Trong bài viết này, cùng Lead The Change tìm hiểu về kĩ năng giải quyết vấn đề phức tạp – top kĩ năng quan trọng nhất 2020. Và lí do vì sao học sinh Singapore đứng đầu thế giới về kĩ năng giải quyết vấn đề.
Vì sao kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp (Complex Problem Solving) quan trọng?
Chỉ trong 5 năm trở lại đây, hơn một phần ba kỹ năng (35%) được xem là quan trọng trong lực lượng lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến robot, trí tuệ nhân tạo AI, vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học,.. Chính những điều này sẽ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
Báo cáo “Tương lai của công việc” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) mà Lead The Change đã chia sẻ trong bài viết Bộ 3 nhóm kỹ năng học tập suốt đời, chỉ ra rằng kỹ năng quan trọng nhất của năm 2020 là khả năng giải quyết vấn đề phức tạp.
Cụ thể, hơn 36% tất cả công việc của các ngành thì kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp là một trong những kỹ năng cốt lõi của họ.’
Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp được định nghĩa là khả năng giải quyết các vấn đề mới, chưa xác định, trong bối cảnh thực tế phức tạp.
Đó là về sự linh hoạt trong tư duy để giải quyết các vấn đề mà chúng ta chưa từng thấy trước đây và có thể phải giải quyết chúng trong một bối cảnh đang thay đổi ở tốc độ chóng mặt và trở nên phức tạp hơn từng phút! Hiện tại, những vấn đề không thể giải quyết được mà chúng ta đang phải đối mặt chủ yếu là do các vấn đề không hoàn chỉnh, mâu thuẫn hoặc không ngừng phát triển phức tạp ví dụ như biến đổi khí hậu, nghèo đói hoặc khủng bố. Các vấn đề có thể nhỏ hoặc lớn.
Học sinh Singapore luôn đứng đầu trong giải quyết vấn đề phức tạp
Theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trên 40 quốc gia ở năm 2014, học sinh Singapore có điểm trung bình cao nhất 562 điểm cao nhất trong kĩ năng giải quyết vấn đề, tiếp theo là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Singapore cũng có số lượng học sinh giỏi nhất trong việc giải quyết vấn đề phức tạp, khi có 29% học sinh đạt trình độ 5 hoặc 6 (mức trung bình của OECD là 11% – trình độ 2).
Ông Sng Chern Wei, Phó Tổng giám đốc giáo dục (chương trình giảng dạy) Bộ Giáo dục Singapore, cho biết kết quả cho thấy Singapore đang đi đúng hướng, và khẳng định những nỗ lực của các trường để tạo ra trải nghiệm học tập thông qua các sáng kiến như các dự án cộng đồng cho học sinh.
Bộ giáo dục lưu ý rằng thiết kế nghiên cứu cho học sinh là một cách đo lường và so sánh các kỹ năng giải quyết vấn đề hợp tác, nhưng các thiết lập trong cuộc sống thực có thể phức tạp hơn vì con người ít dự đoán hơn.
Với quan điểm này, Singapore xây dựng nhiều chương trình về vấn đề này, từ trung học đến đại học. Một trong những chương trình có thể kể đến là Chua Thian Poh Community Leadership Programme, được Phó Thủ tướng Teo Chee Hean triển khai vào 2.9.2011.
Chương trình ban đầu được đặt trong chương trình học bổng của trường đại học, phục vụ cho các sinh viên Đại học Quốc gia Singapore (NUS) từ các ngành khác nhau đến tìm hiểu các vấn đề xã hội và cộng đồng thông qua các dự án nghiên cứu xã hội, hội nghị chuyên đề và sự kiện. Các dự án nghiên cứu xã hội, được thực hiện với sự cộng tác của các đối tác tổ chức, không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các vấn đề cộng đồng, mà còn giúp cung cấp chuyên môn nghiên cứu rất cần thiết cho các lĩnh vực dịch vụ xã hội.
Trung tâm đã chính thức được khánh thành vào ngày 20 tháng 11 năm 2017 với tư cách là một đơn vị học thuật trong trường Đại học, cho phép họ cung cấp các mô-đun về phát triển cộng đồng mà sinh viên trên khắp các khoa có thể đảm nhận như là môn tự chọn.
Đến nay, NUS Chua Thian Poh Community Leadership Programme đã làm việc với hơn 300 sinh viên đại học NUS và hơn 100 đối tác cộng đồng.
Vậy làm sao để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề?
Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp giúp chúng ta giúp chúng ta khác biệt với máy móc. Máy móc có thể làm mọi thứ theo lập trình. Nhưng chúng không có tư duy và không thể tự rèn luyện tư duy. Vì điều đó, mà kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp hay kỹ năng sáng tạo đều phụ thuộc vào tư duy. Để rèn luyện, chúng ta buộc phải rèn luyện tư duy bản thân thông qua học tập, trau dồi kiến thức và thử nghiệm.
Lead The Change sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề:
1. Khóa học về giải quyết vấn đề phức tạp trên Coursera :
Khóa học này sẽ dạy cho bạn những kỹ năng giải quyết vấn đề mới mang tính cách mạng. Tham gia các bài giảng từ hơn 50 chuyên gia từ tất cả các khoa tại Đại học Macquarie, ở đó xem xét giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách chưa từng được thực hiện trước đây.
2. Công cụ giải quyết vấn đề Design Thinking (Tư duy thiết kế):
Đây là mô hình 5 giai đoạn do Hasso-Plattner từ Học viện Thiết kế Stanford (d.school) đề xuất sẽ được chia sẻ trong bài viết tiếp theo của Lead The Change. D.school là trường đại học đi đầu khi đề cập đến giảng dạy Tư duy thiết kế. Theo d.school, năm giai đoạn trong Tư duy thiết kế bao gồm: Đồng cảm, Định nghĩa (vấn đề), Tưởng tượng, Quá trình dựng mẫu, và Kiểm tra.
3. Đào tạo Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp tại Lead The Change 2019 Exchange Trip:
Đây là cơ hội được đào tạo về kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp tại Lead The Change 2019 Exchange Trip in Singapore được hỗ trợ bởi NUS Chua Thian Poh Community Leadership Centre.
Trong khung chương trình phát triển bộ kỹ năng cạnh tranh trong thế kỉ 21, Lead The Change 2019 Exchange Trip ở Singapore, đào tạo kỹ năng giải quyết vấn đề tại NUS Chua Thian Poh Community Leadership Centre (Trung tâm lãnh đạo cộng đồng NUS Chua Thian Poh trực thuộc Đại học quốc gia Singapore NUS).
Với NUS – trường đại học hàng đầu châu Á, họ không chỉ là những cải tiến giáo dục hướng đến thực hành, chú trọng công nghệ mà nơi đây được xem như một cộng đồng, một hệ sinh thái về giáo dục. Ví dụ như NUS Chua Thian Poh Community Leadership Centre là trung tâm để đào tạo kĩ năng giải quyết vấn đề, nuôi dưỡng các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Singapore – những người sẽ không chỉ tham gia đóng góp mà còn đam mê giải quyết các thách thức xã hội và cộng đồng ở Singapore.
Vì vậy khi có cơ hội được đào tạo tại NUS Chua Thian Poh Community Leadership Centre, đó là cơ hội tốt để chúng ta tiếp cận nơi công dân có chỉ số kĩ năng hàng đầu thế giới, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến học hỏi và kết nối với họ.