- Tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư lên 26% (khoảng 300.000 ca trên thế giới), theo tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Hệ thống miễn dịch của con người và các loại động vật hoàn toàn bị phá huỷ
- Hệ sinh thái động vật biển bị tổn thương và chết dần.
- Gia tăng hiệu ứng nhà kính
Là những gì báo hiệu sẽ xảy ra nếu con người tiếp tục tác động gây suy thoái tầng Ozone.
Nghị định thư Montreal – cấm các hóa chất gây hại cho tầng Ozone ra đời là một trong những động thái của các quốc gia trên toàn thế giới về việc cứu lấy tầng Ozone và sự sống của con người.
Vậy tầng Ozone là gì? Và những lợi ích mà Nghị định mang lại cho sự sinh tồn của toàn nhân loại?
Tầng Ozone là gì?
Tầng Ozone là một lớp khí quyển bảo vệ Trái đất khỏi các tia cực tím có hại. Những tia này có thể gây ung thư da, đục thủy tinh thể, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và đe dọa sự phát triển của thực vật, chuỗi thức ăn.
Lợi ích đạt được sau Nghị định thư Montreal
Hơn 135 tỷ tấn khí thải tương đương carbon dioxide đã được ngăn chặn để đi vào khí quyển từ năm 1990 đến 2010, nhờ vào Nghị định thư Montreal.
Ngoài ra, theo đánh giá khoa học mới nhất về sự suy giảm Ozone, hoàn thành năm 2018, cho thấy các bộ phận của tầng Ozone đã phục hồi với tốc độ 1-3% mỗi thập kỷ kể từ năm 2000.
Dấu hiệu đáng mừng cho thấy, ước tính sẽ có tới 2 triệu trường hợp ung thư da trên toàn thế giới có thể được ngăn chặn mỗi năm vào năm 2030.
Các lợi ích kinh tế và sức khỏe toàn cầu dự kiến sẽ lên tới 2,2 nghìn tỷ USD, do hậu quả của các thiệt hại đối với nông nghiệp, thủy sản và vật liệu.
Cho đến nay, hơn 98% các chất làm suy giảm tầng Ozone đã được loại bỏ trên toàn cầu. Nếu không có hiệp ước, lỗ hổng trong tầng Ozone ở Nam Cực sẽ lớn hơn 40% trong năm 2013.
Lỗ thủng tầng Ozon
Tầng Ozone được phát hiện ngày càng mỏng hơn do hoạt động của con người vào năm 1974. Bởi lớp khí quyển đang bị cạn kiệt bởi các hóa chất gọi là chlorofluorocarbons (CFC), vào thời điểm đó được sử dụng rộng rãi trong các bình xịt, chất chống cháy và tủ lạnh, trong số những thứ khác.
Đặc biệt, các nhà khoa học thấy rằng có sự giảm rất lớn nồng độ Ozone so với Nam Cực. Nhiều đến nỗi, nó được gọi là Lỗ thủng Ozone Nam Cực.
Năm 1987, có đến 197 quốc gia đã cùng nhau ký hiệp ước đồng ý ngừng sử dụng CFC và các hóa chất làm suy giảm tầng Ozone tương tự bằng cách ký Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone. Giao thức được ký kết vào ngày 16/9/1987 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1989.
Triển vọng phục hồi cho đến nay
Năm 2016, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tầng Ozone đã và đang trong quá trình hồi. Nhờ sử dụng kết hợp các phép đo từ vệ tinh, dụng cụ trên mặt đất và bóng bay thời tiết, lỗ thủng này đã được thu hẹp 4 triệu km2 – một khu vực lớn hơn Ấn Độ.
Tiếp nối sự thành công, Nghị định thư được nâng cấp thành bản sửa đổi Kigali, bổ sung thỏa thuận để loại bỏ hydrofluorocarbons (HFC). Nhóm hóa chất được sử dụng để thay thế CFC (nhóm hợp chất hữu cơ halogen hóa đầy đủ; chỉ chứa cacbon, clo và flo) vì chúng an toàn với Ozone. Mặc dù được cho rằng không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm tầng Ozone, nhưng HFC là một trong những đóng góp không nhỏ vào nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Với tỷ lệ khí thải rất nhỏ, HFC có thể mạnh gấp hàng nghìn lần so với carbon dioxide trong việc thay đổi khí hậu.
Nghị định thư Montreal có thể là đóng góp thực sự to lớn mà thế giới đã đạt được cho đến nay để giữ cho nhiệt độ toàn cầu “xuống mức 2 độ C”. Cũng chính là mục tiêu đã được thống nhất tại hội nghị khí hậu Paris năm ngoái.
Một tin vui đáng mừng là theo ước tính hiện tại, lỗ hổng sẽ được đóng hoàn toàn vào khoảng giữa thế kỷ 21.
Hãy bảo vệ tầng Ozone như tự bảo vệ chính mình khỏi những tác hại xảy ra khôn lường có thể đe dọa đến tính mạng của bạn và những người xung quanh. Bằng những hành động thiết thực mà bản thân chúng ta có thể làm, hãy bắt tay vào việc bảo vệ giữ gìn và bảo vệ tầng Ozone nơi những người bạn yêu thương đang hạnh phúc ngày hôm nay.