Có một câu chuyện ngụ ngôn cổ về ba người thợ nề đang làm việc thì có người đến hỏi họ đang làm gì. Người đầu tiên trả lời, “Tôi đang đặt một viên gạch lên trên viên kia.” Người thứ hai nói, “Tôi nhận được sáu xu một giờ.” Và người thứ ba trả lời, “Tôi đang xây dựng một thánh đường – một ngôi nhà của Chúa.”
Trung bình một người dành 10-14 năm trong cuộc đời mình để làm việc. Công việc là thứ mà chúng ta gần như dành cả đời để làm. “Có làm thì mới có ăn” bạn có đang làm công việc chỉ để kiếm tiền hay đang làm việc vì đam mê, nhưng lại không thể tự nuôi sống mình?
Làm sao để tìm ra con đường sự nghiệp khiến bạn toàn tâm toàn ý theo đuổi, làm vui và nhận được tiền cũng vui hơn? Sau đây là 3 câu hỏi bạn nên tự hỏi mình trước khi quyết định đi theo nghề nào.
1. Điều gì thực sự có giá trị với bạn?
Chúng ta thường hay được hỏi: “Đam mê của em là gì?” – Để trả lời câu hỏi này, chúng ta được hướng dẫn sẽ cần xem thử điều gì khiến mình lúc nào cũng nghĩ tới và muốn làm.
Nhưng cách tiếp cận này vô tình khiến chúng ta bỏ qua một điểm vô cùng quan trọng. Bởi vì việc chúng ta thích làm một việc gì đó trong một thời gian ngắn, hoặc đó là việc chúng ta làm khi không phải đối diện với bất kỳ sự áp lực hay căng thẳng nào. Thế nên, thay vì cứ tìm mãi đam mê – mà tìm hoài nó vẫn ẩn náu, thì hãy thử đổi câu hỏi, và đi tìm: “Điều gì thực sự có giá trị với bạn?”
Sau đây là một vài câu hỏi giúp bạn xác định được giá trị cốt lõi của mình.
1. Có một vấn đề nổi cộm nào đó trên thế giới mà chưa thực sự có nhiều người để tâm đến hay chưa?
Đây sẽ là điểm khởi đầu – giúp bạn hiểu hơn về những điều mình quan tâm và cho là quan trọng hơn so với những người khác.
Đừng nghĩ nó phải là một cái gì đó thật “Wow” hay “Amazing”, nó chỉ là những điều bé bé như kiểu: “Bạn cực kỳ thích đúng giờ.” Bạn coi trọng giờ giấc, với bạn việc đi trễ mà không có lý do chính đáng thì là điều không nên. Chính vì thế, trong mọi cuộc hẹn, trong mọi việc bạn làm, dù bạn có quyền tới trễ hơn (vì đám bạn hay có giờ dây thun chẳng hạn). Nhưng bạn vẫn lựa chọn đến đúng giờ, và thậm chí là chủ động đi đến điểm hẹn sớm hơn để tránh những sự cố phát sinh.
2. Có vấn đề nào đó bạn rất thích tìm ra cách giải quyết nhưng người khác thì không?
Bạn đã từng làm được một việc gì đó cực kỳ dễ dàng nhưng đối với người khác đó là một điều gì đó thật “vi diệu” hay không?
Đây sẽ là gợi ý quý giá dành cho bạn đó. Người ta sẽ trả tiền cho những ai làm được việc mà người ta không thể làm.
2. Điều gì bạn thực sự làm giỏi?
Sau khi tìm thấy điều mình thực sự thích làm rồi, thì hãy nhìn lại: Mình làm giỏi điều gì?
Mỗi người sẽ có một khả năng thiên bẩm riêng, có rất nhiều điểm mạnh giúp
Ví dụ: bạn giỏi thiết lập các bảng tính phức tạp, phân tích ngân sách và về tổng thể, bạn làm rất tốt việc quản lý tiền của mình. Nếu bạn là người cũng coi trọng tài chính cá nhân và quản lý tiền bạc, bạn có thể trở thành một nhà tư vấn tài chính tuyệt vời.
Ngoài các kỹ năng chuyên môn bạn thấy mình làm tốt, có kỹ năng mềm nào khiến bạn cảm thấy tự tin không?
Vẫn với ví dụ trên, bạn có thể đồng cảm đối với những người đang gặp khó khăn về tài chính hay không? Bạn có thể tìm thấy cách giải thích các bảng số liệu phức tạp cho người khác một cách dễ hiểu hay không?
Hãy nghĩ về những kỹ năng mềm mà bạn giỏi và cách có thể áp dụng chúng cho một nghề nghiệp nhất định. Bạn có thể kết nối tốt với mọi người không? Bạn có khả năng quan sát các chi tiết nhỏ nhất hay không? Bạn có thể quản lý tốt các dự án và quản trị mong đợi của người khác không?
3. Điều gì thế giới đang xem trọng?
Sau khi biết mình thích gì, mình làm gì giỏi rồi, thì giờ là lúc bạn xem thử: Thế giới có đang trả tiền cho những việc đó hay không?
Nếu bạn thấy điều gì đó để làm mà bạn đánh giá cao và bạn giỏi việc đó nhưng bạn không được trả tiền, đó là sở thích, không phải nghề nghiệp. Và hoàn toàn không có gì sai khi có sở thích. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều cần một cái gì đó trong cuộc sống của mình mà chúng ta làm vì niềm vui thuần khiết và đơn giản khi làm điều đó.
Có một sự thật là: Bạn kiếm được bao nhiêu tiền dựa trên mức giá trị mà bạn tạo ra cho thế giới là bao nhiêu?
Có hai cách giúp bạn làm rõ điểm giao cuối cùng này:
1. Tìm xem thử trên thị trường lao động hiện tại – có cơ hội nghề nghiệp nào mà tương xứng với giá trị cốt lõi và thế mạnh của bạn
Hoặc
2. Có công việc nào mà bạn có thể tận dụng hết thế mạnh của bạn nhưng ở bên ngoài vẫn chưa có người thực sự làm xuất sắc việc đó.
Nếu bạn vẫn chưa chắc chắc hoặc còn mông lung về việc liệu mình giỏi cái gì, mình thích làm cái gì, thì đừng bỏ qua khóa học: Thiết kế tương lai. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng sự thấu hiểu với bản thân mình và lên kế hoạch hành động cho tương lai bằng cách áp dụng Tư duy thiết kế.