Trong suốt cuộc đời, chúng ta trải qua nhiều trường hợp đau buồn. Đau buồn có thể do hoàn cảnh sống, mối quan hệ, sức khỏe, vấn đề tài chính. Năm 1969, Elisabeth Kübler-Ross mô tả năm giai đoạn phổ biến của đau buồn, thường được gọi là DABDA. Theo đó, mô hình này thể hiện nội tâm giàu cảm xúc của mỗi cá nhân khi đương đầu với những giai đoạn mang tính chuyển đổi.
THAY ĐỔI LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI
Thay đổi là một phần tất yếu và là chân lý của cuộc sống, và không có gì có thể chạy trốn khỏi nó. Thay đổi về tuổi tác, tình yêu, ngoại hình,… Nếu sự thay đổi được lên kế hoạch và xây dựng tốt, nó có thể tạo ra kết quả tích cực nhưng ngay cả khi có kế hoạch, sự thay đổi cũng khó được kết hợp, chấp nhận và đánh giá cao.
Đường cong thay đổi Kubler-Ross (hay còn gọi là Mô hình Kubler-Ross), công cụ đáng tin cậy nhất để hiểu sự thay đổi và các giai đoạn liên quan đến nó. Đường cong thay đổi Kubler-Ross có thể được sử dụng hiệu quả bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn thế giới để giúp lực lượng lao động của họ thích ứng với sự thay đổi và tiến tới thành công.
MÔ HÌNH KUBLER – ROSS LÀ GÌ?
Được phát triển vào những năm 1960 bởi nhà tâm thần học người Mỹ gốc Thụy Sĩ Elisabeth Kubler-Ross, đường cong thay đổi dùng để chỉ ra cách các bệnh nhân mắc nan y đối phó với cái chết sắp xảy ra. Về sau, mô hình này được điều chỉnh để mô tả các giai đoạn mọi người trải qua khi đối diện với mất mát và đau buồn cũng như trong các tình huống có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.
Đường cong này cho phép chúng ta hiểu được cảm xúc, phản ứng và hành vi của mình bị tác động như thế nào khi trải qua những biến động quan trọng trong cuộc đời.
Kübler-Ross lưu ý rằng những giai đoạn này không phải là tuyến tính và một số người có thể không trải qua bất kỳ giai đoạn nào. Tuy nhiên, vẫn có những người có thể chỉ trải qua hai giai đoạn chứ không phải cả năm, một giai đoạn, ba giai đoạn, v.v.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SỰ THAY ĐỔI
1- Chối bỏ
Từ chối là giai đoạn ban đầu có thể giúp con người sống sót sau mất mát hoặc biến cố nào đó. Chúng ta bắt đầu phủ nhận tin tức và thực tế là tê liệt với nó. Trong giai đoạn này, ta thường tự hỏi cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào sau đó.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc một căn bệnh chết người, bạn có thể tin rằng tin tức là không chính xác – một sai lầm chắc chắn đã xảy ra ở đâu đó trong phòng thí nghiệm – họ đã trộn lẫn máu của bạn với người khác? Nếu bạn nhận được tin tức về cái chết của một người thân yêu, có lẽ bạn bám vào một hy vọng hão huyền rằng họ đã xác định nhầm người?
Trong giai đoạn phủ nhận, con người không sống trong ‘thực tại thực tế’, đúng hơn, họ đang sống trong một thực tế ‘thích hợp hơn’. Một cách thú vị, chính sự từ chối giúp chúng ta đương đầu và sống sót sau sự kiện đau buồn. Sự từ chối giúp xoa dịu cảm giác đau buồn của bản thân.
Tại thời điểm này, những cảm xúc mà bạn từng kìm nén đang bộc lộ ra ngoài.
2- Phẫn nộ
Một khi con người bắt đầu sống trong thực tế ‘thực tế’ một lần nữa chứ không phải trong thực tế ‘thích hợp hơn’, tức giận có thể bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn phổ biến để nghĩ “Tại sao lại là tôi?” và “Cuộc sống không công bằng!”. Chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác về nguyên nhân khiến bản thân đau buồn và cũng có thể chuyển hướng tức giận sang bạn bè, người thân, gia đình, đồng nghiệp.
Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia sức khỏe tâm thần đồng ý rằng sự tức giận này là một giai đoạn đau buồn cần thiết. Và họ khuyến khích cơn giận ấy. Bạn càng thực sự cảm thấy tức giận, nó sẽ nhanh chóng tan biến hơn, và bạn càng mau lành. Việc kìm nén cảm xúc tức giận là không lành mạnh – vì đó là một phản ứng tự nhiên – và là điều cần thiết.
Sự tức giận lúc này có thể là sức mạnh để ràng buộc con người với thực tế và là cầu nối giúp chúng ta trở lại thực tại, kết nối với mọi người một lần nữa.
3- Mặc cả
Khi một điều gì đó tồi tệ xảy ra, bạn đã bao giờ bắt gặp mình thực hiện bản giao kèo với những Đức Tin của mình chưa? “Xin ông trời, nếu ông chữa lành cho chồng tôi, tôi sẽ cố gắng trở thành người vợ tốt nhất mà tôi có thể trở thành – và không bao giờ phàn nàn nữa.”
Đây là mặc cả. Theo một cách nào đó, giai đoạn này là hy vọng hão huyền. Con người lúc ấy có thể tự tin một cách vô lý rằng mình có thể tránh được nỗi đau thông qua một kiểu thương lượng như vậy. “Nếu hoàn cảnh thay đổi điều này, tôi sẽ thay đổi điều gì đó để đổi lại”. Chúng ta đang rất mong muốn cuộc sống của mình trở lại như trước khi xảy ra sự kiện đau buồn, và bản thân ta sẵn sàng thực hiện một sự thay đổi lớn trong cuộc sống chỉ mong tất cả trở lại như ban đầu.
Đây là lúc bạn phải chịu đựng những câu nói “nếu như” bất tận dù gần như tất cả mệnh đề nếu như đó đều bất khả thi.
4- Chán nản
Khi chấp nhận mọi nỗ lực chống lại thay đổi đều vô ích hoặc những cố gắng quay trở lại hoàn cảnh hiện tại đã thất bại, con người có thể trở nên chán nản và tuyệt vọng. Chúng ta có thể rơi vào trạng thái cô lập, đánh mất hy vọng và chỉ muốn từ bỏ.
Thế giới có vẻ quá nhiều và quá choáng ngợp đối với bạn. Bạn không muốn ở bên người khác, không muốn nói chuyện và trải qua cảm giác tuyệt vọng. Bạn thậm chí có thể trải qua suy nghĩ tự tử – nghĩ rằng “điều gì sẽ xảy ra?”
Chính vì vậy mà Trầm cảm là một dạng đau buồn thường được phát hiện trong giai đoạn này.
5- Chấp thuận
Giai đoạn cuối cùng của sự đau buồn được Kübler-Ross xác định là sự chấp nhận. Không phải theo nghĩa “Mất việc cũng không sao” mà đúng hơn, “dù cho mất việc, nhưng tôi sẽ ổn lại thôi”.
Trong giai đoạn này, cảm xúc của con người có thể bắt đầu ổn định lại. chúng ta hòa nhập lại thực tế và chấp nhận thực tế “mới” rằng “bản thân đã mất việc”. Đó không phải là điều “tốt” – nhưng đó là điều bạn có thể sống cùng và tình trạng này sẽ không như vậy mãi mãi.
Có những ngày tốt, có những ngày xấu, và sau đó lại có những ngày tốt. Trong giai đoạn này, bạn có thể thoát khỏi sương mù, bạn bắt đầu tương tác với bạn bè trở lại và thậm chí có thể tạo ra những mối quan hệ mới khi thời gian trôi qua. Bạn hiểu rằng người thân yêu của bạn không bao giờ có thể bị thay thế, nhưng bạn sẽ thay đổi, trưởng thành và tiến hóa hơn, hào nhập hơn vào thực tế mới của mình.
TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN VỚI ĐƯỜNG CONG THAY ĐỔI
Đường cong thay đổi Kubler-Ross là một mô hình tuyệt vời có thể sử dụng trong việc ứng phó với sự thay đổi không lường của thực tại. Mô hình này cho phép con người đi từ sự kết thúc của thực tại cũ đến sự tái sinh của thực tại mới. Đồng thời, nhờ đường cong này mà chúng ta biết được rằng những cảm xúc, phản ứng, hành vi của mình qua các giai đoạn là những điều hoàn toàn tự nhiên và làm thế nào để đối phó với những thay đổi trong tương lai.
Tham gia ngay khóa học MINDFUL YOUTH CAMP | CHẠM CẢM XÚC – MỞ TƯƠNG LAI, giúp bản thân trang bị kiến thức, kỹ năng, công cụ để sẵn sàng tâm thế đối mặt với mọi thay đổi trong cuộc sống.