Năm ngoái, các nhân viên BuzzFeed đã lên kế hoạch chơi khăm sếp là Ze Frank trong ngày sinh nhật. Họ quyết định mang cả gia đình dê vào văn phòng của ông.
BuzzFeed vừa ký kết thử nghiệm Facebook Live, và theo lẽ thường, họ đã thực hiện livestream (phát trực tiếp) toàn bộ sự việc trên mạng để bắt khoảnh khắc Ze sẽ bước vào trong và phát hiện đàn gia súc trong văn phòng. Ngỡ rằng mọi thứ chỉ gói gọn trong khoảng 10 phút, hàng trăm nhân viên công ty đăng nhập và đùa giỡn. Điều gì đã xảy ra? Ze vẫn tiếp tục trì hoãn: đi uống, đi họp, cuộc họp kéo dài, đi tắm. Ngày càng nhiều người bắt đầu đăng nhập để xem đàn dê. Thời gian Ze đi hơn 30 phút là lúc lượt xem livestream đạt mức 90.000.
Tính đến hiện tại, đội ngũ đã có nhiều cuộc thảo luận về video và vì sao nó lại thành công. Dù không phải là video trực tiếp lớn nhất từ trước đến nay nhưng nó thể hiện tốt hơn mong đợi. Họ không lường trước được đàn dê sẽ thế nào trong văn phòng. Là một người lý trí sẽ đưa ra hàng loạt các giả thuyết như: mọi người thích động vật bé nhỏ, có thể mọi người thích trò chơi khăm nơi văn phòng, hoặc có thể thích những câu chuyện về sếp hoặc sự bất ngờ trong dịp sinh nhật. Nhưng đội ngũ thực hiện không thực sự nghĩ sự việc trong video như thế nào. Họ nghĩ về những suy nghĩ, cảm giác của người xem. Họ đã đọc 82.000 bình luận được đăng tải trong lúc phát. Họ giả định người xem có hứng thú vì đang tham gia chia sẻ một cái gì đó không lường trước sẽ xảy ra điều gì. Chính người xem là một phần của cộng đồng, chỉ là thoáng qua, và điều đó tạo niềm vui.
Câu hỏi thường gặp: Làm sao để có một thứ gì đó trở nên viral (tức nổi tiếng, phổ biến)? Chính câu hỏi đã không quá chính xác: nó không phải là “một thứ gì đó”. Nó là cái gì mọi người đang làm, đọc hay xem và họ đang nghĩ cái gì? Ngày nay, phần lớn các tập đoàn truyền thông, khi nghĩ về metadata (siêu dữ liệu), họ nghĩ về đối tượng hoặc định dạng. Đó là về những con dê, trò chơi khăm nơi công sở, thức ăn, một danh sách hoặc video hoặc câu hỏi quiz. Nó có thể dài tầm 2.000 từ, dài 15 phút, có 23 lượt tweet được nhúng hoặc 15 hình ảnh. Với thời đại này thì dạng siêu dữ liệu khá thú vị nhưng thực sự không gặp phải vấn đề nào. Nếu như, thay vì gắn thẻ tiêu đề hoặc video nói về cái gì, ta hỏi: “Nó sẽ giúp đỡ những người dùng như thế nào trong làm việc ngoài thực tế?”
Đội ngũ từng thực hiện một dự án chính thức phân loại nội dung bằng cách trên và gọi bằng cái tên “cultural cartography” (bản đồ văn hóa). Nó đã hợp thức hóa một bản thử phi chính thức rằng vốn dĩ đã có rất nhiều thời gian: đừng chỉ nghĩ vấn đề chủ thể; hãy nghĩ về công việc mà nội dung được thực hiện cho người đọc hoặc người xem.
Mỗi bong bóng là một nghề nghiệp cụ thể, và từng nhóm bong bóng trong màu sắc cụ thể tương ứng với các công việc liên quan.
Đầu tiên: hài hước. “Khiến tôi cười”. Có rất nhiều cách để khiến một người cười. Bạn có thể cười một ai đó, cười vì một điều hài hước và thú vị nhất định trên mạng, cười bởi những trò đùa hay, không có hại.
Thứ hai: cá thể. “Đây là tôi”. Con người ngày càng gia tăng sử dụng mạng xã hội để giải thích: “Đó là những gì cấu thành nên tôi. Đây là giai đoạn lớn khôn, nền văn hóa, fandom, và đâu là cách tôi cười về bản thân”. “Giúp tôi kết nối với những người khác”. Đây là một trong những món quà tuyệt vời từ Internet. Nó thực sự thú vị khi tìm ra một phần của truyền thông là mô tả mối quan hệ với ai đó một cách rõ ràng.
Nhiều tập đoàn truyền thông và công ty sáng tạo đã đặt bản thân vào vị trí khách hàng. Nhưng trong kỷ nguyên mạng xã hội, con người có thể đi xa hơn thế nữa. Người dùng kết nối với nhau qua Facebook, Twitter, và ngày càng gia tăng sử dụng truyền thông để trò chuyện. Nếu có thể trở thành một phần thiết lập kết nối khắng khít giữa hai người, chúng ta sẽ hoàn thành một việc có thật cho họ.
Bây giờ, chúng ta thậm chí có thể ứng dụng điều đó cho cả công thức và thực phẩm. Nhiệm vụ của một công thức cơ bản là đưa ra các bước cần thiết để nấu bữa tối hoặc trưa. Còn lại, tùy thuộc vào cách brainstorm cho công thức đó. Nhưng điều gì xảy ra nếu lật lại và nghĩ về công việc trước? Một phiên brainstorm bao hàm một công việc liên kết. Vì thế, liệu chúng ta có thể tạo nên một công thức mà có thể gắn kết mọi người với nhau không? Đây không còn là tiến trình động não bình thường tại nhà máy sản xuất thực phẩm. Chúng ta biết rằng mọi người thích cùng nhau làm bánh, thích cùng nhau thực hiện các thử thách và tự thử thách chính mình rằng: Chúng ta có thể khiến cho họ nói: “Hey, bạn ơi, thử làm cái này cùng nhau xem sao?”
Đây là một dự án đầy tiềm năng. Khi nói về khung công việc với những người sáng tạo nội dung, họ ngay lập tức hiểu vấn đề mà không vướng bất kỳ rào cản nào. Vì vậy, bản đồ văn hóa đã giúp chúng ta đào tạo lực lượng lao động quy mô lớn. Còn khi nói về dự án với nhà quảng cáo và các thương hiệu, họ cũng dễ dàng nắm bắt. Bởi nhà quảng cáo, thường hơn tập đoàn truyền thông, hiểu được tầm quan trọng để hiểu công việc của sản phẩm họ đang làm cho khách hàng.
Ngoài ra, dự án trên thay đổi mối quan hệ giữa truyền thông và dữ liệu. Phần lớn các tập đoàn truyền thông nghĩ truyền thông là “của họ”. Bao nhiêu người hâm mộ họ có? Bao nhiêu người theo dõi họ đạt được? Bao nhiêu view? Bao nhiêu ID đặc biệt họ sở hữu trong kho dữ liệu? Nhưng điều đó đã bỏ quên giá trị thật của dữ liệu, là cơ sở của truyền thông.
Nếu chúng ta có thể nắm bắt dữ liệu rằng điều gì thực sự có ý nghĩa, và nếu chúng ta có thể hiểu hơn về vai trò công việc trong đời thực, chúng ta hoàn toàn tạo nên nội dung tốt hơn, chúng ta cũng theo kịp mọi người tốt hơn.
Là ai? Làm sao ở đó? Đang đi đâu? Quan tâm về điều gì? Dạy bài học nào cho nhân loại? Đó là bản đồ văn hóa.
Link: https://www.ted.com/talks/dao_nguyen_what_makes_something_go_viral