1/ Đâu là những cơ hội mà việc đi du học, làm việc tại nước ngoài đã mang lại cho anh chị?
Chị Thảo: Mang đến cho mình những cơ hội để trưởng thành hơn, khám phá thế giới, trải nghiệm nền văn hóa mới, học được từ nhiều người, môi trường xung quanh. Cơ hội và kỹ năng rèn luyện ngôn ngữ trong cuộc sống thường ngày. Cơ hội đi du học tại nước nào đó mở ra những cơ hội nghề nghiệp tại nước đó. Cơ hội kết nối những người bạn mới, mở rộng mối quan hệ
Anh Dũng: Ngoài việc học, cơ hội làm việc, thì cho mình tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau như văn hóa làm việc, văn hóa đa quốc gia. Trong việc học, cơ hội để mình thay đổi cách học, họ dạy cho mình cách tư duy thay vì học lý thuyết suông như ở Việt Nam. Từ đó, giúp mình ứng dụng được tư duy từ một việc mình biết vào những công việc khác nhau.
2/ Câu chuyện đáng nhớ tại nước ngoài
Anh Dũng:
- Kỷ niệm khi làm việc với người Nhật và người Hàn: Mọi người sẽ thường làm việc rất trễ và chỉ rời văn phòng khi sếp đã đi về. Điều này dẫn đến lý do tại sao người Nhật và Hàn trở thành những cường quốc như hiện nay
- Sự kiện giúp anh thay đổi tư duy và góc nhìn khi làm một việc gì đó: Không nhất thiết phải đánh đổi toàn bộ thời gian, sức lực để đạt một điều gì đó, vì nó chỉ giúp mình trong ngắn hạn đạt được điều đó, nhưng không có tính thực tế, thực tiễn.
Chị Thảo:
- Khi sống ở châu Âu: Chị học được cách sống chậm hơn một chút để tận hưởng cuộc sống này. Những người dân ở đây họ rất là nhẫn nại, niềm nở. Từ đó chị học được cách trở nên nhẹ nhàng hơn, suy nghĩ đến mọi người nhiều hơn.
Anh Dũng: Ngoài việc học, cơ hội làm việc, thì cho mình tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau như văn hóa làm việc, văn hóa đa quốc gia. Trong việc học, cơ hội để mình thay đổi cách học, họ dạy cho mình cách tư duy thay vì học lý thuyết suông như ở Việt Nam. Từ đó, giúp mình ứng dụng được tư duy từ một việc mình biết vào những công việc khác nhau.
3/ Với những trải nghiệm từ việc học tại nhiều quốc gia khác nhau, đâu là những phương pháp, cách thức để tìm hiểu và đăng ký học tập tại nước ngoài hay xin học bổng?
Chị Thảo: Trước tiên, mình cần phải biết mình, mình muốn cái gì để khi đi làm hay xin học bổng, mình biết thực sự mình đam mê cái gì. Khi làm một việc thực sự đam mê thì mình sẽ “không phải làm việc bất kỳ ngày nào cả”. Có rất nhiều ngành nghề mà mình không biết nên mình cần phải thực sự tìm hiểu, sau đó là chọn trường, chọn quốc gia. Rồi mới đến bước tìm học bổng và xem các tiêu chí đó có phù hợp với mình không. Mình cần một quá trình để chuẩn bị, có một bộ hồ sơ tốt nhất. Những học bổng chính phủ rất cạnh tranh, nên mình cần tạo được sự khác biệt với các bạn khác để thể hiện mình xứng đáng với nó.
Anh Dũng: Hãy tự tin vào chính mình, luôn nỗ lực, có sự đầu tư vào nó. Những cách để mình bắt đầu tìm hiểu là thông qua các anh chị đi trước trong lĩnh vực mà mình theo đuổi hay những cơ hội trong các cộng đồng người Việt tại nước ngoài. Ở Việt Nam, khi mình giới thiệu mình thường viết theo hướng về bản thân mình, mình làm được cái gì; nhưng ở nước ngoài tập trung vào những việc mình làm mang lại những lợi ích gì cho người khác, những giá trị cho cộng đồng, xã hội. Những điều này mình có thể tìm hiểu trên mạng, qua các cộng đồng sinh viên đã từng đi trước. Mình cần chỉn chu trong việc chuẩn bị để tăng được khả năng.
4/ Nên apply bao nhiêu trường khi muốn nhận được học bổng tại nước ngoài?
Chị Thảo: Mình đừng nên quá tập trung vào những trường có tỷ lệ cạnh tranh cao để bỏ qua những cơ hội tốt cho mình. Vì còn rất nhiều học bổng từ những trường khác có tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn, từ đó tăng được tỷ lệ đậu của mình thêm một chút
Anh Dũng: Anh sẽ nộp một vài trường, và sau khi có học bổng rồi, anh sẽ chọn cái nào thích hợp hơn với chính mình. Khi mọi người tìm hiểu kỹ sẽ có 2 bảng xếp hạng trường đại học là xếp hạng theo ngành học và xếp hạng theo trường học. Nên mình có thể linh động chọn trường theo bảng xếp hạng này để chọn được những trường học vừa tầm với mình. Một cách mà anh thấy nhiều bạn áp dụng là apply học bổng bắc cầu như apply học bổng thạc sĩ tại Hàn Quốc rồi apply học bổng tiến sĩ tại Mỹ. Thay vì apply trực tiếp qua Mỹ, từ đó mà tăng nhiều cơ hội hơn cho chính mình.
Chị Thảo: Khi lựa chọn học bổng, mình cần chú ý một chút vào từng loại mình apply để xem cái nào thực sự phù hợp với mình. Ví dụ có học bổng tập trung vào khả năng lãnh đạo hay khả năng ảnh hưởng, hay thời lượng học bổng và khả năng ngôn ngữ của mình. Chị có một người em nhờ điều chỉnh hồ sơ để apply học bổng chevening của Anh nhưng chị nhận thấy trình độ tiếng Anh không ổn và nếu được nhận thì thời gian học 9 tháng sẽ là một áp lực rất lớn cho người em. Thế là, chị gợi ý apply học bổng PHD của Úc để tăng khả năng cho mình vì thời gian lưu trú đến 2 năm nên sẽ dư dả thời gian hơn một chút để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình. Nếu như các bạn muốn đi học tại nước ngoài, thì sẽ có rất nhiều dạng như học bổng (học bổng chính phủ, học bổng tổ chức, học bổng trường), hay các học bổng fellowship, exchange để mình tích góp được những kinh nghiệm cho mình rất nhiều. Những chương trình trao đổi giúp mình có những câu chuyện thực tế, có vốn sống để mình kể lại trong các bài essay, thể hiện mình một cách tốt hơn.
Anh Dũng: Cũng có nhiều trường hợp là kết quả của trường mình thích đến sau những kết quả các trường còn lại, vì cuộc sống vốn là vậy mà. Nên là mình cần cân nhắc các yếu tố để quyết định nên lựa chọn như thế nào là hợp lý, như về khoảng cách, thời gian, khả năng thích nghi của mình, tiền bạc,… Sau khi đã cân nhắc những yếu tố này rồi thì mình sẽ không có bị hụt hững khi các cơ hội khác tới hay lăn tăn nhiều quá
5/ Những điểm giúp đơn xin học bổng nổi bật hơn
Chị Thảo: Hồ sơ xin học bổng là thể hiện bản thân mình, có thể mình vẫn còn những thiếu sót nhưng mình thể hiện được bản thân mình là unique. Khi bắt đầu câu chuyện gì đó, chị đều bắt đầu từ câu chuyện cá nhân, vì mình có trải nghiệm thì sẽ có những chuyện để dễ dàng chia sẻ hơn. Không chỉ là hồ sơ xin học bổng mà còn có thể ứng dụng để xin việc ở nước ngoài, người tuyển dụng cũng sẽ cân nhắc về cách hành xử của mình khi xử lý vấn đề trong cuộc sống bên cạnh những câu hỏi về chuyên môn. Những câu hỏi này liên quan đến yếu tố con người.
Anh Dũng: Với mỗi loại học bổng sẽ yêu cầu những bằng cấp cụ thể, mình nên dành thời gian để có thể đạt được những bằng chứng nhận này như PTE, GMAT, SAT, IELTS. Bên cạnh đó, yếu tố referral cũng là điểm giúp đơn apply của mình trở nên nổi bật hơn. Mình có thể show off được những hoạt động xã hội hay bài nghiên cứu của mình, để có thể build profile giúp nổi bật hồ sơ hơn.
Chị Thảo: Điểm số cao vẫn sẽ tốt nhưng mình cũng cân nhắc những hoạt động thể hiện được sự trách nhiệm của mình, khả năng lãnh đạo, để có thể tăng được sự thiện cảm hơn.
6/ Thời gian đầu tư
Anh Dũng: Với những học bổng tốt, mình tốn khoảng 1 năm để chuẩn bị, tham gia các chương trình và tìm hiểu để apply. Nhất là các học bổng chính phủ, mình sẽ cần rất nhiều giấy tờ, và thời gian chờ đợi cực kỳ lâu nên ít nhất đối với anh là tầm 8 tháng.
Chị Thảo: Theo chị apply học bổng là cả một quá trình, cho dù mình chuẩn bị một yếu tố nào đó trong hồ sơ apply. Nên là mình cần chuẩn bị kỹ, đầu tư cho bản thân và ở tâm thế sẵn sàng để khi có các cơ hội đến như học bổng hay những cơ hội khác, mình có thể apply luôn và ngay. Khi các bạn chịu bỏ thời gian tìm hiểu thì bạn sẽ nhận ra có rất nhiều chương trình bên cạnh học bổng: như các chương trình fellowship, trao đổi văn hóa hay ASEAN Foundation cho rất nhiều ngành nghề và dành cho các bạn trẻ
7/ Tại sao anh Dũng lựa chọn quay trở về Việt Nam làm việc sau khi có rất nhiều năm học tập và làm việc tại nước ngoài?
Theo anh, mỗi người có một định hướng, một câu chuyện khác nhau thì không ai giống nhau. Đừng nghĩ đi nước ngoài là bán sức lao động, là không yêu nước. Chỉ cần mình làm tốt và luôn hướng về quê hương thì đều tốt cả. Hãy lo cho mình trước, rồi đến gia đình và cuối cùng mới là xã hội. Việc anh ở nước ngoài, anh thấy ở Việt Nam có những cái còn thiếu sót nên anh quyết định học ở nước ngoài để có thể mang được nhiều giá trị hơn cho đất nước của mình. Anh nhớ khi anh đi học ở Singapore, anh muốn đem kỹ thuật sản xuất 1 thiết bị nhỏ của máy bay về Việt Nam, nên anh rất háo hức và dành 3 năm để mang nó về nhưng hệ sinh thái ở VN chưa đủ để đáp ứng. Có những comment là Việt Nam không sản xuất nổi một con ốc, thì đây là sự thật. Nhưng cách mình đón nhận điều này để biết mình cần nỗ lực nhiều hơn để biến điều đó thành hiện thực. Vậy nên, anh dành rất nhiều thời gian để tham gia các hoạt động như Lead The Change hay BK Mentoring, Vietnam mentoring để có thể giúp đỡ các bạn, tạo nhiều cơ hội phát triển nhiều hơn cho các bạn trẻ.
8/ Lý do chị Thảo chọn Singapore để làm việc lâu dài?
Với chị đó là cơ hội làm việc mà Singapore mang lại cho chị. Sau khi kết thúc một khóa học ở Singapore, chị quay trở lại Việt Nam vì hết hạn. Thế nhưng, chị nhận được offer cho vị trí Cố vấn chính sách cho một công ty tại Singapore, nên chị đã quyết định quay trở lại Sing. Sing là một nơi có đa dạng nền văn hóa, có nhiều cơ quan tổ chức, trụ sở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nên chị thấy rất là phù hợp. Trong một câu hỏi để apply xin học bổng về việc đóng góp như thế nào cho Việt Nam, chị trả lời: Không nhất thiết mình phải có mặt tại Việt Nam để đóng góp, chị có nhiều cách đóng góp khác nhau như tham gia làm mentor cho Lead The Change, mentorship khác hay làm những dự án cho người dân ở Việt Nam. Dù ở đâu chỉ cần mình muốn đóng góp thì sẽ có rất nhiều cách.
Đón xem các tập podcasts khác: