“Thiết kế một cuộc đời đáng sống” (Designing Your Life) hai tác giả Bill Burnett và Dave Evans đã chia sẻ cách giúp cho các bạn “vẽ” đường đến hạnh phúc cho mình. Bởi vì, mỗi người chúng ta có một định nghĩa riêng về hạnh phúc. Dẫn đến mỗi cá nhân có một hình dung rất khác biệt về cuộc đời hạnh phúc. Hãy cùng Lead The Change tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Bước đầu của Thiết kế cuộc đời: NHẬN DIỆN
Bạn có đang hạnh phúc hay không?
Nếu câu trả lời là “Có”, bạn thấy mình đang cảm thấy hạnh phúc thì bạn hãy cứ tiếp tục làm những việc mà bạn đang làm.
Nhưng nếu bạn không chắc chắn về đáp án của bản thân, hoặc bạn cảm thấy mình chưa thực sự cảm nhận được hạnh phúc và bạn cảm thấy mình cần phải thay đổi điều gì đó. Tuy nhiên bạn lại chưa biết bắt đầu từ đâu, thì dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn thiết kế cuộc đời của chính mình.
Bước hai trong thiết kế cuộc đời: THAY ĐỔI BA NIỀM TIN SAI LỆCH
Cuộc đời thay đổi khi góc nhìn của chúng ta về cuộc đời thay đổi. Albert Einstein từng nói: “Chúng ta không thể giải quyết vấn đề với cùng lối tư duy mà chúng ta đã tạo ra chúng”.
Một trong những cách hiệu quả giúp chúng ta giải quyết các vấn đề phức tạp chính là thay đổi góc nhìn của mình. Hãy thực hiện thay đổi góc nhìn của bản thân về một sự việc, một vấn đề bằng cách dừng lại để nhìn nhận lại những việc chúng ta đã làm và sẵn sàng mở lòng để đón nhận những suy nghĩ, cảm xúc và thậm chí là thay đổi niềm tin của mình về một việc nào đó. Điều này cho phép chúng ta xác định đúng vấn đề và tìm đúng giải pháp cho mình.
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng có rất nhiều niềm tin của chúng ta về cuộc sống là sai lệch. Chúng là rào cản ngăn chúng ta mở lòng để đón nhận những ý kiến trái chiều khác với mình. Cho nên, nếu chúng ta muốn thiết kế cuộc đời mình, việc đầu tiên mà ta cần làm đó chính là thay đổi những niềm tin sai lệch đó.
Sau đây là 3 niềm tin sai lệch rất phổ biến khi thiết kế cuộc đời:
1. Đam mê quyết định cuộc sống
Khác với suy nghĩ của nhiều người, đam mê chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để xác định thành công hay con người của bạn. Nghiên cứu của giáo sư Bill Damon của đại học Stanford cho thấy ít hơn 20% người có niềm đam mê duy nhất và cố định trong cuộc đời họ. Vì thế, đừng gò bó bản thân trong hai chữ “đam mê” mà hãy bắt đầu với những gì bạn đang có trong hiện tại.
2. Quá muộn để bắt đầu:
Sinh ra, đi học, tốt nghiệp, đi làm và kết hôn – một lộ trình hoàn hảo của đời người chứng nhận bởi tiêu chuẩn của xã hội. Từ bao giờ việc “trắng tay” vào tầm 25, 26 lại định nghĩa cho sự thất bại? Theo David Brooks, độ tuổi 22-35 là thời gian vàng để khám phá nhiều khía cạnh khác nhau của bản thân. Vì thế, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu và điểm xuất phát chính là bạn của hiện tại.
3. Chỉ có một phiên bản lý tưởng duy nhất của bạn tồn tại
Nhiều người thường xem hạnh phúc chính là đích đến của cuộc đời, nhưng Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết “Không có con đường dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường“. Việc đi tìm và hoàn thiện bản thân để trở thành một phiên bản lý tưởng sẽ là điều không tưởng. Bởi vì cuộc sống thay đổi liên tục và không ngừng đem đến những thử thách, những khó khăn hoặc thành công khiến cuộc đời chúng ta rẽ hướng. Nên việc mà chúng ta có thể làm là chuẩn bị và tận hưởng hành trình hoàn thiện mình với nhiều phiên bản cuộc đời khác nhau.
Bước 3: THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI HẠNH PHÚC CHO MÌNH VỚI 5 Ý TƯỞNG DƯỚI ĐÂY
1. Liên kết các điểm (Connecting The Dots)
Bạn là ai?
Bạn làm gì?
Bạn tin vào điều gì?
Đây là 3 câu hỏi quan trọng giúp ta khám phá bản sắc cá nhân của mình, là kim chỉ nam giúp ta không bị lạc trên con đường đi tới hạnh phúc. “Giao điểm” của các câu trả lời cho ba câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta sống cuộc đời đủ đầy và ý nghĩa hơn. Để kết nối các điểm này, chúng ta cần làm hai việc.
Đầu tiên, với một trang giấy, bạn hãy viết những suy nghĩ và quan điểm của bạn về công việc bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn định nghĩa công việc là gì?
- Tại sao bạn lại cần làm việc?
- Công việc phục vụ cho điều gì?
Tiếp theo, bạn hãy viết xuống phiên bản cuộc đời ý nghĩa mà bạn muốn sống bao gồm quan điểm sống, cách thế giới xung quanh vận hành và lý do cho sự tồn tại của chính mình trong 1 trang giấy tiếp theo. Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi chính mình như sau:
- Tại sao bạn cần tồn tại ở đây?
- Theo quan điểm cá nhân của bạn, thế giới được vận hành như thế nào?
Khi quan điểm sống và làm việc được cộng hưởng chặt chẽ, chúng ta sẽ có thể cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
Tìm hiểu Kỹ năng kết nối – Connecting the dots thời đjai 4.0
2. Nhận diện vấn đề quan trọng trong cuộc sống của bạn
Không phải vấn đề nào cũng là vấn đề. Có những vấn đề mà hoàn cảnh bắt buộc phải như vậy hay đơn giản đó là thực tế trong cuộc sống. Đối mặt với những vấn đề vốn là “thực tế cuộc sống” này, “chấp nhận” là bài học đầu tiên bạn phải nằm lòng, và sau đó đưa ra quyết định nên “ngó lơ” hay tìm cách “khắc phục” để bước tiếp trong tương lai.
3. Suy nghĩ về “phiên bản” tương lai của mình và thiết kế cuộc đời mời bằng phương pháp Kế hoạch trưởng thành (Odyssey plan)
Có bao giờ bạn tự hỏi, mình sẽ là ai khi ở một thế giới song song khác? Giả sử, bạn có thể sống trong các đa vũ trụ cùng một lúc và ý thức sâu sắc về những phiên bản của mình trong từng trường hợp. Diễn viên múa ba lê, nhà khoa học hoặc bất cứ điều gì khác mà bạn từng muốn trở thành. Nếu “tất cả” là con số bạn có được trong đa vũ trụ, bạn muốn có bao nhiêu cuộc sống? Bằng cách nghĩ độc đáo này, tác giả nhận lại được từ 3 đến 10.000 câu trả lời. Trung bình, hầu hết mọi người nghĩ rằng họ có khoảng 7 ½ bản ngã mà họ muốn sống. Thay vì “đa sắc, đa bản”, hãy cô đọng lại ba phiên bản biến đổi khác biệt nhất. Cầm giấy bút lên và cho phép trí tưởng tượng được “bay cao, bay xa” với các viễn cảnh sau:
- Viễn cảnh 1:
Hãy bổ sung vào danh sách những việc bạn nhất định sẽ làm được khi còn sống những điều bạn chưa từng nghĩ mình sẽ làm.
Ví dụ như: Phiêu du đến miền đất nào đó hay thả mình trong không trung từ máy bay?
Bởi vì biết đâu bất ngờ, cuộc sống sẽ có những “khúc cua” thú vị khiến cuộc đời của bạn rẽ hướng.
- Viễn cảnh 2:
Bạn sẽ làm gì nếu:
Chương sách đầu tiên của bạn bắt đầu với một “dấu chấm”?
Trí tuệ nhân tạo và robot đổ bộ, cướp đi công việc của bạn?
- Viễn cảnh 3:
Bạn sẽ làm gì nếu:
Tiền bạc không phải là một vấn đề?
Nếu bạn tích lũy được một khoản tiền không nhiều nhưng vừa đủ để trang trải?
Nếu ánh mắt dò xét, chê cười của thiên hạ biến mất?
Có thực hiện Kế hoạch trưởng thành (Odyssey plan), con người mới nhận ra sự thú vị của 3 phiên bản song song và tính khả thi của chúng. Có người nhận ra những thứ bị lãng quên và đưa chúng trở lại với kế hoạch của họ. Có người vì bài tập này mà khởi đầu một chương mới hoàn toàn khác. Hầu hết, họ sử dụng phương pháp này để lý tưởng hóa tất cả những điều tuyệt vời nhất họ có thể sống và tận hưởng.
4. Hãy cứ thử và thử sống những “phiên bản cuộc đời” mà bạn mong muốn
“Hãy cứ thử và thử liên tục!” – câu thần chú quyền năng tạo nên những tác phẩm để đời, sáng kiến vĩ đại và cội rễ của khái niệm “hoàn hảo”. Một bộ não có trí thông minh vượt trội không làm nên sức mạnh của một con người. Việc ghi chép lại cảm xúc, tinh thần, đánh giá hiệu suất sau thử nghiệm mang lại cả một “combo” lợi ích trong việc xác định điều nào là tốt nhất cho bản thân. Hãy cứ thử cho đến khi bạn tìm thấy “phiên bản” khiến mình hạnh phúc nhất.
5. Lắng nghe trực giác mách bảo
Nhiều người chỉ vì một chữ “lỡ” mà để nỗi sợ tước mất đi quyền được lựa chọn của họ. Quá trình chắt lọc lựa chọn tối ưu nhất sẽ đơn giản hóa nếu bạn am hiểu tâm lý của việc đưa ra quyết định. Hãy để “giác quan thứ 6” của bạn được lên tiếng và sử dụng cảm xúc làm thước đo độ tiềm năng của giải pháp đó. Một khi đã thành thạo trong việc thu thập, sáng tạo và chọn lọc ý tưởng, hãy chừa chỗ cho những sáng kiến đột phá và “vận may” của mình. “Vận may” ở đây nằm ở việc lưu tâm đến nhiệm vụ trước mắt đồng thời mở rộng tầm nhìn của bạn. Nắm bắt những khoảnh khắc hiếm có này đồng nghĩa với việc bạn đã có trong tay “tấm vé” đến show diễn của thành công.
Kết
Thiết kế con đường hạnh phúc là một hành trình dài, bạn cần phải nhận diện, dám thử và dám bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình. Nhận diện được cảm giác mình có hạnh phúc hay không đã khó, bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình còn khó hơn bao giờ hết. Chương trình du học ngắn hạn tại Lead The Change Exchange Trip 2024, được xây dựng dành riêng cho những bạn muốn bước ra khỏi vòng an toàn của chính mình. Thử những trải nghiệm mới, tiếp thu những kiến thức mới để có thể thiết kế nên một cuộc sống thú vị hơn, sắc màu hơn