QUY LUẬT KHÔNG TRÌ HOÃN: 4 GIÂY – 2 PHÚT – 72 GIỜ – 21 NGÀY

Không trì hoãn là một trong những câu nói bạn tự nói rất nhiều với chính mình. Nhưng có mấy ai vượt qua được rào cản của điều này. Bao nhiêu lần lập ra danh sách các mục tiêu và bao nhiêu lần bạn thực hiện nó? Chắc chắn, số lần đó luôn nhiều hơn những hành động thực tế bạn làm để đạt được mục tiêu. Thực tế cũng cho thấy, mỗi khi đạt được một mục tiêu nào đó trong cuộc sống bạn vô cùng hạnh phúc.

Điều đó cũng đồng nghĩa khi bạn có một mục tiêu để phấn đấu, thế giới quan của bạn cũng sẽ thay đổi. Điều này giống như vòng xoắn dẫn đến hạnh phúc. Nhưng để vào được vòng xoắn ấy, bạn cần phải biết những chiêu thức hiệu quả giúp bản thân đạt được mục tiêu đề ra. Và dưới đây chính là công thức kì diệu ấy: luật 4 giây – 2 phút – 72 giờ và 21 ngày!

QUY LUẬT 4 GIÂY

Hãy hít thở thật sâu và chậm 4 giây trước khi bạn hành động hoặc đưa ra bất cứ quyết định quan trọng nào.

Nguyên tắc 4 giây sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Peter Bregman, tác giả của cuốn sách “Luật 4 giây” cho rằng bạn nên hít thở thật đều và sâu trong vòng 4 giây; sau đó bạn có thể hành động.

Tại sao việc này quan trọng? Đó chính là nghệ thuật tự kiểm soát. Hít thở sâu sẽ tránh cho bạn khỏi việc đưa ra các quyết định vội vã và mang lại cho bạn thời gian để đánh giá kết quả của mỗi hành động.

Trước khi nói hay phát ngôn bất cứ điều gì, bạn nên dừng lại hoặc chờ 4 giây để suy nghĩ sáng suốt hơn. Khoảng thời gian ngắn ngủi này đủ để bạn giữ bình tĩnh và tránh sự bốc đồng. Nóng vội trước khi hành động hoặc đưa ra một kết luận nào đó.

Đây chính là 4 giây trong Quy luật 4 giây – 2 phút – 72 giờ – 21 ngày

 

QUY LUẬT 2 PHÚT

Nếu việc nào đó chỉ tốn chưa đến 2 phút để hoàn thành, bạn hãy thực hiện nó ngay lập tức.

Rất nhiều nhiệm vụ chúng ta trì hoãn thường không khó để hoàn thành. Nguyên tắc 2 phút này sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu lớn. Mỗi mục tiêu đi kèm với một danh sách các hành động nhỏ. Chẳng hạn, bạn phải đọc 1 cuốn sách khoảng 2.000 trang, việc này sẽ khiến bạn mất vài tháng.

Nếu như bạn tiếp tục nhìn cuốn sách như một tổng thể, bạn sẽ thấy nó khó mà hoàn thành, do đó bạn dễ bỏ cuộc. Nhưng nếu như bạn chia nhỏ cuốn sách thành từng trang và đặt mục tiêu đọc từng trang một, bạn sẽ mất chưa đến 2 phút cho một trang sách.

Nhiều việc nhỏ sẽ thành việc lớn. Mỗi ngày bạn tích một hai việc nhỏ thì lâu dần cũng có một list việc linh tinh phải làm khiến bạn chán ngấy đến mức chả thèm đọc hết list luôn. Đến cuối cùng bạn có quá nhiều thứ cần hoàn thành dẫn tới quá tải và chả cái gì có hiệu quả tốt cả. Vì vậy chỉ 2 phút trong 1440 phút của 1 ngày thôi nhưng có nhiều việc mà bạn có thể làm ngay thì hãy hành động.

QUY LUẬT 72 GIỜ

Khi bạn đã có 1 ý tưởng, hãy thực hiện nó trong vòng 3 ngày (72 giờ).

Bodo Schaefer – tác giả sách, doanh nhân kiêm diễn giả nổi tiếng người Đức. Cho rằng nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn đẩy lùi trì hoãn: Đừng bao giờ đặt ra các nhiệm vụ kéo dài quá 72 giờ. Nếu bạn trì hoãn hành động này. Ý tưởng của bạn sẽ mãi nằm trên giấy mà thôi.

Khi bạn đột nhiên nghĩ ra một ý tưởng mới hay ấp ủ điều gì muốn thực hiện thì 72 giờ hay 3 ngày là khoảng thời gian hữu dụng nhất để bạn lên kế hoạch cho nó. Theo mình, trước hết trong 3 ngày, bạn vẫn còn tràn trề hứng thú với ý tưởng kia và khao khát được thực hiện nó.

Bạn đủ thời gian để suy nghĩ và suy tính cách triển khai ý tưởng hay sáng kiến đó. Quan trọng là bạn có thể liên kết tất cả những mảnh nhỏ thành một bức tranh lớn. Biến ý tưởng thành hiện thực. Nhưng nếu bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo mà buộc phải thực hiện sau 72 giờ này thì cũng cố gắng lên và đừng nhụt chí nhé!

QUY LUẬT 21 NGÀY

Hãy cho bản thân 21 ngày để phát triển một thói quen

Khi bạn muốn đạt được một mục tiêu nào đó. Bạn phải biến các hành động thành thói quen hàng ngày. Hãy lập lại danh sách mục tiêu một lần nữa. Tập trung vào các mục tiêu đơn lẻ và biến nó thành hành động, sau đó thực hiện đều đặn mỗi ngày. Đó có thể là viết blog, ngồi thiền, chạy bộ hay học tiếng Anh… bất cứ việc gì.

Trong những ngày đầu tiên, bạn sẽ cần rất nhiều nỗ lực. Nhưng một khi đã quen dần với nó, bạn sẽ cảm thấy điều này như một phần cuộc sống.

Thời gian đủ để tạo nên một thói quen. Não sẽ theo phản xạ kích hoạt vùng nếp nhăn giúp bạn thực hiện thói ấy. Chính vì vậy ngày một ngày hai thậm chí 1 tuần cũng chưa thể tạo nên một thói quen mà bạn phải kiên trì ít nhất 21 ngày.

Bạn sẽ nhận ra điều này đúng đối với cách lập ra một thói quen mới. Nhưng trong thời gian 21 ngày, điều kiện là bạn phải luôn tuân thủ tuyệt đối việc đó. Không cũng rất dễ buông bỏ thói quen. Đặc biệt sau 21 ngày, bạn càng thường xuyên lặp lại thói quen thì nó càng in sâu vào bạn và khó bỏ hơn. Mình mong các bạn biết được những điều này sẽ vận dụng thật hiệu quả cho chính bản thân mình.

VÀ… 10.000 GIỜ

Khi bạn cố gắng để thành thạo trong lĩnh vực nào đó, bạn cần dành khoảng 10.000 giờ thực hành việc đó.

Trong cuốn sách “Outliers: The Story of Succes” (Tạm dịch: Những kẻ xuất chúng). Tác giả người Canada Malcolm Gladwell đã đề cập đến nguyên tắc 10.000 giờ thực hành đóng góp vào thành công của hầu hết các doanh nhân, triệu phú trên thế giới.

Để thực hiện quy tắc này, bạn hãy lựa chọn lĩnh vực mà mình yêu thích và lập kế hoạch để thực hành mỗi ngày. Hãy theo dõi thời gian mà bạn thực hành việc đó để đảm bảo bạn thực hiện đủ 10.000 giờ.

Đừng để thói quen trì hoãn tiếp tục cản trở con đường thành công của bạn. Đừng tiếp tục lập ra các danh sách mục tiêu mà bạn chẳng bao giờ thực hiện được. Hãy thay đổi cuộc sống ngay từ bây giờ bằng cách áp dụng công thức diệu kỳ: Quy luật 4 giây – 2 phút – 72 giờ – 21 ngày!

Nguồn: Linkedin (Nam Tran).

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ