nghệ 4.0, là một cơ hội lớn sử dụng công nghệ giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp, giảm sự chênh lệch và tạo nên một xã hội tốt hơn trong tương lai là Xã hội 5.0.
Điểm đáng chú ý của Xã hội 5.0 là tạo hòa nhập xã hội, nơi đạt được sự phát triển bền vững của nhân loại thông qua việc coi trọng tính đa dạng và cung cấp các cơ hội để con người thể hiện toàn bộ năng lực. Chúng ta cũng cần phải tạo nên những hệ thống xã hội và cơ chế kinh tế mới. Có như vậy công nghệ mới tồn tại để đáp ứng sự thay đổi này và sử dụng chúng để giải quyết những vấn đề xã hội.
Vượt qua các vấn đề xã hội – Vai trò của giới hàn lâm
Điểm mạnh của giới hàn lâm là tạo kiến thức mới và giáo dục những người có khả năng tiếp thu chúng. Giới hàn lâm còn có thể đưa cái bao hàm toàn diện và khách quan vào để khơi dậy đổi mới, hệ thống xã hội và cơ chế kinh tế. Chúng ta cần chia sẻ cái nhìn chung về tương lai rằng chúng ta có thể làm việc với ý chí mạnh mẽ. Chúng ta cũng nên khích lệ mọi người xung quanh đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Và các trường đại học là nơi hoàn hảo để hiểu rõ các ý trên.
SDGs tương tự với nền tảng cộng tác
Sustainable Development Goals SDGs (tạm dịch: Mục tiêu Phát triển Bền vững) là một công cụ tốt nhằm chia sẻ cái nhìn chung về tương lai. SDGs và Xã hội 5.0 có nhiều tương đồng như: tạo hòa nhập cộng đồng, được vận hành bởi khoa học, công nghệ và đổi mới. Vào tháng 7/2017, Đại học Tokyo cho ra mắt một chương trình phổ biến rộng rãi trong đại học có tên là Future Society Initiative FSI (tạm dịch: Sáng kiến Xã hội Tương lai) tận dụng nguồn học thuật thông qua khoa học, kỹ sư, khoa học xã hội và nhân văn.
PPAPs: Hợp tác Công – Tư trong Giáo dục
Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu thiết lập Data Free Flow with Trust DFFT (tạm dịch: Lưu lượng Dữ liệu không giới hạn cùng Tin tưởng). Đây là một cơ cấu toàn cầu mới đáp ứng lợi ích cho nhân loại, trong khi vẫn bảo đảm thông tin cá nhân và các thông tin khác cần được quản lý an ninh bảo mật chặt chẽ. Các trường đại học có thể nắm vai trò trọng yếu trong cơ cấu này. Vì các trường đã có sẵn mạng lưới học thuật dựa trên sự tin tưởng và các giảng viên – những người có thể sử dụng một lượng dữ liệu lớn một cách hợp lý, hiệu quả.
Cơ chế kinh tế và SDGs
Từ khi nhận ra các nhân tố ESG và SDGs có nhiều điểm tương đồng, nhiều công ty ủng hộ ESG có thể đạt được lợi ích rất lớn từ hợp tác với các trường đại học tiếp tục với thành tựu của SDGs.
Tháng 11/2017, Liên đoàn Doanh thương Nhật Bản Keidanren thông qua SDGs. Tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản giới thiệu SDGs Management and ESG Investment Study Group (tạm dịch: Nhóm Quản lý SDGs và Nghiên cứu Đầu tư ESG), thảo luận và công bố Hướng dẫn Quản lý Doanh nghiệp SDG nhằm khuyến khích các công ty và nhà đầu tư hợp nhất SDGs trong chiến lược phát triển. Điều này làm nổi bật lên những sáng kiến chủ động khắc phục vấn đề xã hội có thể cải tiến thị trường mới cho các công ty và đổi mới qua hợp tác giữa công nghiệp – giới hàn lâm là chính.
Khuyến khích những người “làm chủ”
Hợp tác sử dụng dữ liệu cực kì quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng số. Nhật Bản có thế mạnh lớn trong Science Information Network SINET (tạm dịch: Mạng lưới Thông tin Khoa học), với tốc độ siêu cao và độ trễ mạng lưới thông tin thấp đã bao trùm lên cả nước thông qua các giao điểm được kết nối và vận hành bởi các trường đại học.
SINET lần đầu tiên được thiết kế dành cho các hoạt động học thuật. Nhưng chính quyền Nhật Bản hiện nay đang lên kế hoạch nhằm mở rộng chức năng, có thể dùng để tạo nên giá trị kinh tế mới.
Applied AI Summit AI/SUM (tạm dịch: Hội nghị thượng đỉnh Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo) khuyến khích những người “làm chủ” đưa ra ý tưởng đổi mới cách sử dụng SINET. 19% thành viên trong 8 đội đến từ Nhật Bản, phần lớn là sinh viên, trình bày các ý tưởng sáng kiến cho doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để giải quyết những tình huống khó khăn.
Vai trò của các trường đại học đang có sự thay đổi rất lớn. Ở thế kỷ 21, chúng ta mường tượng trường đại học như một nền tảng thay đổi xã hội, bao gồm tất cả các thế hệ và hợp tác với các khu vực nhằm tạo nên hệ thống xã hội – kinh tế mới hướng đến
tương lai.
Nhận thức vai trò quan trọng của các trường đại học trong thời đại mới, Lead The Change 2019 Exchange Trip tại Thái Lan tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo trẻ đến tham quan và làm việc với sinh viên quốc đến từ Đại học Kasetsart, Đại học Dhurakij Pundit. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo trẻ còn được tương tác trực tiếp với ba tập đoàn đa quốc gia lớn cùng nội dung xoay quanh phát triển bền vững,…
Thông tin chương trình:
Lead The Change 2019 Exchange Trip tại Thái Lan
Nhanh tay đăng kí để nhận những thông tin chi tiết nhất từ Ban tổ chức.
Ban tổ chức sẽ đóng đơn khi đã tuyển đủ người tham dự.