Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
GIAI ĐOẠN 1: BẮT CHƯỚC
Khi mới sinh ra, chúng ta ko thể tự làm bất cứ điều gì. Không thể tự đi, ko thể tự nói, ko thể tự ăn … Khi còn là những đứa trẻ, ta thường hay quan sát và học tập theo những thứ xung quanh. Từ những kĩ năng cơ bản (như đi lại, ăn uống). Cho đến những kĩ năng giao tiếp. Cho đến những năm tháng cuối cùng của thời thơ ấu. Ta cố gắng hòa nhập với văn hóa & cộng đồng của mình. Bằng cách lắng nghe, học về những quy tắc, những luật lệ và tuân theo chúng.
Nhiệm vụ của ta trong giai đoạn này là học hỏi.
Học được càng nhiều càng tốt. Để sau này ta có khả năng tự đưa ra những quyêt định quan trọng. Và tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình, với tư cách là những người trưởng thành. Những người trưởng thành có trách nhiệm dìu dắt chúng ta. Giúp chúng ta trong việc đưa ra các quyết định và thực hiện chúng.
Tuy vậy, có nhiều người trưởng thành dường như không hiểu điều này. Họ trừng phạt chúng ta vì sự tự do của chúng ta. Họ không ủng hộ những quyết định của ta. Điều đó khiến ta bị mất đi quyền tự chủ. Ta mãi mắc kẹt ở giai đoạn 1. Mãi chỉ bắt chước những thứ xung quanh. Cố gắng làm vừa lòng những người mà thậm chí họ còn chẳng phán xét ta.
GIAI ĐOẠN 2: TỰ KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Nếu như ở giai đoạn 1, ta học cách làm sao để có thể hòa nhập được với xung quanh. Thì ở giai đoạn 2, ta học cách làm mình trở nên nổi bật và khác biệt so với họ. Giai đoạn 2 chính là lúc mà bắt đầu đưa ra những quyết định cho bản thân mình. Để “kiểm tra” bản thân. Để hiểu rõ hơn bản thân và biết được điều gì khiến mình khác biệt so với đám đông.
Giai đoạn 2 bao gồm rất nhiều “thử nghiệm”, những trải nghiệm của chúng ta.
Đúng vậy, nó là quá trình tự khám phá bản thân. Ta thử nhiều thứ mới. Một số mang lại thành công, trong khi số khác lại là những thất bại. Điều quan trọng là ta biết cách không lặp lại những sai lầm. Bước tiếp với những lựa chọn đúng đắn.
Giai đoạn 2 sẽ kết thúc khi ta biết được đâu là điểm yếu, đâu là giới hạn bản thân. Dù có thể rất đau lòng. Nhưng có một sự thật. Năng lực của mỗi người là có hạn, và ta không thể làm tốt mọi thứ được. Có nhiều người không đồng ý với quan điểm đó. Và tin rằng năng lực của họ là có thừa. Rằng chỉ cần nỗ lực hết mình thì sớm muộn thành công cũng sẽ đến. Những người đó, họ sẽ mãi kẹt ở giai đoạn 2 này.
Đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải thừa nhận 1 “chân lý”. Cuộc đời thật ngắn ngủi, vì thế mà không phải mơ ước nào cũng có thể trở thành hiện thưc. Chính vì thế, ta phải lựa chọn thật cẩn thận và chính xác thứ mà ta giỏi nhất. Rồi “toàn tâm toàn ý” cho nó.
GIAI ĐOẠN 3: TOÀN TÂM TOÀN Ý
Một khi bạn đã đẩy bản thân mình đến giới hạn. Trải nghiệm mọi thứ. Bạn có thể hiểu được đâu là thứ thực sự quan trọng đối với mình. Cũng như điểm mạnh của mình là gì. Đây chính là lúc “toàn tâm toàn ý” dành cho nó.
Điều quan trọng của giai đoạn này là “tối đa hóa” được những tiềm năng của bạn.
Nói cách khác, bạn phải xây dựng những “di sản” của bạn. Bạn sẽ để lại gì khi bạn ra đi, mọi người sẽ nhớ gì về bạn? Nó có thể là một công trình nghiên cứu to lớn. Hoặc một phát kiến giúp ích cho cuộc sống. Hoặc chỉ đơn giản là một gia đình đáng yêu.
Giai đoạn 3 sẽ kết thúc khi bạn cảm thấy mãn nguyện. Và bản thân không còn có gì để phấn đấu và gặt hái thêm nữa. Hoặc cảm thấy mình đã có tuổi và mệt mỏi rồi.
GIAI ĐOẠN 4: DI SẢN
Khi đạt đến giai đoạn này, con người ta đã đạt đến cái độ tuổi mà năng lượng của họ cũng như hoàn cảnh không còn cho phép họ theo đuổi hoài bão nào nữa. Họ đã dành hàng chục năm của cuộc đời mình, để “chiến đấu” cho những thứ mà họ cho là có ý nghĩa và quan trọng đối với họ. Mục tiêu của giai đoạn này, không còn là tạo ra những di sản nữa, mà là gìn giữ chúng.
Nó có thể đơn giản chỉ là nhìn thấy những đứa cháu của ta lớn khôn và trưởng thành. Hay to tát hơn như những nghiên cứu của ta được đưa vào ứng dụng rộng rãi.
[su_pullquote align=”right”]Nguồn dịch : Mark Mansion[/su_pullquote]