Webinar 1: Cơ hội và thách thức của giới trẻ trong thời đại toàn cầu hoá

Thời đại toàn cầu hóa là nơi giúp cho mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau qua internet. Thế nhưng, liệu những cơ hội và thách thức nào bạn sẽ gặp phải khi tham gia vào thị trường này.

Những câu chuyện về cơ hội và thách thức của thị trường lao động đa quốc gia đối với người trẻ Việt được liên tục thảo luận trong Webinar 1: Cơ hội và thách thức của giới trẻ trong thời đại toàn cầu hoá, được tổ chức bởi Lead The Change với sự góp mặt của anh Minh Quang (Senior mobile developer cho UOB bank ở Singapore) & chị Alice My Mai (Founding Partner của ACE Consulting Group và Giảng viên của Đại học Hoa Sen). Cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé!

Thế giới phẳng là gì?

Thế giới phẳng là nơi mà tất cả mọi thứ đều có điểm chung, có tọa độ chung – nơi mà không gian hay thời gian không còn là rào cản thực sự lớn. Và công nghệ chính là điểm chung của thế giới này: khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ. Đây là thế giới mà sự tự do và nhân quyền được đề cao rất nhiều. Đồng thời, sự phát triển này tạo cho chúng ta 2 luồng phản ứng:

  • Cảm thấy lo lắng về sự thay đổi nhanh chóng và đổi mới liên tục
  • Cảm thấy hào hứng và thú vị vì sự nâng cấp giúp cuộc sống trở nên đa sắc màu  hơn

Thế giới phẳng giúp cho bạn có thể tiếp cận được với rất nhiều người trên thế giới thông qua những buổi nói chuyện trực tuyến như Google meet, Zoom hay đơn giản là một cú điện thoại. Bạn có thể ngồi ở bất kỳ đâu, miễn bạn có thể truy cập được mạng là có thể kết nối với tất cả mọi người.

 

Ai là người cần những kiến thức, kỹ năng, tư duy đa văn hoá?

Công nghệ, internet chính là điểm chung của hầu hết chúng ta trong thế giới này. Vậy những ai có quyền truy cập và sử dụng công nghệ chính là những người cần những kiến thức và kỹ năng để thích ứng trong thế giới phẳng ngày nay. Chỉ đơn giản là họ khác nhau về nhu cầu, mục đích sử dụng.

  • Đối với người lớn tuổi thì chỉ cần biết cách sử dụng đơn giản
  • Đối với các bạn trẻ thì nhiều nhu cầu hơn: Học tập, trao đổi thông tin hay kiếm tiền từ nó

Tiếp cận với đa văn hóa thì chắc chắn các bạn sẽ phải tiếp cận, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Cho nên những kỹ năng này cần cho tất cả mọi người, dù bạn có ở Việt Nam hay ra nước ngoài.

 

Nguồn ảnh: Lead The Change Exchange Trip khóa 6

Công nghệ phát triển cũng có hai mặt lợi và hại, vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức, kỹ năng gì để tiếp cận, tận dụng những ưu thế mà nó mang lại cho cuộc sống này:

  • Trang bị kỹ năng về ngoại ngữ là một ưu tiên hàng đầu dành cho các bạn trẻ. Ngoại ngữ giúp bạn có cơ hội tiếp cận được với nhiều nguồn tài liệu khác nhau trên thế giới, giúp bạn giao tiếp trong môi trường công sở.
  • Kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ, những ứng dụng mới để có thể hiểu cách hoạt động, và ứng dụng vào công việc hiện tại ra sao để tối ưu hiệu quả hơn

Giao tiếp đa văn hóa mình cần giao tiếp một cách tôn trọng, tôn trọng về văn hóa về góc nhìn của các bạn, để hiểu cốt lõi nền tảng của vấn đề đó. Tại sao bạn nhìn nhận vấn đề đó theo góc độ như vậy thì lúc đó dễ teamwork với nhau hơn. Khi chúng ta có nhiều cơ hội để làm việc với những bạn nước ngoài, những kỹ năng mềm cũng cần phải upgrade lên thêm một level nữa để có thể dễ dàng thích nghi.

 

Giao tiếp không còn là giữa những người cùng một ngôn ngữ, văn hóa với nhau mà là giữa những con người đến từ các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau. Làm việc nhóm không còn là những người bạn ngồi kế bên để có thể cùng tranh luận, có thể kéo dài thời gian để xử lý vấn đề. Giờ đây, bạn sẽ phải làm việc với hàng chục hàng trăm con người đang ngồi ở những nơi khác nhau, để họp với nhau qua màn hình laptop trong một khoảng thời gian giới hạn. Từ đó kỹ năng làm việc nhóm hay cộng tác từ xa ra đời để thúc đẩy để bạn có thể làm tốt công việc dù bạn đang ở đâu.

Tại sao việc hội nhập lại đóng vai trò quan trọng trong thời đại ngày nay, đặc biệt là đối với người trẻ Việt Nam?

Ngoài cuộc sống thường nhật như đi làm ra, chúng ta sẽ còn phải đi ra ngoài để tham gia các buổi networking, party,… đây là nơi để chúng ta có thể gặp gỡ và trao đổi với những đối tác quốc tế. Việc biết về văn hóa của một quốc gia chưa đủ để bạn có thể kết nối tốt, bạn cần hiểu thêm về cách ứng dụng nó vào cuộc sống hằng ngày sao cho hiệu quả.

Dưới đây là một vài tình huống dựa trên trải nghiệm cá nhân để thể hiện sự khác nhau về “sự biết” và “sự hiểu” văn hóa của các quốc gia rõ nét hơn.

  • Văn hóa Xin lỗi và Cảm ơn của người Canada: “Một người được sếp khen cả năm nhưng cuối năm bị đuổi” – đây là câu chuyện bình thường tại xứ sở nước này. Người Canada thường dành những lời khen, lời cảm ơn để ghi nhận những điều bạn làm, tuy nhiên mấu chốt thường nằm ở những vế sau “BUT”. Đây mới chính là những điều mà người Canada muốn gửi đến bạn. Nhưng đây cũng chính là những cái thường “được bỏ qua” đối với ai đang không hiểu về văn hóa ở đây 
  • Văn hóa “Chất lượng” và “Cực kỳ chính xác” của người Đức. “Bạn đi trễ 5 phút và làm bù 1 tiếng sau thì cũng không được coi trọng”. Bạn thường trách công ty là sao lại tính toán với mình như vậy, mình đi trễ chỉ có 5 phút và mình đã làm bù lại 1 hay 3 tiếng. Tuy nhiên, việc đi làm đúng giờ là việc bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với văn hóa công ty và văn hóa của người quản lý công ty đó –  trong tình huống này thì chủ là người Đức.
  • Văn hóa “Chào hỏi” của người Pháp. “Tên, học vấn, gia phả, trường học” –  đây là những câu hỏi thường xuyên được hỏi khi 2 người Pháp gặp nhau lần đầu. Vì với họ, hai người Pháp dù bằng tuổi cũng sẽ không ngang bằng nhau. Họ sẽ hỏi tên để xem gia phả của nhau trước, sau đó là đến trình độ học vấn và cuối cùng là rank (bảng xếp hạng) của trường.
Nguồn ảnh: chị Alice Mai tại Canada

Cơ hội được làm việc tại những công ty đa quốc gia hay được làm việc tại nước ngoài luôn có sẵn xung quanh ta. Chỉ là bạn có nhìn ra được những cơ hội này hay không mà thôi. Vậy làm sao để nhìn ra được những cơ hội này, đó là bạn chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết của một công dân toàn cầu. Để đến lúc đó, cơ hội đến bạn không chần chừ vì những lý do nào cả: về ngôn ngữ, kiến thức hay kỹ năng hội nhập.

Theo như chia sẻ từ anh Quang, cơ hội nghề nghiệp dành cho các bạn đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin sẽ tăng rất cao nếu như bạn có 3 yếu tố: Tiếng Anh, Chuyên môn và Kỹ năng mềm. Trong 3 yếu tố này, kỹ năng mềm là yếu tố mà anh nhận định các bạn trẻ Việt yếu hơn so với các bạn bè quốc tế, đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin. Sau khi đi làm nhiều năm, anh nhận thấy rằng để các bạn trẻ có thể nắm bắt được các cơ hội nghề nghiệp, hội nhập thì một trong những cách các bạn có thể phát triển từ từ là kỹ năng mềm. 

Nguồn ảnh: Anh Minh Quang Nguyễn tại Singapore

Khi bạn biết được những kỹ năng này, thông qua sách vở hay nghe từ những người xung quanh, thì cần thêm một bước nữa, đó là thực hành. Sau một thời gian tôi luyện và trải nghiệm đủ thì những kỹ năng này sẽ thuộc về các bạn, trở thành một phần tự nhiên của mình. 

  • Để sau khi đi làm, gặp những vấn đề đó, bạn biết cách xử lý, và điều đó thể hiện sự “thực học” của mình. Trải nghiệm đủ nhiều, bạn sẽ dần dần có cho mình những thông tin về thị trường, ngành nghề, lĩnh vực hay cái ngách mà bạn thực sự muốn làm, thì lúc đó bạn sẽ cảm nhận được rõ sự tuyệt vời của công nghệ. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy được sự tự do trong cái thế giới phẳng này.
  • Trên hành trình mình đi, có những cái hứng thú, những cái mục tiêu mới. Và chính những mục tiêu này sẽ đưa mình tới những sự phát triển cao hơn. Quan trọng nằm ở tư duy, mục tiêu của bạn và nhìn nhận những hạn chế bạn đặt ra cho chính mình là gì thì mức độ phát triển của bạn sẽ phụ thuộc vào những yếu tố trên.

Cảm ơn bạn đã cùng theo dõi Chuỗi hội thảo “Vươn ra thế giới” của Lead The Change. Mời bạn đăng ký tham gia các tập còn lại của Webinar

Recap Webinar 2: Hành trang hội nhập, người trẻ cần chuẩn bị những gì?

 

Recap Webinar 3: Tôn trọng sự đa dạng

 

Recap Webinar 4: Hòa nhập không hòa tan

 

Tìm hiểu về cơ hội quốc tế cho người trẻ Việt tại Hàn Quốc – Lead The Change Exchange Trip

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ