Không ít bạn trẻ vào đại học rồi mới biết mình “không phù hợp” với ngành đã chọn, thậm chí tốt nghiệp đi làm rồi mới biết bản thân không hợp với công việc đó.
Chọn sai ngành nghề không khác gì việc bạn bị đeo gông vào cổ, không thể phát huy được năng lực, không thể chạm tới đỉnh cao của sự nghiệp, và đáng tiếc hơn cả là bạn đánh mất khoảng thời gian quý báu nhất của bản thân!
MUÔN KIỂU CHỌN NGHỀ
Không như những gì chúng ta vẫn nghĩ, rằng việc chọn ngành chọn nghề phải xuất phát từ niềm đam mê, sở thích và năng lực của mỗi người, hầu hết các bạn trẻ khi lựa chọn ngành nghề cho mình đều chỉ quyết định trong một vài tháng, bởi lúc các bạn đối diện với quyết định này là trong giai đoạn lựa chọn trường đại học. Quyết định của các bạn đôi khi không phải là để chọn lựa cho mình một tương lai, mà còn quá nhiều thứ ảnh hưởng như: sự định hướng của người lớn, chạy theo đám đông và xu hướng của xã hội, sự “say nắng” nhất thời của bản thân, những thông tin nhỏ giọt trên Internet, những buổi định hướng nghề nghiệp nhỏ lẻ với thông tin chưa đủ rõ nét về ngành…
Những sự lựa chọn nhất thời và cảm tính như vậy cũng là nguyên nhân chính khiến các bạn trẻ dần mất đi động lực, hoang mang với định hướng tương lai của bản thân và “ra trường không biết làm gì”.
ĐỪNG ĐỂ ĐẠI HỌC TRỞ THÀNH HỌC… ĐẠI
Trong cuốn sách “Nhìn. Hỏi. Rồi, nhảy đi!”, tác giả Thi Anh Đào chia sẻ: “Từng là một người trẻ, tôi hiểu rất rõ cảm giác hăm hở khám phá cuộc sống quanh mình, hăm hở được vào môi trường mới, học thêm điều mới với khao khát mình sẽ nhanh chóng tạo ra một điều gì đó, một thành tựu nào đó, và được công nhận. Và chúng ta ai cũng nghĩ rằng, cách nhanh nhất là chúng ta phải chăm chỉ học hỏi, lăn xả vào làm việc để lấy thêm kinh nghiệm. Thế nhưng, chúng ta quên mất một điều – HỌC ĐỂ LÀM GÌ? TẠI SAO PHẢI HỌC? Nếu chúng ta không có câu trả lời cho câu hỏi TẠI SAO này, thì chúng ta không thể biết trên những chặng đường chúng ta đi, kiến thức nào là quan trọng, kiến thức nào là mở rộng, trải nghiệm gì là cần thiết, những ai là người chúng ta nên gặp. Giống như Alice trong câu chuyện Những Cuộc Phiêu Lưu Của Alice Ở Xứ Sở Thần Tiên vậy, đi đâu mà chẳng được, đi rồi sẽ đến, nhưng quan trọng là… đến đâu?”
Nếu chúng ta không biết được tương lai trong ngắn hạn mà mình muốn chạm tới là điều gì. Và sau những nỗ lực để đạt được thành tựu ấy, đâu là phần thưởng mà chúng ta muốn có, đâu là loại cảm giác thành tựu chúng ta tìm kiếm, và sau khi đạt được tất cả những điều đó, chúng ta hạnh phúc hay không, thì thay vì trở thành một bệ phóng tốt, những năm tháng học Đại học sẽ trở thành quãng thời gian chúng ta phung phí mà chẳng có được gì trong tay cho chặng hành trình tiếp theo!
ĐỊNH HƯỚNG SAI RỒI THÌ PHẢI LÀM SAO?
Sẽ có rất nhiều người trong chúng ta quyết định “chọn lại”. Nhưng lẽ ra, việc chúng ta nên làm lúc này chính là phải thấu hiểu bản thân mình bao gồm: niềm đam mê, sở thích, năng lực và mong muốn của bản thân. Trả lời được những vấn đề trên một cách rõ ràng, thì chuyện “làm gì” với quyết định “lỡ sai” sẽ không có khó thực hiện nữa!
Nhằm mang đến cho các bạn trẻ cơ hội thực hành Nhận diện bản thân, Định hướng nghề nghiệp, và Thiết lập kế hoạch hiện thực hóa mục tiêu trong tương lai, tháng 6 này, Lead The Change tổ chức chương trình đào tạo READY TO CHANGE. Đây là khóa học được thiết kế giúp các bạn hình thành nền tảng lý thuyết vững chắc về Tư duy thiết kế và Tư duy cảm xúc. Sau đó bổ sung các bài thực hành chuyên sâu, mang tính ứng dụng cao ngay tại lớp. Đây sẽ là “bộ đôi tư duy” giúp bạn cải thiện chất lượng công việc và cuộc sống của mình.