Có nhiều cách để giải thích quan điểm giờ giấc của mỗi người, hoặc thậm chí của mỗi quốc gia, trong đó, nhiều bài viết sử dụng lý thuyết thời gian đơn tuyến và đa tuyến của Edward T. Hall cùng Lead The Change tìm hiểu.
Hiểu về các quan điểm và cách ứng xử trong môi trường đa văn hóa là điều tất yếu tạo nên sự thành công. Sự khác biệt văn hóa trong nhận thức về thời gian khiến con người thiết lập thời gian và hành vi khác nhau. Người Bắc Mỹ, Bắc Trung Âu theo nhận thức về thời gian “đơn tuyến”; trong khi đó, người Địa Trung Hải, Nam Mỹ, châu Phi, và châu Á được coi như là những cá thể “đa tuyến”. Với hai cách cư xử khác biệt liên quan đến thời gian sẽ có những tác động quan trọng đến dự án khi làm việc cùng nhau.
Điều gì sẽ xảy ra khi một dự án gồm nhiều nhóm văn hóa khác nhau? Ví dụ, một người với quan điểm “đơn tuyến” về thời gian sẽ cảm thấy rằng một người bạn khác biểu lộ quan điểm về thời gian “đa tuyến” là vô tổ chức và cảm thấy nản chí với người bạn ấy; trái lại, người với quan niệm thời gian “đa tuyến” lại cảm thấy nản lòng với người bạn quan điểm “đơn tuyến” khi họ phải miễn cưỡng tạm ngưng và dành thời gian thảo luận các vấn đề cấp thiết phục vụ cho mục đích cụ thể.
Hầu hết các dự án cần sự quản lý có tổ chức về mặt thời gian nhằm giúp cho những kế hoạch được thực hiện một cách đúng đắn. Thế nhưng, trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa, sự nhận thức về thời gian vẫn là một điều gì đó hết sức cố thủ trong văn hóa và giá trị truyền thống. Như vậy, để giao tiếp và làm việc trong môi trường đa văn hóa, việc hiểu và ứng dụng linh hoạt các khái niệm, quan điểm thời gian là cần thiết.
“Văn hóa của một cá nhân là ống lens
để ta nhìn xuyên thế giới”
– Kevin Avruch, Peter Black (1993), nhà nhân chủng học –
Sự khác biệt văn hóa trong thời gian đơn tuyến và đa tuyến
Thời gian đơn tuyến (monochronic)
Với quan điểm thời gian này, các sự kiện được lên kế hoạch một lần, sự kiện này theo sát sự kiện kia. Theo thuyết Hall, tại nền văn hóa đơn sắc, kiểu lên lịch trình này được quyền ưu tiên, trên cả những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Văn hóa này nhấn mạnh tính kế hoạch, đúng giờ, chính xác. Đó là nền văn hóa dựa trên giá trị năng suất, là giá trị hoàn thành công việc “đúng giờ”. Họ cho rằng, thời gian không thể để đánh mất, bị giết, hoặc lãng phí – hoặc, ngược lại, là cái gì đó có thể, hoặc nên, được quản lý và lên kế hoạch, và sử dụng một cách có hiệu quả.
Nhật Bản là một đất nước điển hình với kỷ luật giờ giấc. Công ty đường sắt miền Tây Nhật Bản đã đăng tải lời xin lỗi chính thức của mình thông qua thông cáo báo chí trên website khi một trong những đoàn tàu của họ khởi hành sớm hơn dự kiến vài giây. Cụ thể, con tàu đi từ nhà ga Nishi-Akashi đến nhà ga Notogawa lúc 7 giờ 11 phút 35 giây, thay vì 7 giờ 12 phút như trên lịch trình. Cũng vì những trường hợp như thế mà nhiều báo chí thường cho rằng người Nhật Bản khắt khe về giờ giấc, cho dù là sớm hay trễ.
Thời gian đa tuyến (polychronic)
Theo thuyết Hall, mối quan hệ giữa các cá nhân được xem trọng hơn hết trong văn hóa đa chủng tộc. Họ cho rằng thời gian có thể linh động vì cuộc sống chẳng ai dự đoán trước được điều gì nên việc lên kế hoạch, tính chính xác không quá quan trọng. Giá trị thực sự nằm ở “là ai” hơn “làm gì”. Nhận thức về thời gian của họ được xem như là có liên kết với “nhịp tự nhiên”, “Trái Đất” và “các mùa”. Điều này khá hợp lý khi chúng ta nghĩ rằng những hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra bất chợt, không thường xuyên, hoặc đồng thời. Đến đây thì chúng ta dường như giải thích được vì sao việc trễ giờ với đa số người Việt là bình thường và có thể chấp nhận. Bảng so sánh quan niệm thời gian “đơn tuyến” và “đa tuyến” cũng có những phần tương đồng với 6 khía cạnh văn hóa mà Lead The Change từng giới thiệu.
Sự khác biệt văn hóa về nhận thức thời gian có thể dẫn đến xung đột, đặc biệt trong giới doanh nghiệp. Ví dụ như ý tưởng về đấu tranh giữa việc đúng giờ và đi muộn trong một buổi họp chẳng hạn, có thể tồn tại bất đồng lớn giữa hai doanh nghiệp người Mỹ và người Brazil: Mỹ ít khoan dung trước việc Brazil đi trễ.
Người theo “đơn tuyến” | Người theo “đa tuyến” |
Làm một việc trong một khoảng thời gian | Làm nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian |
Tập trung vào công việc | Dễ bị phân tâm và lệ thuộc khi bị gián đoạn |
Dành thời gian nghiêm túc hoàn thành deadline, kế hoạch | Cam kết về mặt thời gian mang tính khách quan cần đạt được nếu có thể |
Nghèo ngữ cảnh, cần nhiều thông tin | Giàu ngữ cảnh, sở hữu nhiều thông tin |
Ưu tiên công việc | Ưu tiên yếu tố con người, các mối quan hệ |
Có ý thức giữ vững các kế hoạch | Dễ dàng và thường lung lay kế hoạch |
Quan tâm đến việc không làm cản trở người khác; theo quy tắc riêng tư và cân nhắc | Quan tâm những mối quan hệ gần (gia đình, bạn bè, những đối tác thân cận trong công việc) hơn là sự riêng tư |
Tôn trọng tối đa tài sản cá nhân; ít khi mượn, cho vay | Dễ dàng và thường đi mượn hoặc cho vay |
Nhấn mạnh tính nhanh chóng | Dựa vào sự nhanh chóng trong mối quan hệ |
Quen với những mối quan hệ ngắn | Khuynh hướng mạnh mẽ xây dựng mối quan hệ dài lâu |
Giải pháp
- Thông cảm những khác biệt và làm việc cùng nhau
- Không vin vào quan điểm thời gian của mình để ảnh hưởng công việc
- Tránh đưa ra giả định
- Tránh vội vàng đưa ra chỉ trích
- Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong xây dựng các mối quan hệ
- Quan tâm đến phương thức giữ liên lạc
- Phát triển hiểu biết chung về quan điểm người khác
- Phát triển độ nhạy văn hóa
- Không rập khuôn
- Xây dựng tính ngay thẳng
Tóm lại, làm việc trong một môi trường có sự giao thoa văn hóa khá thử thách, và với công việc là một quản lý dự án thì lại càng hơn thế nữa! Một điểm quan trọng cần ghi nhớ, rằng làm việc nhóm đa văn hóa không phải là để thu nhỏ sự khác biệt giữa con người với nhau, mà đúng hơn là tận dụng phần lớn các giá trị được thêm vào từ các cá thể có nền văn hóa khác nhau.
Nếu việc đi trễ đang khiến bạn cảm thấy có lỗi hoặc khiến người xung quanh khó chịu dẫn đến việc bạn mất đi độ uy tín của mình, đăng ký tham gia ngay workshop đào tạo “Quản lý thời gian – Vũ khí thành công” ngay hôm nay nhé!