Trong khi với các thương hiệu như H&M, GAP, khách hàng mua sắm trung bình chỉ 3-4 lần/năm. Còn đối với các cô gái ở Tây Ban Nha, họ mua sắm trung bình 17 lần/năm tại Zara – thương hiệu thời trang quốc tế.
Họ phát cuồng mỗi thứ 4 hàng tuần để đón xem bộ sưu tập mới trên Website. Và đến hốt sản phẩm vào ngày thứ 5 tại cửa hàng. Trong khi kho nhà Zara lúc nào cũng vắng. Thì H&M năm 2018 loay hoay với 3 tỷ hàng tồn kho.
Vậy bí mật của Zara là gì? Để Zara trở thành thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ lớn nhất thế nhất?
ZARA – THƯƠNG HIỆU THỜI TRANG QUỐC TẾ.
Bối cảnh :
Zara là thương hiệu thời trang quốc tế. Có tới hơn 7000 cửa hàng ở 50 quốc gia thuộc tập đoàn Inditex của Tây Ban Nha. Một trong những tập đoàn phân phối lớn nhất thế giới.
Zara hoạt động theo chính sách quảng cáo bằng không. Có nghĩa là Zara chỉ sử dụng 0.3% doanh thu để quảng cáo, trong khi các đối thủ mất 3-4%.
Zara vốn nổi tiếng vì thiết kế đẹp, giá rẻ, kiểu dáng phong phú. Và luôn luôn bắt kịp thời đại một cách thần tốc.
Zara nhờ đâu được vậy?
Zara không tạo ra mốt, mà là người theo sau nhanh nhất. Luôn sản xuất số lượng có hạn để tạo khan hiếm. Kiểu dáng phong phú để khách hàng có nhiều lựa chọn. Không ảnh hưởng đến doanh thu nếu chẳng may bị lỗi mốt. Doanh số lớn bù lại cho lợi nhuận biên trên mỗi sản phẩm nhỏ.
Kết quả: Zara là nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới.
BÍ MẬT CỦA ZARA.
Ở Zara bạn có thể mua mẫu mã mới nhất với giá rẻ nhất. Quan trọng, nếu không nhanh tay, sẽ hết hàng. Bất cứ ai từng đặt chân tới Zara đều thấy choáng ngợp vì tốc độ cập nhật thời trang. Vì chúng cập nhật không phải theo phút mà là… theo giây.
Bí mật của Zara nằm ở chỗ :
- 2 tuần cho một bộ sưu tập mới.
- Thời trang đến từ ngoài đường.
- Máy móc thay sức người
- Chậm chân là hết hàng
2 tuần cho một bộ sưu tập mới.
Trong khi nhiều hãng mạnh tay đầu tư để “tạo ra xu hướng”. Thì Zara không làm vậy mà đi theo xu hướng một cách nhanh nhẹn và linh hoạt. Vừa không tốn cho chi phí Marketing, vừa đảm bảo được sự “hot” cho mỗi bộ sưu tập.
Mỗi năm Zara tung ra 11.000 sản phẩm trong khi các đối thủ H&M chỉ có 2.000 còn GAP chỉ có 4.000. Mỗi tháng, Zara cho ra mắt 2 bộ sưu tập. Thời gian từ khâu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối và cho ra mắt tại hơn 7000 cửa hàng cũng chỉ mất 30 ngày. Việc sản xuất ngay tại châu Âu, tốn chi phí về nhân công, nhưng tiết kiệm được rất nhiều thời gian phân phối. Trong khi các đối thủ sản xuất tại các nước châu Á phải mất từ tới 3-4 tháng.
Thời trang đến từ “ngoài đường”
Zara không chỉ nhận định xu hướng thời trang bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng truy cập trên website của mình, quan sát khách hàng tại các cửa hàng, báo cáo doanh số, “thực địa” tại các trường đại học, vũ trường, đường phố, khu vui chơi… để quan sát xem giới trẻ đang mặc gì.
Máy móc thay sức người.
Zara xây dựng 14 nhà máy tự động hóa cao cấp ngay tại Tây Ban Nha với hệ thống robot làm việc sát sao từng giây, nhuộm sẵn vải và tạo ra vải thành phần. Zara còn đầu tư máy quét mã vạch laser để phân loại, sắp xếp hơn 80.000 miếng vải với tỉ lệ lỗi dưới 0,5% để kịp tiến độ. Vải chưa nhuộm màu được đặt hàng sẵn, hãng có thể điều chỉnh màu linh hoạt tùy theo xu hướng.
Chậm chân là hết hàng.
Mỗi bộ sưu tập đều có số lượng giới hạn, mẫu mã đều thay đổi hàng tuần. Do vậy nếu bạn không hốt sớm bộ sưu tập của bạn sẽ không còn nữa. Thay vì sản xuất nhiều hàng cho cùng một mẫu mã, Zara tập trung vào sáng tạo nhiều kiểu dáng và giảm thiểu số lượng. Nhờ đó, ngay cả khi mẫu này hết hàng nhanh chóng thì vẫn còn đầy mẫu khác đang được chờ để tung ra.
Vì vậy vòng quay hàng tồn kho của Zara chỉ kéo dài 6 ngày, trong khi H&M là 52 ngày và GAP là 94 ngày.
KẾT QUẢ :
Zara là một trong số ít các công ty may mặc lớn vẫn duy trì tăng trưởng trong môi trường thời trang cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay. Inditex, công ty mẹ của Zara, côn g bố mức tăng trưởng lợi nhuận 7% trong năm 2017, doanh thu năm 2018 tới 18,9 tỷ đô.
Đối thủ H&M thì hoàn toàn trái ngược. Tháng 6/2018, báo cáo doanh số của H&M tiếp tục dậm chân tại chỗ trong 2 quý liên tiếp.