Các kênh thương mại điện tử đã dành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc đua doanh thu cho ngày black friday 2019 với doanh số tăng gần 20%, xấp xỉ 7.4 tỷ USD. Nhưng con số này không thể so sánh với con số thu được từ “Cyber Monday” – một cái tên còn xa lạ với phần đa người tiêu dùng. Năm 2019 là cuộc chay đua khốc liệt của hai kỳ mua sắm đặc biệt này trên kênh thương mại điện tử, mở ra nhiều cơ hội mới cho giới kinh doanh.
Black Friday và Cyber Monday là gì?
Black friday có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Lễ Tạ Ơn luôn rơi vào ngày thứ 5 của tuần thứ 4 trong tháng 11, ngày thứ sáu sau đó thường được coi là một ngày lễ không chính thức. Bởi vì nhiều người được nghỉ làm nên các cửa hàng giảm giá thường chỉ trong một ngày này để mở đầu mùa Giáng Sinh.
Giao dịch trực tuyến là chiếc phao cứu sinh cho những ai không bết nên mua gì và mua ở đâu trong những ngày lễ lớn như chrismast. Năm 2005, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia – một hiệp hội thương mại của Mỹ, nhận thấy sự tăng đột biến trong doanh số bán hàng trực tuyến vào thứ hai tuần sau Lễ Tạ ơn. Cyber monday ra đời từ đó và diễn ra vào thứ hai đầu tiên sau Lễ Tạ ơn như một quả bom kích cầu mua sắm.
Cyber Monday – Tiềm năng nhưng lắm thách thức
Black Friday 2019 đã trở thành ngày bán hàng trực tuyến lớn thứ nhì trong lịch sử, chỉ sau Cyber Monday với tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ 20%, doanh thu 9,4 tỉ USD. Giá trị trung bình của các đơn hàng trực tuyến đã tăng 6%, lên 169 USD.
Theo khảo sát của Liên đoàn bán lẻ quốc gia, 121 triệu người mua sắm – chiếm khoảng 49% tổng số người mua sắm – đã lên kế hoạch mua sắm vào Thứ Hai Điện Tử. Và mặc dù Thứ Hai Điện Tử là một ngày mua sắm dành riêng cho trực tuyến, nhiều người vẫn chuyển sang trực tuyến để mua sắm trực tiếp vào Thứ Sáu Đen năm ngoái – 103 triệu so với 102 triệu tại cửa hàng.
Với cơ hội bán hàng khổng lồ và áp lực để chống lại cả cạnh tranh trực tuyến và ngoại tuyến, các nhà bán lẻ không thể bỏ lỡ miếng bánh béo bở này. Vậy phải làm sao để phát huy hết sức mạnh của thương mại điện tử?
Thương mại điện tử: Con khủng long non cần được mài dũa
Trong kinh doanh trực tuyến có một thuật ngữ rất hay được sử dụng là “Smart Talk”. Giao tiếp thông minh (smart talk) là đảm bảo rằng nhân sự, các kênh thông tin, các hệ thống doanh nghiệp sử dụng phải thống nhất, rõ ràng và phát huy hiệu quả tối đa.
Để củng cố doanh nghiệp trên tất cả các mặt trận chống lại sự gián đoạn tiềm ẩn. Gián đoạn tiềm ẩn ở đây là các yếu tố bất ngờ xảy ra trong quá trình vận hành giao dịch và tương tác như đường truyền bị quá tải, lỗi đơn hàng do hệ thống,… Doanh nghiệp nên thống nhất quản lý cơ sở hạ tầng của mình để đảm bảo rằng tất cả các hệ thống – giao diện thương mại điện tử, dịch vụ khách hàng, hệ thống phụ trợ, mạng xã hội – được tích hợp đầy đủ và có thể dễ dàng truyền thông tin cho nhau. Điều này bao gồm đảm bảo thanh toán an toàn trên trang mua bán và duy trì khả năng hiển thị rõ ràng, theo thời gian thực vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Bằng cách thiết lập các quy trình quan trọng này trước thời hạn, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện xử lý nhanh chóng các vấn đề tồn đọng, cũng như minh bạch trong giao tiếp và giao dịch với khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn nên xác định một phương án rõ ràng về cách ghi lại các sự cố đã xảy ra, để có thể kiểm tra và xử lý kịp thời. Đừng chờ đợi cho đến khi một vấn đề leo thang thành một cuộc khủng hoảng toàn diện và dẫn đến mất doanh thu và lòng trung thành của khách hàng.
Có rất nhiều giải pháp được thiết kế để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cấp với mức giá phải chăng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng, TRÊN TẤT CẢ, doanh nghiệp nên tận dụng các công nghệ và tích hợp truyền thông để chủ động tránh thời gian chết và sự chậm trễ trong những thời điểm số lượng giao dịch gia tăng như black friday hay cyber monday.