Nếu ví năm 2021 là một hệ điều hành thì nó là bản cập nhật siêu đỉnh của tính năng “Non – Nationality + Open Opportunity”, tạm dịch là “Không quốc tịch + Cơ hội mở”. Bởi cơ hội việc làm quốc tế hậu Covid-19 được mở rộng hơn bao giờ hết bất kể bạn có quốc tịch gì và đang ở đâu.
Nhưng chính những cơ hội tuyệt vời đó lại đặt ra một thách thức cực lớn đối với các nhân sự trẻ lựa chọn “Ngồi trong nước – làm việc nước ngoài”: KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ.
1/ Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. Do đó, kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả năng nghe – nói, quan sát và cảm thông của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.
2/ Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc:
Không phải tự nhiên mà người ta nói giao tiếp là chìa khóa của sự thành công. Theo Havard Business Review chỉ ra “Giao tiếp tốt là chìa khóa dẫn đến 85% thành công trong công việc”. Vậy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong công việc được thể hiện cụ thể như thế nào?
a. Kỹ năng giao tiếp giúp thúc đẩy hiệu suất công việc và tạo những liên kết mạnh mẽ trong tổ chức
Có kỹ năng giao tiếp tốt, những thông tin mà bạn truyền đạt tới đồng nghiệp, đối tác hay cấp trên đều được diễn ra suôn sẻ, từ đó kế hoạch công việc sẽ được thực hiện hiệu quả cao. Nhất là khi các công việc đều cần có sự hợp tác, làm việc nhóm giữa các thành viên, vì vậy, nếu không có kỹ năng giao tiếp khéo léo, thông điệp bạn muốn truyền tải rất dễ bị hiểu sai, không đồng nhất được nên có thể dẫn tới hiệu suất làm việc khó được như ý muốn.
Kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố tạo nên những đội, nhóm mạnh trong công ty để cùng nhau phát triển. Bởi sự đoàn kết giữa các thành viên sẽ khiến cho các buổi thảo luận trở nên sôi động, họ sẽ đưa ra nhiều ý kiến, tham khảo và xem xét để cùng đưa ra giải pháp hữu hiệu cũng như mang đến lợi ích tốt nhất cho công ty, doanh nghiệp. Mà với hiệu suất công việc cao, có những thành viên giỏi, đội nhóm mạnh thì doanh nghiệp sẽ đạt được những thành tựu lớn và phát triển tích cực hơn.
b. Kỹ năng giao tiếp tốt gia tăng cơ hội thăng tiến trong công việc
Ngoài kỹ năng lãnh đạo thì một người quản lý đảm nhận chức vụ cao không thể thiếu được kỹ năng giao tiếp. Nhờ có kỹ năng giao tiếp tốt mà quản lý có thể nhận được sự ủng hộ, hợp tác của nhân viên. Đặc biệt, với khả năng của mình, quản lý có thể hiểu rõ về thế mạnh của nhân viên để giao nhiệm vụ phù hợp và hướng dẫn họ thực hiện nhằm tăng hiệu quả chung của dự án/kế hoạch.
Nhà tâm lý học đạt giải Nobel Daniel Kahneman phát hiện ra rằng các doanh nhân thích làm ăn với những người họ thấy “có cảm tình” và tin tưởng. Việc có được kỹ năng giao tiếp hiệu quả có thể mở ra nhiều cơ hội hợp tác làm việc đầy hứa hẹn cho chính bản thân bạn và công ty trong tương lai.
3/ Các cấp độ của kỹ năng giao tiếp:
Mức độ 1 – Mức độ kém
- Ở mức độ này, cá nhân chỉ vận dụng được năng lực trong những tình huống cơ bản nhất và sẽ cần rất nhiều chỉ dẫn từ người khác
- Có khả năng diễn đạt được ý kiến của mình, dù không phải lúc nào cũng mạch lạc và chính xác
- Chủ động lắng nghe, nhưng không biết cách khơi gợi được phản hồi của đối phương
Mức độ 2 – Mức độ cơ bản
- Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống với độ khó trung bình và vẫn thường cần được hỗ trợ, hướng dẫn từ người khác.
- Có khả năng diễn đạt rành mạch tới nhiều đối tượng, tuy nhiên ngôn ngữ và giọng điệu trong nhiều trường hợp không chính xác
- Có ý thức khơi gợi giao tiếp hai chiều, dù đôi khi không thực sự khéo léo
- Chủ động lắng nghe, thể hiện được thái độ quan tâm tới đối phương
Mức độ 3 – Mức độ khá
- Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khó khăn, dù đôi khi vẫn cần được chỉ dẫn từ người khác.
- Có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng các nội dung cơ bản tới nhiều đối tượng khác nhau
- Thường vận dụng được đúng giọng điệu và ngôn ngữ trong các trường hợp giao tiếp
- Thường xuyên lắng nghe, quan tâm tới đối phương và biết khơi gợi giao tiếp hai chiều một cách khéo léo
Mức độ 4 – Mức độ tốt:
- Ở mức độ này, cá nhân có thể vận dụng được năng lực trong những tình huống khá khó khăn, mà hầu như không cần hướng dẫn.
- Có khả năng thuyết trình rành mạch các khái niệm phức tạp tới nhiều đối tượng khác nhau
- Xử lí khéo léo được các tình huống phát sinh trong giao tiếp, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
- Nắm rõ những gì mình cần truyền đạt đến người nghe
- Biết lắng nghe và thường chấp nhận những phản hồi mà người khác dành cho mình
Mức độ 5 – Mức độ xuất sắc:
- Ở mức độ này, cá nhân chủ động vận dụng được kĩ năng này trong cả những tình huống đặc biệt khó khăn. Cá nhân có thể tự tin truyền đạt kĩ năng này cho người khác.
- Tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm tới mọi đối tượng (từ các đối tượng lãnh đạo cấp cao, người ngang hàng hoặc các đối tượng yếu thế hơn)
- Luôn tạo được ấn tượng là một người biết lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi mà người khác dành cho mình
- Ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, có sức thuyết phục và gây được ảnh hưởng lên người khác
- Có chiến lược rõ ràng trong giao tiếp
Kết
Năng lực giao tiếp của bạn đang ở mức độ nào của kỹ năng giao tiếp?
Bạn có biết cách cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân?
Nếu bạn vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên, hãy tham gia khóa học READY TO CHANGE – Thay đổi để bứt phá để học cách ứng dụng Trí tuệ cảm xúc trong việc cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân nhé!