Project-Based Learning (PBL) và Design Thinking là một phương pháp giảng dạy còn xa lạ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Trong khi đó, đây lại là phương pháp tiếp cận kiến thức rất phổ biến tại các trường học và tập đoàn ngoài nước.
Vì tính hiệu quả và mới lạ của nó, trong năm 2020, Lead The Change quyết định chính áp dụng hai phương pháp này thành phương pháp giảng dạy của chương trình Lead The Change Exchange Trip. Chuỗi bài viết giới thiệu phương pháp đào tạo của chương trình sẽ mở đầu bằng phương pháp Project-Based Learning. Mời các bạn cùng theo dõi!
Project-Based Learning là gì?
Project-based learning – Học qua dự án là một phương pháp học tập dựa trên việc đề ra một dự án cho người học và người tham gia cần sự hợp tác với nhau để tạo nên một sản phẩm, một bài thuyết trình hoặc một bài thu hoạch cuối khóa học.
Trong chương trình Lead The Change, người học trải qua một quá trình tìm tòi, khám phá để giải quyết một dự án nằm trong thử thách đòi hỏi tư duy sâu do chương trình đưa ra. Các dự án được các nhà lãnh đạo trẻ lên kế hoạch thực hiện, quản lý sẽ được đánh giá cụ thể, phù hợp với từng thành viên, nhằm giúp các bạn:
- Tiếp thu được những nội dung học thuật quan trọng
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21 (như làm việc nhóm, giao tiếp và tư duy phản biện)
- Tạo dựng những sản phẩm thực, những bài báo cáo cuối khóa đào tạo có chất lượng tốt
Đặc điểm của phương pháp Project-Based Learning
Phương pháp Học theo dự án có những đặc điểm sau:
- Định hướng những nội dung quan trọng. Mục tiêu của phương pháp này là giúp các nhà lãnh đạo trẻ nắm được những chuẩn mực và các khái niệm chính nằm trong trọng tâm đào tạo và cách áp dụng nó vào thực tế.
- Đòi hỏi tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và trao đổi thông tin. Để có câu trả lời cho câu hỏi gợi mở và tạo ra một sản phẩm chất lượng, các bạn cần tư duy nhiều hơn là ghi nhớ thông tin đơn thuần. Người học cần sử dụng những kỹ năng, năng lực tư duy của não bộ kết hợp cùng các kỹ năng mềm – thường được biết đến với tên gọi Bộ kỹ năng 4.0. Đây là những yếu tố tiên quyết để có được thành công trong môi trường làm việc hiện đại của thế kỷ 21.
- Cần có các câu hỏi mang tư duy phản biện – một phần không thể thiếu của quá trình học hỏi và sáng tạo. Các nhà lãnh đạo trẻ chính là người đặt ra những câu hỏi phản biện, tìm kiếm câu trả lời và đưa ra kết luận cho mình. Quá trình này dẫn dắt các bạn xây dựng một ý tưởng, một sản phẩm hoặc một dự án hoàn thiện và chuyên biệt.
- Được thiết kế xoay quanh một câu hỏi gợi mở ý tưởng. Phương pháp này tập trung vào các hoạt động của người học và phụ thuộc vào việc họ học được những gì qua khung các nội dung quan trọng, các cuộc tranh luận, các thách thức và các vấn đề nảy sinh.
- Tạo ra nhu cầu cần phải nắm được nội dung và các kỹ năng thiết yếu. Một bài học chuẩn theo phương pháp Project-based learning sẽ được bắt đầu bằng việc đưa ra các kiến thức và khái niệm. Sau khi các bạn đã nắm được vấn đề sẽ có cơ hội ứng dụng vào các dự án cụ thể. Điều này tạo nên tình huống và lý do để người học chủ động học và nắm được các kiến thức, khái niệm của môn học để hoàn thành dự án.
- Tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo trẻ thể hiện bản thân, tiếng nói và tự ra quyết định. Các bạn sẽ học cách làm việc độc lập và có trách nhiệm khi phải đưa ra quyết định. Phương pháp tạo cơ hội cho bạn được lựa chọn, thể hiện những gì đã học theo cách của riêng mình giúp tăng sự say mê học tập của người học.
- Có nhận xét và đánh giá quá trình. Các bạn được yêu cầu đưa ra và nhận lại các phản hồi từ phía bạn cố vấn của chương trình để nâng cao chất lượng sản phẩm mình tạo nên, suy nghĩ về những gì đã học được.
Project-Based Learning khác với việc “Thực hiện một dự án” như thế nào?
Không nên quy Project-Based Learning và việc “Thực hiện dự án” vào chung một nhóm. Có những đặc điểm chính để các bạn phân biệt “thực hiện một dự án” với việc tham gia vào Học tập dựa trên dự án.
Nếu như “Thực hiện dự án” lấy việc hoàn thành dự án là hoạt động chính thì Học tập dựa trên dự án dùng chính dự án của các nhà lãnh đạo trẻ làm phương tiện để các bạn tiếp thu các kiến thức và kỹ năng quan trọng đã được đào tạo.
Trái ngược với việc thực hiện một dự án, PBL đòi hỏi tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, hợp tác và nhiều hình thức giao tiếp khác nhau. Các bạn cần sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao và học cách làm việc theo nhóm. Từ đó các kiến thức mới được áp dụng hiệu quả cho dự án của chính các bạn.
3 cách để bắt đầu tiếp cận PBL
Có thể các bạn đã từng nghe đến khái niệm Project-Based Learning nhưng vì một số lý do nào đó chưa được trải nghiệm qua. Dưới đây là 3 cách giúp bạn làm quen phương pháp này.
1. Tiếp cận trực tiếp với PBL đúng cách:
Mốc khởi điểm luôn quan trọng. Các kiến thức bạn tiếp thu trong lúc này sẽ ảnh hưởng tới tất cả hoạt động về sau. Tại Lead The Change Exchange Trip, các nhà sáng lập luôn đảm bảo phương pháp PBL đạt chuẩn High Quality Project Based Learning ( Hiệp hội quốc tế về Công nghệ trong Giáo dục (ISTE)). Sau khi các bạn bước ra từ chương trình sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về sự vận hành của Project-Based Learning trong quá trình tiếp thu kiến thức và áp dụng nó vào thực tế.
Các nhà lãnh đạo trẻ tham gia các hoạt động thuộc phương pháp Project-Based Learning
2. Học qua trải nghiệm, các khóa đào tạo:
Hỏi bất cứ ai thành công với PBL, họ sẽ nói với bạn rằng cách lý tưởng nhất để hiểu và tiếp thu kiến thức qua phương pháp này là thông qua các buổi workshop. Sau 6 năm vận hành các chương trình đào tạo tại nước ngoài, Lead The Change Exchange Trip đã xây dựng được một chuỗi các trải nghiệm xuyên suốt chương trình đào tạo. Điều quan trọng là đội ngũ mentor/speaker danh tiếng của Lead The Change có đầy đủ kinh nghiệm để hướng dẫn cho các bạn. Chương trình bước đầu cung cấp cho các bạn cầu nối hoàn hảo đến với PBL. Và bạn sẽ sẵn sàng thực hiện một dự án của chính mình.
3. Tham khảo các dự án đã hoàn thành
Việc tham khảo các dự án đi trước sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về một dự án được xây dựng trên phương pháp PBL. Với 6 năm vận hành các chương trình đào tạo và tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp lớn, Lead The Change có nguồn tư liệu khổng lồ. Đó là các dự án của cộng đồng Lead The Change Alumni trải dài trên nhiều lĩnh vực kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, sinh học, sức khỏe, môi trường,… Các các nhân, tổ chức đang nắm giữ các dự án này sẽ là nguồn tham khảo và đúc kết kinh nghiệm của các bạn.
Trên đây là tất cả những điều cần lưu ý về Project-Based Learning, phương pháp đào tạo mới mà Lead The Change sẽ áp dụng trong năm 2023. Bên cạnh đó, Design Thinking cũng được chương trình đưa vào hệ thống phương pháp giảng dạy của Lead The Change Exchange Trip. Các bạn hãy theo dõi website và fanpage của Lead The Change để đón đọc các bài viết sắp tới về phương pháp Design Thinking nhé!
Để có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động của chương trình Lead The Change Exchange Trip và hưởng các đặc quyền của một Lead The Change Young Leader, đừng ngần ngại đăng ký ngay hôm nay để nhận các tư vấn về chương trình trao đổi tại Singapore và Hàn Quốc năm 2023.
2 Comments
It’s the besst time to make some plahs foor thhe future and itt is time
to be happy. I ave readd thjs post and iif I may just I wsh too recommend you ome interesting
issues oor advice. Perhhaps you coul write subsequent artihles regareding this article.
I wish to reasd evwn mor things about it!
Heey very cool blog!! Guuy .. Beautiful ..
Wonderful .. I wikll bookmark yur bloog and
take thee feeds also? I am happy tto search out a llot of helpful information here inn
the submit, wwe wqnt work ouut more strategies iin this regard, thqnk you for sharing.
. . . . .