Practice makes perfect: 14 câu thực hành phỏng vấn xin học bổng chương trình trao đổi ngắn hạn – Phần 1

Hơn 5 năm Lead The Change thực hiện hành trình đưa người trẻ Việt vươn ra thế giới. Chúng tôi mong muốn có thể giúp đỡ các bạn trẻ mở rộng cơ hội hội nhập của mình. Dưới đây là 28 câu hỏi thực hành được Lead The Change tổng hợp từ chính những bài phỏng vấn của mình và từ nhiều chương trình trao đổi và học bổng khác nhau. Pratice makes perfect. Hi vọng các bạn sẽ có được một phần hành trang vững chắc sau bài viết này.

Cách sử dụng nguồn tài liệu này

Lead The Change không đảm bảo rằng bảng câu hỏi bạn gặp khi phỏng vấn sẽ giống hoàn toàn với danh sách bài luyện tập này. Nhưng với sự chuẩn bị của bạn dựa trên tài liệu sau có thể giúp bạn phản xạ nhanh hơn khi giám khảo hỏi bạn những câu hỏi hoàn toàn xa lạ.

Để luyện tập cho buổi phỏng vấn chính thức, Lead The Change khuyên bạn nên thực hiện các bước sau:

  1. Tìm một không gian yên tĩnh. Nơi bạn có thể nói lớn tiếng mà không bị làm phiền hay làm phiền người khác
  2. Tự phỏng vấn bản thân. Đầu tiên, hãy đọc to từng câu hỏi cho chính mình nghe. Sau đó, đóng máy tính xách tay hoặc đặt điện thoại xuống. Và trả lời thành tiếng câu hỏi, như cách bạn trả lời phỏng vấn.

Lưu ý rằng: Bạn nên trả lời tất cả các câu hỏi. Nói những câu hoàn chỉnh và trả lời từng câu hỏi một cách đầy đủ nhất có thể. Bạn sẽ mất ít nhất vài giờ để trả lời tất cả các câu hỏi này. Khi bạn đã trả lời tất cả 14 câu hỏi, nếu bạn kiệt sức, đó là một tín hiệu tốt. Nghe có vẻ cực đoan khi trả lời 14 câu một lúc. Nhưng nếu bạn làm theo cách này, não bộ sẽ được hoạt động hết công suất. Và bạn buộc phải phản ứng nhanh với những tình huống “não blank” (hoàn toàn trống rỗng).

Tự phỏng vấn theo cách này có khó không? Chắc chắn là có rồi. Tuy nhiên, nếu để ý, bạn sẽ thấy mình thường thể hiện tốt hơn trong một cuộc phỏng vấn nếu trước đó bạn đã luyện tập thật chăm chỉ. Việc phỏng vấn bản thân sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn. Tin Lead The Change đi, thử nó nhé!

Bây giờ, chúng ta bắt đầu vào phần chính của bài. 28 câu hỏi dùng để luyện tập trước những buổi phỏng vấn các chương trình trao đổi ngắn hạn.

Ice Breaking – Phá bỏ khoảng cách trong vài phút đầu của buổi phỏng vấn

1. Tại sao bạn lại lựa chọn chương trình trao đổi này?

  • Mục đích: Chủ yếu là người phỏng vấn đang giúp bạn nói chuyện thoải mái hơn và xoa dịu thần kinh đang “căng như giây đàn” của bạn. Nhưng đây cũng sẽ có thể là câu hỏi để thăm dò bạn. Họ muốn đảm bảo rằng bạn không bị áp lực từ phía phụ huynh hoặc đi với mục đích khác.
  • Trả lời: Hãy trung thực và nói về lý do bạn nộp đơn.

Khai thác thông tin cá nhân

2. Bạn hãy chia sẻ một chút về bản thân mình.

  • Mục đích: Xoa dịu không khí buổi phỏng vấn và để biết liệu bạn có phải là mẫu người mà hội đồng cho rằng sẽ trở thành một sinh viên trao đổi tốt hay không.
  • Câu trả lời: Nói về gia đình, trường học của bạn và những điều bạn thích và không thích. Nhưng đừng lan man – tổng cộng một hoặc hai phút sẽ ổn.

3. Bạn đã từng sống ở nước ngoài trước đây chưa?

  • Mục đích: Khi sống ở nước ngoài, bạn có thể gặp khó khăn do nhớ nhà, sốc văn hóa, cảm giác bị cô lập, v.v. Nếu bạn đã từng trải nghiệm qua và có thể thích nghi được thì bạn có khả năng sẽ vượt qua nó một lần nữa.
  • Phản hồi: Nếu bạn đã trải qua, hãy nói với hội đồng về điều đó. Bạn có thể thừa nhận rằng bạn hơi nhớ nhà hoặc bị sốc văn hóa. Miễn là bạn giải thích và nhấn mạnh cách bạn vượt qua những thử thách đó. Còn nếu chưa, hãy thành thật. Và đưa ra bằng chứng về cách bạn đã thích nghi như thế nào với môi trường mới.

4. Khoảng thời gian dài nhất mà bạn đã xa gia đình là bao lâu? Bạn có phải trải qua nỗi nhớ nhà không?

  • Mục đích: Tương tự như câu hỏi 3. Mục đích của câu hỏi này là xác định xem bạn có thể đối phó với việc xa gia đình trong thời gian dài hay không.
  • Phản hồi: Một lần nữa, nếu bạn đã làm việc đó và có chút nhớ nhà, bạn có thể thừa nhận điều này. Miễn là bạn cũng có thể nói về các chiến lược của mình để đối phó với nỗi nhớ nhà.

5. Bạn hy vọng gì khi trở thành một sinh viên trao đổi?

  • Mục đích: Một lần nữa, để xác định xem bạn đăng ký để được trao đổi vì những lý do chính đáng, tích cực và liệu bạn đã nghĩ về những ưu điểm và nhược điểm của việc trao đổi hay chưa.
  • Phản hồi: Bạn có thể có một số yếu tố thúc đẩy. Nhưng hãy cố gắng tập trung vào những yếu tố phù hợp với mục tiêu của chương trình trao đổi đó.

6. Bạn có nghĩ mình sẽ trở thành một sinh viên trao đổi tốt không? Nếu có, tại sao?

  • Mục đích: Để kiểm tra khả năng tự nhận thức của bạn và để bạn có cơ hội “bán mình” một chút. “Bán” bằng cách nói về một số thuộc tính tích cực của bạn.
  • Phản hồi: Nói chung, các tổ chức trao đổi đang tìm kiếm những sinh viên kiên cường, có động lực và sẵn sàng hòa nhập. Vì vậy hãy thử nghĩ đến một số tình huống mà bạn đã thể hiện những phẩm chất đó. Bạn nên nói về những phẩm chất tích cực của mình và lý do tại sao chúng khiến bạn trở thành ứng cử viên sáng giá để trao đổi. Tuy nhiên, hãy nhớ đề cập đến một tình huống mới mà bạn cảm thấy khó khăn hoặc điều đã thử thách bạn. Và bạn đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó.

Thuộc tính của bạn

7. Hãy kể cho chúng tôi nghe một chút về thành tựu lớn nhất mà bạn đã từng đạt được

  • Mục đích: Để tìm ra một số phẩm chất tốt của bạn và những gì bạn đã đạt được trong quá khứ. Có thể cho rằng, ai đó đã vượt qua rất nhiều thử thách hoặc đạt được những điều tuyệt vời trước đây có nhiều khả năng trở thành một sinh viên trao đổi thành công
  • Phản hồi: Nếu có thể, hãy thử nghĩ về một ví dụ mà bạn đã vượt qua một trở ngại đáng kể hoặc thực sự phải kiên trì và làm việc chăm chỉ để có được kết quả, chứ không phải là thứ mà bạn đạt được nhờ tài năng thiên bẩm. Ví dụ, được chọn chơi trong đội bóng đá của trường là rất ấn tượng, nhưng một hội đồng tuyển chọn có thể sẽ ấn tượng hơn bởi câu chuyện về việc bạn bị chấn thương nặng và phải thực sự nỗ lực để phục hồi bản thân, lấy lại thể lực và trở lại đội bóng như thế nào.

8. Bạn đánh giá đâu là điểm mạnh và điểm yếu nhất của bản thân?

  • Mục đích: Đây là cơ hội để cho bạn bán chính mình, nhưng cũng (quan trọng hơn) để cho hội đồng quản trị thấy bạn tự nhận thức và trung thực như thế nào.
  • Phản hồi: Đừng quá chăm chăm vào điểm mạnh của bạn, nếu không bạn có thể bị cho là kiêu ngạo. Đề cập đến một hoặc hai điểm yếu của bạn (để thể hiện rằng bạn nhận thức được chúng) và những chiến lược bạn sử dụng để khắc phục chúng. Ví dụ, hãy nói “Đôi khi tôi có thể hơi nhút nhát khi gặp những người mà tôi không biết rõ lắm, nhưng tôi đã rất nỗ lực để tiếp cận mọi người và cố gắng làm quen với họ”.

9. Một sinh viên trao đổi sẽ là một đại sứ cho đất nước. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ là một đại sứ tốt cho đất nước của bạn? Nếu có thì tại sao?

  • Mục đích: Khía cạnh “ngoại giao” của sinh viên trao đổi là rất quan trọng. Hội đồng phỏng vấn muốn đảm bảo rằng bạn biết về khía cạnh này và sẽ quan tâm đến việc nghe về bất kỳ trải nghiệm nào có liên quan trước đó.
  • Phản hồi: Nếu trước đây bạn sống ở nước ngoài hoặc có bất kỳ vai trò “chính thức” hoặc đại diện nào (đội trưởng trường học, đội trưởng đội thể thao) hãy đề cập đến vấn đề này ở đây. Hãy nhấn mạnh cách bạn đã tạo sợi dây liên kết như thế nào giữa bạn, quốc gia sở tại và đất nước mình. Nếu chưa, hãy thu hẹp lại thành trải nghiệm của một đại sứ đại diện cho trường, CLB giao lưu với bên ngoài.

 

10. Bạn đã bao giờ phạm luật chưa? Nếu có, xin cho biết chi tiết.

  • Mục đích: Vi phạm luật pháp của một quốc gia khác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm cả hình phạt tù (trong trường hợp phạm tội về ma tuý ở một số quốc gia). Các chương trình trao đổi muốn biết rằng những người họ gửi đi nước ngoài đang tuân thủ luật pháp.
  • Phản hồi: Trả lời thành thật. Nếu bạn đã phạm luật trước đây, hãy nhớ nói về mức độ hối hận của bạn và bạn đã học được kinh nghiệm như thế nào. Còn nếu chưa, kết thúc câu hỏi này bằng một câu khẳng định về tính tuân thủ pháp luật của bạn.

Kiến thức nền tảng

11. Bạn có thể cho chúng tôi biết về tổ chức Lead The Change/ Tổ chức A/ Tổ chức bạn đang ứng tuyển học bổng trao đổi hay không?

  • Mục đích: Để kiểm tra xem bạn đã “làm bài tập” chưa và bạn có động lực, hứng thú như thế nào để trao đổi với tổ chức cấp học bổng trao đổi
  • Phản hồi: Đề cập đến một vài sự kiện chính của tổ chức đó

12. Thủ đô của quốc gia bạn dự định đến là gì?/ Tên đơn vị tiền tệ của quốc gia sở tại của bạn là gì?

  • Mục đích: Để tìm hiểu mức độ quan tâm của bạn đến quốc gia sở tại dự định của bạn, cũng như chiều sâu kiến thức chung của bạn, nói chung.

13. Ai là chủ tịch thành phố/ quê hương của bạn?

  • Mục đích: Để tìm hiểu chiều sâu kiến thức chung của bạn và mức độ quan tâm của bạn đến các vấn đề thời sự / dân sự tại đất nức mình.

14. Kể tên ba công ty lớn có trụ sở chính tại nước bạn hoặc khu vực địa phương của bạn.

  • Mục đích: Để tìm hiểu kiến thức chuyên sâu về đất nước và quê hương của bạn, những người ở nước ngoài thường có thể đặt câu hỏi về các khía cạnh kinh tế hoặc xã hội của đất nước bạn. Các tổ chức trao đổi muốn biết rằng những người mà họ đang tài trợ để đi trao đổi có ít nhất một số kiến thức về những vấn đề này.

Chúc các bạn thành công với buổi phỏng vấn cho giấc mơ trao đổi ngắn hạn của mình!

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một chương trình trao đổi (có học bổng) thì có thể tìm hiểu chương trình đào tạo ngắn hạn Lead the Change Exchange Trip 2023 tại Singapore và Hàn Quốc dưới đây nhé!

Ở LEAD THE CHANGE EXHANGE TRIP 2023, ĐIỀU GÌ ĐANG CHỜ BẠN?

Đến với Lead The Change Exchange Trip 2023 mùa 6 tại Singapore (Tháng 7) và mùa 7 tại Hàn Quốc (Tháng 11), các lãnh đạo trẻ sẽ có những ĐẶC QUYỀN như gặp gỡ các chuyên gia từ các tập đoàn hàng đầu thế giới, khám hóa văn hóa địa phương và phát triển tư duy như một công dân toàn cầu với gần 30 hoạt động đào tạo, trải nghiệm xuyên suốt 7 ngày 6 đêm.

 

Bạn có sẵn sàng mở lòng với cơ hội quốc tế độc đáo này và trở thành một Talent tiếp theo của chuyến đi sắp tới?

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ