Forever 21 chuẩn bị nộp đơn phá sản, theo Bloomberg đưa tin. Nhà bán lẻ thời trang nổi tiếng của giới trẻ đang vận hành khoảng 800 cửa hàng trên thế giới với hơn 3 tỉ đô doanh thu hàng năm cho biết sẽ tái cấu trúc khoản nợ.
Số phận của Forever 21 gần như được vạch sẵn từ “ngày tận thế bán lẻ”. Đây là thuật ngữ cảnh báo được sử dụng để mô tả Internet đã thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng thế nào, cụ thể là ảnh hưởng đến chuỗi các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Mỹ.
Kể từ thời điểm 2017, những doanh nghiệp Hoa Kỳ có tên tuổi hàng thập kỷ như Sears, Toys R Us, Mattress Firm, Payless cũng nộp đơn phá sản, một tín hiệu cho thấy các thương hiệu đình đám một thời đang đấu tranh để giữ chân khách hàng. Dựa trên báo cáo của Forbes, phần lớn các nhà bán lẻ đều thuộc vốn chủ sở hữu tư nhân, sử dụng hình thức mua lại có đòn bẩy để thu gom các công ty. Những hình thức mua lại có thể tạo gánh nặng cho nhà bán lẻ với nợ và lãi cao mà sau đó họ phải chi trả, thu về lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, theo Chương 11, Luật phá sản Hoa Kỳ, có lẽ Forever 21 sẽ không biến mất, ít nhất là chưa. Như Elize Brooke từng viết cho Vox, phá sản tạo cơ hội cho một doanh nghiệp tái cấu trúc trong khi vẫn tiếp tục vận hành, tạm hoãn hoặc tái cấu hình chi trả nợ. Hãy nghĩ về nó như một tập đoàn đang F5. Các công ty thừa nhận tiếp tục duy trì kinh doanh đã chết nhưng vẫn kiếm ra tiền là hợp lí, hơn là hoàn toàn đóng cửa và phá hủy giá trị kinh tế của nó.
Forever 21 sở hữu nhiều cửa hàng mặt tiền ở các tầng sáng giá – một cách để mời chào các khách hàng ở trung tâm thương mại – có thể làm gia tăng vấn đề đang gặp phải với tình trạng ngày càng ít người lui tới, chuyên gia bán lẻ chia sẻ với Los Angeles Times. Nhà bán lẻ được biết đến với độ thừa trong cả quần áo và không gian, hoạt động trong các trung tâm lớn hàng nghìn mét vuông như Times Square và Las Vegas. Nếu Forever 21 đóng cửa hàng nhỏ, ít lợi trong lúc tái cấu trúc thì ông chủ bất động sản sẽ gặp phải vấn đề khác: tìm con đường lấp đầy những nơi đó khi định giá của những khoảng trống trung tâm thương mại ngày càng tăng.
Forever 21 từng được ca tụng chiến thắng trước đám đông người trẻ tuổi với chiến lược truyền thông mạng xã hội; nhưng thế hệ người tiêu dùng gen Z có thể bị lung lay trước những sản phẩm trên YouTube và Instagram dựa trên nội dung có sức ảnh hưởng. Bằng chứng cho thấy, trên kênh Instagram, Forever 21 sở hữu hơn 16 triệu lượt người theo dõi (followers) nhưng thiếu độ tin cậy lớn có sức ảnh hưởng trong tiếp thị nhắm đến đối tượng mục tiêu.
Một hồ sơ phá sản tiềm năng có thể là sự kết thúc, nhưng nó cũng có nghĩa là nhiều thời gian hơn cho một cơ hội tiếp theo.