Sang Mỹ làm việc và trải qua cú sốc làm 3 tháng thì bị sa thải. Bước ngoặt này giúp anh nhận ra những chuyên môn của mình vẫn chưa đủ theo yêu cầu của thị trường lao động tại đây và cần nâng cấp thêm bản thân rất nhiều.
Anh Lý Vũ Thịnh, Founder & CEO VATICO
Đó là chia sẻ từ anh Lý Vũ Thịnh (Founder & CEO VATICO), hiện đang sinh sống tại Singapore) tại đầu tiên Podcast Local2Global. Từng học tập tại các quốc gia khác nhau từ Việt Nam, Mỹ, Singapore và Nhật Bản, anh Thịnh luôn cho bản thân cơ hội chọn những ngành học mới để thử sức. Với vô vàn những bước chuyển nhỏ khi liên tục thử sai, nâng cấp bản thân và kiên trì đến cùng trong xuyên suốt hành trình làm Data đến khởi nghiệp, buổi chia sẻ cùng anh Thịnh ngày hôm này sẽ hé lộ cho chúng ta nhiều góc nhìn đa chiều, mới mẻ trong tư duy, cách tiếp cận vấn đề và những lời khuyên chân thành mà anh đúc kết được trong hành trình ấy.
10 năm trên hành trình học tập, LÀM VIỆC
Việt Nam – MỸ- Nhật Bản – Singapore
Chào anh Thịnh, không biết là anh có thể chia sẻ với bọn em thêm về hành trình anh vươn ra thế giới, học tập và làm việc đến hiện tại được không ạ?
Hành trình đi ra biển lớn của anh là quá trình rất dài, gần 10 năm qua và trải qua nhiều giai đoạn cột mốc. Anh sẽ chia ra hành trình ấy làm 3 giai đoạn:
- – Giai đoạn đầu tiên là khi anh chính thức học tại Đại học quốc gia Singapore (NUS)
- – Giai đoạn thứ hai là khi anh đi làm ở Mỹ, sau đó có biến cố xảy ra là anh bị mất việc. Cột mốc này khiến anh thay đổi gần như hoàn toàn tư duy, kỹ năng của mình
- – Giai đoạn thứ ba là khi anh về Việt Nam và làm cho một công ty Xe công nghệ
Đối với anh, “Go Global” (Vươn ra toàn cầu) không nhất thiết là suy nghĩ về việc đến một đất nước khác để học tập, và làm việc, mà “Go Global” cũng có thể là khi mình về lại Việt Nam và cùng đội ngũ giải quyết bài toán ở Việt Nam giúp vươn ra thị trường toàn cầu thì cũng là tự quốc tế hóa mình
Anh có thể chia sẻ qua quá trình mà anh nộp đơn vào đại học tại Singapore không ạ?
Thế hệ 9X của anh có điểm khác với thế hệ hiện tại là bọn anh trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn có internet và không có Internet. Ở Việt Nam lúc ấy cơ hội cũng không quá đa dạng, ít sự lựa chọn hơn. Và lúc ấy thì trường NUS họ có đi quảng bá chương trình học ở nhiều trường cấp 3, và anh cũng nghe mọi người giới thiệu qua. Thì đó là cơ duyên để anh ứng tuyển vào trường sau này
Trước khi vào NUS, anh đã trải qua quá trình liên tục thử sai. Anh cũng có ứng tuyển và bị từ chối ở các trường khác để sau này nhận ra mình cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng, hoạt động cộng đồng, thể thao, xã hội, và các hoạt động ngoại khóa khác ngoài việc học trong hồ sơ của mình.
Trước khi vào NUS anh đã mất 2 năm để đi học các chương trình khác ở Việt Nam (ngành kiểm toán) và sau đó là ở Nhật Bản. Sau đó thì anh mới có cơ hội để được nhận vào NUS.
Hành trình này với anh khá thú vị nhưng cũng khá painful (đau đớn) vì mình phải trải qua khá nhiều giai đoạn để đến được hiện tại chứ không không mấy bằng phẳng (cười).
Mất việc ở Mỹ
Trải nghiệm thay đổi hoàn toàn tư duy
Anh có cơ hội sang Mỹ làm việc và trải qua cú sốc làm 3 tháng thì bị đuổi. Bước ngoặt này giúp anh nhận ra những chuyên môn của mình vẫn chưa đủ theo yêu cầu của thị trường lao động tại đây và cần nâng cấp thêm bản thân rất nhiều.
Việc anh làm sau khi bị sa thải là….Đi ăn với sếp. Sếp và team anh cũng mất việc luôn (Cười). Và từ đó anh nhận ra vấn đề của mình. Lúc ấy, mọi người chỉ ra vấn đề của anh đó là: “Mình làm chỉ để đi làm, chưa trả lời được câu hỏi mình tạo giá trị gì cho công ty?”
Câu hỏi ấy dẫn đến câu chuyện anh biết được tầm quan trọng vẫn luôn là việc mình cần trau dồi và nâng cao giá trị bản thân liên tục.
Sau sự cố mất việc ở Mỹ ấy thì anh làm gì để nâng cấp bản thân và đứng vững hơn trên thị trường? Và sau khi nâng cấp thì anh Thịnh đã đạt những thành tựu gì ạ?
Thực tế anh nghĩ, một bạn trẻ có kỹ năng cứng, có khả năng giải quyết vấn đề đủ sâu thì mới dễ đi nhanh và có nhiều cơ hội hơn trên thị trường. Trong một team thì anh cũng sẽ thích làm việc cùng một bạn có kỹ năng cứng hơn vì bạn sẽ thực hiện công việc nhanh, hiệu quả và biết mình cần làm gì rõ nhất.
Anh nhận ra lúc trước anh là người đa năng có thể làm được nhiều thứ như Data, Nghiên cứu, Thuyết trình,… Nhưng sau đó, những các kỹ năng của anh chưa có độ sâu và luôn cần người khác làm chung. Điều đó sẽ cồng kềnh không hiệu quả. Và anh tự hỏi “Vậy kỹ năng cứng mình cần là gì?”
Thật ra, kỹ năng không cần phải 2-3 năm mới học được, mà nếu tìm đúng thầy để học thì sẽ mất 1-2 tuần để hiểu cơ bản và dành thêm 2-3 năm để phát triển hoàn thiện đi lên.
Một kỹ năng thứ hai anh muốn đề cập nữa đó là: kỹ năng con người. Kỹ năng này liên quan đến việc khả năng làm việc với người khác để quá trình hợp tác, trao đổi được trôi chảy hơn. Điều đó đòi hỏi mình phải biết cách nói chuyện, kết nối với nhiều người.
Sau khi anh mất việc thì anh đã dành thời gian để trau dồi kỹ năng ấy bằng cách gặp gỡ, leo núi, đi ăn uống…với nhiều người bạn hơn, giúp mình có thêm nhiều nguồn năng lượng tích cực và anh rất thích điều đó. Khi em đi phỏng vấn thì họ cũng sẽ ưu tiên những bạn có năng lượng tích cực.
1 tháng không có việc ở Mỹ anh đã có 2 lựa chọn: Mọt là Ráng tìm việc, hai là Đi chơi- đếm khi hết hạn Visa rồi về. Anh chọn cả hai. Nhờ việc anh gặp gỡ, đi chơi với nhiều người thì anh cũng đã được giới thiệu và nhanh chóng tìm được việc khác và có thêm nhiều góc nhìn ở các vị trí mình muốn tìm hiểu.
Hành trình của những thách thức
Vậy những thách thức trên hành trình phát triển của bản thân của anh là gì và anh đã làm cách nào để vượt qua ạ?
Thách thức với anh, đến từ 2 phía:
– Phía Tuyển dụng: Nếu không có nền tảng chuyên môn thì rất khó để bắt đầu một buổi trao đổi nhận việc và gửi CV khả năng cao họ sẽ từ chối. Vào thời điểm năm 2014 anh cũng chưa có nhiều công cụ như hiện tại để giúp anh tìm được giải pháp không cần lập trình thì lúc ấy rất khó với bọn anh để có nhiều cơ hội
– Phía thứ 2: Lấp khoảng trống về kỹ năng cứng. Cần bỏ nhiều nỗ lực vào để lắp.
Nếu em là một người đánh giá và một tuần em cần phải ra khơi đánh bắt một lượng rất lớn cá. Nếu em đủ đam mê thì em vẫn sẽ làm được, còn nếu không thì thôi “về cho khỏe”.
Điều này cũng là một thách thức lớn đối với bản thân anh để anh tìm đủ động lực theo đuổi tới cùng.
Vậy anh làm cách nào để tìm kiếm động lực cho mình?
Thực ra lúc đó mọi thứ diễn ra rất tự nhiên. Lúc ấy anh có cho mình nhiều cuộc gặp gỡ, đi leo núi, đi bar, đi chơi với rất nhiều bạn bè. Họ chia sẻ với anh cuộc sống của Engineer mà anh thấy thú vị, “happy” hơn mình tưởng nhiều. Và anh nhận ra đó là cách sống mà mình muốn theo đuổi. Khi ấy còn tuổi 20, những điều làm anh vui anh sẽ làm hết mình. Một điều nữa là khi thăm các văn phòng công ty công ty thì anh rất thích. Văn phòng đẹp, có snack, có thức uống ngon, đầy đủ mọi thứ nên anh thấy rất ấn tượng.
Tuy nhiên, đối với anh điều đó được xem như may mắn của mình. Nhưng mà nhìn rộng hơn, nếu chỉ vui thôi mà quyết định chọn nghề thì hơi mạo hiểm và dễ đi sai hướng (cười). Nên anh gọi đây là cái duyên đến với nghề của mình.
Trau dồi năng lực bản thân
chưa bao giờ là quá sớm
Kỹ năng và kinh nghiệm nào mà anh đúc kết được quan trọng nhất để đi được đến bây giờ?
Anh sẽ thấy có 2 điểm mà anh quan tâm nhất khi nói về kỹ năng:
Khả năng bóc tách vấn đề phức tạp thành đơn giản: Mọi người thường nói học lập trình, Engineer thì rất phức tạp, mất đến 2-3 năm. Nhưng nếu em có được người hướng dẫn đủ giỏi, họ sẽ chỉ ra rằng vấn đề không phức tạp đến thế. Nên thực tế, chiến lược học và phát triển rất quan trọng. Khi có chiến lược đúng, khả năng thành công sẽ cao. Một chiến lược đúng có thể được thực hiện khi (1) mình đủ giỏi hoặc (2) có những người giỏi xung quanh mình. Trường hợp của anh may mắn là có những người rất giỏi xung quanh giúp anh.
Execution Matter – Chú trọng vào việc Triển khai hiệu quả: Định hướng thì em có thể dễ dàng có được từ những người xung quanh, nhưng để được triển khai thì cần năng lượng 200% để triển khai
Những nguyên tắc, thói quen nào đã giúp anh xây dựng nội lực bản thân ạ?
Nguyên tắc đối với anh sẽ thay đổi theo thời gian. Ở từng thời điểm thì anh sẽ cần xác định mình cần tập trung vào đâu và xác định các vấn đề mình đang giải quyết là gì.
Khi anh vừa vào NUS thì được tham gia một cái Camp (Trại hè) “7 habits of highly effective people” (Bảy thói quen của người làm việc hiệu quả cao). Lúc đó anh nhận ra, thói quen ấy về lý thuyết cái nào mình cũng biết, nhưng…không làm được. Vậy thì, điều cần quan tâm của quá trình xây dựng thói quen này là:
- Biết đến thói quen đó là đầu tiên.
- Xem những thói quen nào quan trọng nhất với mình để áp dụng. Với anh, thói quen quan trọng nhất là biết ưu tiên giữa rất nhiều công việc, mục tiêu làm sao để đánh giá được đâu là điều cần tập trung.
Thật ra, câu chuyện xây dựng thói quen không quan trọng quá nhiều về vấn đề thời gian. Quan trọng là anh cần trả lời được câu hỏi “Cần nâng cấp kỹ năng gì”. Điều này cũng sẽ liên quan đến việc em có cho mình những người Mentor, người đồng hành ra sao
Vậy làm cách nào để anh biết mình cần nâng cấp gì và tìm được người định hướng ạ?
Anh sẽ tìm thông qua những người làm việc chung với anh. Thông thường, anh sẽ hỏi họ nhận định gì về các vấn đề của anh, những điều mình cần cải thiện. Sẽ có những người trong các kết nối của anh sẽ có đủ trình độ để đưa ra các lời khuyên đó. Sau khi tiếp nhận các góc nhìn tự họ, mình cũng cần đánh giá lại theo các tiêu chí của bản thân để xem đâu là cái thực sự phù hợp mình muốn làm nhất. Khi càng nhiều thông tin thì em đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Vì vậy, nên tận dụng các nguồn lực xung quanh mình để đưa ra quyết định dễ dàng hơn
Và những mối quan hệ ấy không ở đây xa. Ví dụ: Với anh là bạn roommate của mình; lúc đi làm thì là sếp…Những người xung quanh mình là những người có thế có khả năng đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất về bản thân mình và các hướng đi mới.
Điều mấu chốt mà chúng ta nên làm là Học cách xây dựng những mối quan hệ chất lượng để có được các feedback chân thực nhất. Và để có được những feedback ấy, chúng ta cần đầu tư để mối quan hệ được chất lượng và gắn kết hơn.
Từ khi nào thì anh Thịnh thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư vào các mối quan hệ xung quanh ạ?
Anh “may mắn” mất việc ở Mỹ, và trong vòng 2 tuần anh có được việc mới là nhờ những mối quan hệ xung quanh mình, và may mắn là các mối quan hệ ấy đủ chất lượng để dành thời gian của họ giúp anh vượt qua những vấn đề của mình. Tất nhiên, trong một hành trình dài với nhiều bước chuyển khác thì anh mới dần nhận ra và tin hơn vào việc mình nên đầu tư vào các mối quan hệ xung quanh mình.
Lời nhắn đến các bạn trẻ Việt Nam
Anh Thịnh có lời nhắn nhủ nào đến cho các bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân khi bước vào thị trường lao động toàn cầu không ạ?
Anh nghĩ đa số bạn trẻ cũng sẽ trải qua những giai đoạn đi lên và xuống giống như anh. Xung quanh của mình sẽ có những người tựa như “hoa tiêu”, họ có thể giúp mình biết mình đang ở đâu và đi như thế nào. Thì hãy quan sát và chú ý đến điều đó để có cho mình những góc nhìn và hướng đi phù hợp cho bản thân mình.
LỜI KẾT
Qua buổi chia sẻ này, có thể thấy hành trình của anh Thịnh trong hành trình bước chân ra thế giới là một hành trình không mấy dễ dàng và cần nhiều nỗ lực. Niềm tin vào chính mình, nỗ lực tiên lực trau dồi nội lực và kỹ năng cho bản thân và giữ cho mình năng lượng tích cực khi vây quanh bởi những kết nối đủ chất lượng là những điểm chính giúp anh luôn có hướng đi phù hợp ở mỗi giai đoạn trong đời.
Hy vọng buổi chia sẻ này đã phần nào giúp cho các bạn trẻ Việt Nam đang theo đuổi hành trình học tập, làm việc đa quốc gia của mình, đặc biệt là các bạn trẻ đang theo đuổi mảng dữ liệu, công nghệ,…có thể tiếp thêm nguồn động lực và cảm hứng lớn để tiếp tục vững tin và trau dồi bản thân liên tục trên chặng đường phía trước.
Anh Thịnh cũng tin rằng, trao dồi giá trị và nội lực của bản thân đến từ những trải nghiệm bạn bạn cho phép mình được thử, những quyết định mà bạn cho phép mình được sai, và tư duy thiết thực để nỗ lực khai phá bản thân đến cùng.
Vậy bạn có thể bắt đầu từ đâu ngay lúc này để bắt đầu trao dồi các giá trị nội lực của chính mình? Như khách mời chia sẻ, trước tiên hãy đặt ra những câu hỏi cho bản thân mình rằng “Mình cần gì?”, “Mình đang gặp vấn đề gì?”, “Kỹ năng nào mình nên trau dồi ở giải đoạn này?”,…
Sau khi đặt câu hỏi và có câu trả lời cho riêng bản thân mình, hãy bắt tay vào Hành động, tìm kiếm cho mình cơ hội, kết nối, tham gia khóa học và tất cả những điều cần làm một cách có kế hoạch và chiến lược.
Sau đây là một số gợi ý và cơ hội mà Lead The Change muốn gửi đến bạn với hy vọng rằng: năm 2024 sắp tới, bạn sẽ luôn giữ có mình tình thần luồn học hỏi, trau dồi giá trị bản thân và nỗ lực 200% để thực hiện những dự định của mình để có một năm mới thật rực rỡ:
Chuẩn bị cho năm 2024
– 6 Bước Để Hành Động Vì Giấc Mơ Lớn Của Bạn Năm 2024
– 8 Bước Giúp Bạn Xây Dựng Một Kế Hoạch Phát Triển Bản Thân Năm 2024
Cơ hội quốc tế nâng cấp bản thân năm 2024:
– Tổng hợp cơ hội quốc tế năm 2024
– Cơ hội Du học ngắn hạn tại Singapore duy nhất trong năm 2024 cùng Lead The Change (Hỗ trợ tài chính cho đơn ứng tuyển nhóm lên đến 10%)