Singapore là một nước có nguồn tài nguyên thiếu thốn nghiêm trọng, từng khởi đầu với đầy rẫy những kênh rạch ô nhiễm và nước thải tràn lan, tuy nhiên, sau gần 60 năm phát triển, quốc gia này đã đi đầu thế giới trong việc phát thải cũng như phát triển bền vững.
“Từ năm 1965, chúng tôi chỉ muốn vượt lên chính mình. Thủ tướng Lý Quang Diệu đã có một kế hoạch: Giữ Singapore xanh và sạch. Ông Lý Quang Diệu nói, thế hệ tiên phong của thành phố này hiểu rằng nếu bạn biến Singapore thành một nơi tốt đẹp để sống, thì mọi người sẽ đến và đầu tư”.
Thành công của họ đến từ những chiến lược dài hạn, sự đầu tư vào công nghệ và sự tham gia tích cực của cộng đồng. Dưới đây là một số điểm đáng học hỏi cho các thế hệ trẻ Việt Nam về mô hình phát triển bền vững của Quốc gia này:
Thành phố Singapore trong thiên nhiên (City in Nature)
Khởi nguồn từ tầm nhìn của Thủ tướng Lý Quang Diệu về một Singapore xanh, sạch đẹp, quốc đảo sư tử đã không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu này. Từ việc trồng thêm 1 triệu cây xanh, tăng diện tích đất dành cho công viên, đến việc ứng dụng công nghệ vào quản lý đô thị và thúc đẩy năng lượng tái tạo, Singapore đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển bền vững. Điều đó được thực hiện hóa ở rất nhiều khía cạnh, đơn cử như việc tất cả các tòa nhà mới xây ở Singapore đều phải đạt chứng chỉ xanh, chứng chỉ này được cụ thể hóa bằng các yêu cầu như tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm triệt để nước và đảm bảo chất lượng không khí, hay hệ thống giao thông thông minh bật nhất thế giới (Từ xe Bus, Tàu điện ngầm, đến Sân bay, v.v)
Sáng kiến Quốc gia Thông minh, được khởi xướng vào năm 2014, càng khẳng định cam kết của Singapore trong việc trở thành một quốc gia dẫn đầu về đổi mới và phát triển bền vững. Với những nỗ lời không ngừng, Singapore đã chứng minh rằng việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có thể đi đôi với nhau.
Tọa lạc trên vịnh Marina Bay nằm ngay khu trung tâm của Singapore, Gardens by the Bay là một ốc đảo xanh rộng lớn, có diện tích lên đến 101 hecta, không chỉ là nơi dừng chân lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, khu vườn còn là một kiệt tác kiến trúc, nghệ thuật.
Quản lý nước hiệu quả
Với diện tích khiêm tốn và dân số đông đúc, Singapore luôn đối mặt với thách thức nghiêm trọng về nguồn nước ngọt. Sự phụ thuộc vào nước mưa và nhập khẩu từ các nước láng giềng khiến quốc đảo này luôn trong tình trạng căng thẳng về nguồn cung.
Nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của nguồn nước, Singapore đã chủ động tìm kiếm các giải pháp sáng tạo. Chính phủ đã triển khai một kế hoạch tổng thể, tập trung vào bốn trụ cột chính: trữ nước, tái chế, khử muối và nhập khẩu.
Qua vài thập kỷ, Singapore đã thành công trong việc biến những thách thức thành cơ hội, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về quản lý nước.
“Đối với chúng tôi, nước không phải là món quà vô tận của thiên nhiên. Đó là một nguồn tài nguyên chiến lược và khan hiếm”, cựu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết tại một lễ khai trương cơ sở xử lý nước vào năm 2021.
Hiện tại, Singapore đã trở thành một nước hàng đầu thế giới về quản lý nước trong vòng vài thập kỷ
Một số dự án quản lý tưởng bền vững nổi bật của Đảo quốc sư tử:
Chương trình “Active, Beautiful, Clean Waters Program” nhằm biến hệ thống cung cấp nước của đất nước này thành các khu vực công cộng, nơi người dân có thể tham quan, ngắm cảnh và vui chơi.
Chương trình NEWater – tái chế nước thải quy mô lớn sẽ lọc nước thải thông qua quá trình lọc vi mô, thẩm thấu ngược và chiếu xạ tia cực tím, bổ sung vào các bể chứa nước uống, nước thải đã qua xử lý hiện được NEWater cung cấp 40% lượng nước cho Singapore.
Đập nước Marina ngăn nước biển, tạo ra hồ chứa thứ 15 của đất nước, với diện tích lên tới 10.000 ha.
Quản lý chất thải
Singapore đã đạt được tỷ lệ tái chế rác thải rất cao. Theo thống kê của Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (NEA), hiện nay, mỗi ngày, Singapore thải ra khoảng 21.023 tấn rác các loại, trong đó, 58% lượng rác được đưa đến các nhà máy tái chế, 41% đem đến các nhà máy đốt rác phát điện, 2% không đốt được, mang đến bãi chôn lấp Semakau để xử lý. Việc đốt rác phát điện đã giúp Singapore giảm đến 90% lượng CTR phải chôn lấp, đáp ứng gần 3% nhu cầu điện năng của đất nước, nhất là trong bối cảnh diện tích đất ngày càng hạn hẹp.
Với việc áp dụng mô hình 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế) một cách nghiêm túc, cùng với hệ thống xử lý rác hiện đại, quốc đảo này đã giảm thiểu đáng kể lượng rác thải chôn lấp.
Việc đốt rác phát điện không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giảm thiểu diện tích đất sử dụng cho bãi chôn lấp. Qua đó, Singapore đã xây dựng một hệ thống quản lý chất thải bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Năng lượng sạch và hiệu quả
Singapore đang nỗ lực để đáp ứng 28% nhu cầu điện năng cao nhất của mình bằng năng lượng mặt trời vào năm 2030. Nước này chọn năng lượng mặt trời làm trọng tâm năng lượng tái tạo chính do mức độ bức xạ mặt trời cao và diện tích đất hạn chế. Để đạt được các mục tiêu này, Singapore sẽ cần đầu tư vào các phương pháp tiếp cận sáng tạo để khai thác năng lượng mặt trời của mình, như các hệ thống Pin năng lượng nổi. Singapore đã đặt mục tiêu tăng đáng kể công suất năng lượng mặt trời, với kế hoạch lắp đặt các tấm pin mặt trời trên các mái nhà, công trình công cộng và thậm chí cả các hồ chứa.
Nền kinh tế Xanh
Với tầm nhìn trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển bền vững hàng đầu châu Á, Singapore đã không ngừng đổi mới và sáng tạo để xây dựng một nền kinh tế xanh, thông minh.
Dữ liệu được xem là “huyết mạch” của nền kinh tế số Singapore. Chính phủ đã ưu tiên đầu tư vào việc số hóa các dịch vụ công và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, Singapore đã tạo ra một môi trường kinh doanh năng động, thu hút nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp và các tập đoàn đa quốc gia.
Một ví dụ điển hình về việc theo đuổi kế hoạch Kinh tế xanh có thể nhắc đến như Ngành sản xuất của Singapore, ngành này có sự chuyển biến mạnh mẽ sang mô hình sản xuất thông minh, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như robot, trí tuệ nhân tạo và in 3D.
Ngoài ra, Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng thuế carbon và xây dựng thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Việc thành lập Sàn giao dịch tín chỉ carbon CIX đã tạo ra một nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp có thể mua bán tín chỉ carbon, từ đó khuyến khích các hoạt động giảm phát thải.
Ai có thể ngờ rằng một quốc đảo nhỏ bé, từng chật vật với ô nhiễm môi trường, lại trở thành biểu tượng của sự phát triển bền vững toàn cầu? Singapore, với tầm nhìn xa trông và sự quyết tâm phi thường, đã thực hiện một cuộc lột xác ngoạn mục. Câu chuyện thành công của Singapore không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là bài học quý giá cho Việt Nam trong hành trình xây dựng một đất nước xanh, sạch đẹp.
Hy vọng rằng bài viết này là một nguồn tư liệu thú vị, bổ ích và truyền cảm hứng đến những bạn trẻ Việt đã và đang đọc đến những dòng cuối cùng của bài viết này.
Và nếu bạn là một người trẻ tò mò, thích ngao du, và ấp ủ những mong muốn đóng góp một phần sáng kiến, nỗ lực của mình cho một tương lai xanh và bền vững hơn cho Việt Nam, hay đơn giản là chia sẻ với những cộng đồng xung quanh mình về những câu chuyện truyền cảm hứng của Singapore, Lead The Change giới thiệu đến bạn:
Cơ hội Lead The Change Exchange Trip Singapore 2025 – Hành trình Kiến tạo tương lai bền vững
Hướng đến ươm mầm phát triển bền vững những tài năng trẻ trở thành những nhà lãnh đạo tiên phong tạo tác động tích cực cho xã hội thông qua các trải nghiệm học tập, thực hiện dự án xã hội, thiện nguyện, khám phá và kết nối tại những tập đoàn đa quốc gia, vườn ươm khởi nghiệp, đại học danh tiếng của Singapore – một trong những quốc gia phát triển bền vững và kinh tế ổn định hàng đầu thế giới.
Chương trình là những tâm huyết mà Tổ chức Lead The Change cùng các đối tác tại Singapore, diễn ra duy nhất mỗi năm MỘT LẦN tại MỘT QUỐC GIA vì một thế hệ lãnh đạo trẻ Việt bền bỉ, bền vững và phát triển toàn diện.
Một số đối tác từng đồng hành & điểm đến nổi bật có thể kể đến như:
→ Doanh nghiệp: Google, Meta, LinkedIn, Oracle, OMRON,…
→ Đại học: Đại học Quốc gia Singapore, Republic Polytechnic,…
→ Vườn ươm khởi nghiệp: German Accelerator, BLOCK71, NUS Enterprise,….
→ Các dự án quốc quốc gia: NEWater, Sustainable Singapore Gallery, Singapore City Gallery….