Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là một trong những hội nghị toàn cầu uy tín. Hội nghị này thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết Lãnh đạo các nước lớn, tổ chức quốc tế và các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới.
WEF là Hội nghị quan trọng nhất tổ chức vào cuối tháng 1 hàng năm tại Davos, Thụy Sỹ. WEF lần thứ 50 với sự tham gia của gần 3.000 đại biểu đến từ 117 quốc gia.
Hội nghị tập trung thảo luận nhiều vấn đề chính trị, kinh tế, môi trường, công nghệ, xã hội. Trọng tâm là thúc đẩy xây dựng một thế giới gắn kết hơn, giữ ổn định kinh tế toàn cầu. Hợp tác chống biến đổi khí hậu, quản trị công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển bền vững. Dưới đây là một số chủ đề nổi bật và đáng chú ý tại hội nghị
1. Diễn từ: “Our house is still on fire” của nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi Greta Thunberg
Greta Thunberg được bầu chọn là “Gương mặt của năm 2019”. Tạp chí Time để lại lời bình như sau: “Cô ấy chỉ là một cô bé tuổi teen thôi. Vậy mà can đảm nói lên sự thật và Greta xứng đáng trở thành biểu tượng của thế hệ.”
Greta đã nói sự thật một lần nữa trên sân khấu tại Davos. Cô liệt kê những hậu quả rõ ràng về sự thất bại trong vấn đề biến đổi khí hậu.
“Tôi tự hỏi. Các vị sẽ nói gì với con mình về lý do thất bại và khiến chúng đối mặt với sự hỗn loạn khí hậu do các vị mang đến? Mục tiêu là 1,5 độ sao? Điều đó có vẻ rất tệ cho nền kinh tế khi quyết định khước từ việc đảm bảo điều kiện sống trong tương lai mà không cố gắng.
2. Diễn từ “gây bão” của Trump: “Chúng ta phải bác bỏ những nhà tiên tri về sự diệt vong và ngày tận thế”
Ông Trump mong muốn sự lạc quan và bình tĩnh hơn trong thời điểm hiện tại. Theo Hãng tin AFP, ông Trump đã đưa ra những minh chứng để minh họa cho chỉ trích về những dự đoán ông cho là “tiêu cực” về môi trường, từ dự đoán dân số bùng nổ quá mức trong năm 1960 đến việc “chấm dứt dầu mỏ” vào những năm 1990.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển công nghệ. Khi mọi người được tự do đổi mới, họ sẽ sống lâu hơn, hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. Trong 3 năm nay, nước Mỹ đã cho thế giới thấy con đường đến một tương lai thịnh vượng. Bắt đầu bằng việc đặt người lao động lên hàng đầu, lựa chọn tăng trưởng, tạo điều kiện cho các nhà khởi nghiệp nhiều hơn.”
3. Diễn từ của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: “Nhân loại đã tuyên bố một cuộc chiến tranh với thiên nhiên và nó đang tuyên chiến một cách rất dữ dội”
Greta Thunberg không đơn độc trong trận chiến biến đổi khí hậu. Gần đây, trong hội nghị WEF 2020 tại Davos, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc – Antonio Guterres đã cảnh báo về việc nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Ông cho rằng thiên nhiên có cơ hội để phục hồi nhưng con người có thể không may mắn như thế.
Ngoài ra, Hindou Oumarou Ibrahim – Chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ bản địa và Dân tộc Chad đã phát biểu: “Biến đổi khí hậu không phải là một mối đe doạ xa xôi vạn dặm. nó đang âm thầm giết chết người dân của chúng ta.”
4. Từ “Uplink” và “Trillion Trees”, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng về những “chồi xanh” của giải pháp
Diễn đàn “UpLink” là một nền tảng mở để hợp nhất các nhà khởi nghiệp. Tại đây, họ cùng nhau giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ mà họ cần từ cộng đồng WEF. Ý tưởng là mở rộng các giải pháp cho những thách thức mà thế giới phải đối mặt. Từ biến đổi khí hậu đến nghèo đói, nhằm đáp ứng các mục tiêu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc cho một thế giới công bằng hơn vào năm 2030.
Các sáng kiến lớn khác được đưa ra trong tuần này là một kế hoạch toàn cầu để phát triển, khôi phục và bảo tồn 1 nghìn tỷ cây xanh trên khắp thế giới trong nỗ lực khôi phục đa dạng sinh học và giúp chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra còn một cuộc cách mạng nhằm cung cấp cho 1 tỷ người giáo dục tốt hơn, kỹ năng và việc làm vào năm 2030.
5. Một cái nhìn đáng sợ về những gì có thể xảy ra nếu chúng ta hiểu sai về công nghệ
Nhà sử học Yuval Harari đã vạch ra ba mối đe dọa lớn trong thế kỷ 21.Trong khi đó, Giám đốc điều hành Google – Sundar Pichai cảnh báo rằng rủi ro lớn nhất mà chúng ta gặp phải với AI (Trí tuệ nhân tạo) là không tận dụng tiềm năng to lớn của nó cho mục đích tốt.
6. Diễn từ “Chúng ta xứng đáng hơn thế này” của một đại biểu trẻ tuổi nhất tại WEF phát biểu về bạo lực súng đạn
Naomi Wadler chỉ mới 5 tuổi khi vụ thảm sát Sandyhook diễn ra. Khi 17 học sinh bị giết tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Wadler – 1 cô bé 11 tuổi chia sẻ rằng cô cảm thấy bị “vô cảm” với điều đó.
“Tất nhiên tôi đã rất kinh hoàng, nhưng đó là điều đã xảy ra rất nhiều lần trước đây, vì vậy phần đáng sợ là tôi dường như đã bị tê liệt. Thật đáng buồn khi phải nói rằng mình đã “vô cảm” với hình ảnh đó.” Ngoài ra, Wadler đã tổ chức 1 cuộc gặp gỡ nhỏ tại trường tiểu học của mình và gặp những người sống sót từ Parkland.
“Có thể cùng trò chuyện với những đứa trẻ và chia sẻ nỗi đau của chúng, và đây là 1 trải nghiệm tuyệt vời khi nhận ra chúng tôi xứng đáng nhiều hơn điều này.”
7. Chủ nghĩa tư bản mà chúng ta biết, đã kết thúc
Trong một phiên họp về tương lai của chủ nghĩa tư bản các bên liên quan, WEF cho rằng các doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho tất cả các bộ phận của xã hội, bao gồm việc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp kêu gọi một kỷ nguyên mới.
Marc Benioff, Chủ tịch và Đồng Giám đốc điều hành của Salesforce, cho biết: “Chủ nghĩa tư bản như chúng ta biết, đã kết thúc. Nỗi ám ảnh về tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông đã dẫn đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu.”
8. Diễn từ của Angel Merkel – Thủ tướng Đức: “Mọi người thu hẹp quan hệ xã hội của mình hơn so với thời Chiến tranh Lạnh”
Thủ tướng Đức đã đưa ra những minh chứng cho sự phân cực của xã hội: “Thực tế là mọi người dường như không còn muốn nói chuyện với nhau nữa, rằng không có khả năng xây dựng một cầu nối giữa những tranh luận về những quan điểm khác nhau – đó là điều khiến tôi lo lắng …”
“Chúng ta đang sống trong một thế giới mà có lẽ việc ngại trao đổi còn thậm chí còn rõ rệt hơn trong Chiến tranh Lạnh , thì tôi chỉ có thể nói với các vị rằng: ngay cả khi các vị cảm thấy khó trao đổi, ngại tranh luận ý kiến với người khác, xin đừng từ bỏ điều này, nếu không các vị sẽ phải trao đổi với những người có cùng quan điểm với mình … và điều đó dẫn chúng ta đến thảm họa rằng thế giới sẽ không còn sự sáng tạo.”
Mang chủ đề “Cùng chung tay hướng tới một thế giới bền vững và gắn kết”, WEF lần thứ 50 đã dành nhiều sự quan tâm cho cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu đang ngày một nghiêm trọng này. Qua 8 vấn đề “nóng” được thảo luận, đây như một hồi chuông cảnh tỉnh để các nước hợp tác tìm giải pháp cho nhiều vấn đề mang tính toàn cầu có ý nghĩa “sống còn” của nhân loại.