Trong ngày 1/6, Lead The Change đã có một buổi tối đầy thăng hoa về chủ đề TÀI CHÍNH – ĐAM MÊ TRÊN TỪNG CON SỐ với sự tham gia của hai vị diễn giả: Anh Quang Phạm – Director – Crescent Group Capital Management và Anh Tâm Trần – Head of Clients and Markets – KPMG. Hãy cùng Lead The Change điểm lại những điểm đáng chú ý của sự kiện vừa qua nhé!
Liệu bạn có thuộc về thế giới của Tài chính và những con số?
“Tính tỉ mỉ và thích lên kế hoạch không phải là dấu hiệu của việc bạn hợp với tài chính”. Đúng là như thế. Nhiều người thường hay nghĩ rằng đó là đặc điểm chung của dân tài chính, thế nhưng làm tài chính đòi hỏi chúng ta trang bị cho bản thân nhiều hành trang thú vị hơn nữa bằng sự pha trộn trong đặc điểm tính cách của bản thân và tính chất nghề nghiệp.
Đối với anh Tâm, các bạn trẻ hiện nay, nhất là các bạn đang có hứng thú với ngành tài chính nên tự đặt cho mình câu hỏi: “Mình có thực sự thích ngành mình đang học hay không?” trước khi hỏi “bản thân có phù hợp với tài chính hay không”. Sau đó, các bạn cần định hình cụ thể sở thích và năng lực của ban thân từ đó phát huy 100% công lực của chúng trong lĩnh vực mà bạn thực sự thích. Đây không còn là lời khuyên cho riêng tài chính mà tất cả ngành nghề đều nên áp dụng nó.
Tài chính: Thế giới không chỉ dành cho những người đam mê và thấu hiểu từng con số
Khi nhắc đến tố chất của một người làm việc trong lĩnh vực tài chính, anh Tâm Trần nhấn mạnh vào yếu tố đam mê và am hiểu những con số. Theo anh, đây là hai điều kiện cần để chúng ta có thể thành công trong lĩnh vực này. Việc mang niềm đam mê với con số để bước chân vào ngành tài chính, bạn đã giải quyết được đề bài đầu tiên mà ngành nghề này đặt ra cho bạn.
Theo Hội đồng cố vấn Tài chính Forbes, lời khuyên đầu tiên trong 10 lời khuyên dành cho các nhân sự trong lĩnh vực tài chính đó là “Nhìn xa hơn mức lương bạn có thể nhận được”. “Nhìn xa hơn” theo lý giải của họ chính là việc bạn dành sự yêu thích của mình cho vị trí công việc mình làm thay vì mức lương mình có thể sẽ chạm tới. Nhờ tư duy đó, bạn mới có thể khẳng định giá trị của mình trong công ty.
“Nhìn xa hơn mức lương bạn có thể nhận được”
Có một tư duy rất mới mà các bạn có thể tham khảo từ anh Quang Phạm: “Nếu hỏi các ngành tài chính có nhàm chán hay không thì phải hỏi ngược lại bản thân rằng chúng ta có đang làm nó trở nên nhàm chán không?”. Thay vì suy xét các tính chất của một nghề nghiệp, chúng ta nên thay đổi thái độ, góc nhìn và cách xử lý định kiến của bản thân.
“Nếu hỏi các ngành tài chính có nhàm chán hay không thì phải hỏi ngược lại bản thân rằng chúng ta có đang làm nó trở nên nhàm chán không?”
Các kỹ năng cần có của dân tài chính chánh hiệu
1.Kỹ năng chuyên môn
Theo anh Quang, một người làm tài chính cần phải kinh qua các vị trí như marketing, sales,… Từ kinh nghiệm làm việc đó, chúng ta mới có được nguồn kiến thức tổng hợp về các yếu tố như chiến lược, quy trình hoạt động của doanh nghiệp,… Chưa dừng lại ở đó, việc bồi dưỡng thêm hiểu biết về lịch sử, địa lý, chính trị và pháp luật có thể là đòn bẩy giúp cho sự nghiệp của các bạn tiến xa hơn. Đây là lý do mà anh Quang khẳng định các bạn tài chính cũng có thể làm rất tốt các công việc của marketing, sale hay operation,…
Trong xu hướng tuyển dụng hiện nay, các doanh nghiệp đang hướng đến các Tổng quát viên – những người có thể giúp họ bao quát nhiều vị trí, công việc và nhiệm vụ khác nhau hơn là chuyên viên. Nên cũng dễ hiểu khi diễn giả của chúng ta đưa ra lời khuyên về tính đa nhiệm cho dân tài chính.
Trong ngành tài chính có rất nhiều chứng chỉ. Nhưng đừng “làm khó mình” khi chọn thi tất cả mà hãy chú trọng vào những bằng cấp cần thiết cho riêng vị trí mình đang hoặc sắp làm. Theo anh Tâm, chúng ta nên nhìn vào nhu cầu kiến thức cho vị trí hiện tại hơn là đánh giá giá trị của một tấm bằng và lựa chọn nó. Vì bằng cấp không phải là thứ quyết định mức lương của bạn mà nó còn phụ thuộc vào kết quả công việc bạn đang làm.
2. Kỹ năng mềm
Ngành tài chính cũng tương tự như các ngành nghề khác, cũng đòi hỏi các kỹ năng 4.0 nhất định. Theo anh Tâm, kỹ năng đầu tiên cần có là tư duy Logic và giải quyết vấn đề (Problem Solving). Tiếp theo là kỹ năng giao tiếp, tránh lạm dụng các công cụ máy móc. Sau đó phải kể đến tính đổi mới, sáng tạo và tiếp thu kiến thức mới. Nhưng quan trọng nhất là ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP để có thể xây dựng và phát triển sự nghiệp một cách bền vững.
“Ngành tài chính nên hoạt động vì lợi ích cuối cùng của xã hội, và điều đó không thể đạt được nếu không có tiêu chuẩn và đạo đức cao nhất” – Viện CFA ( Chartered Financial Analyst )
Những KEY POINT cần lưu ý khi ứng tuyển vào ngành tài chính
- Cho dù bạn làm ở công ty nào, thì điểm quan trọng nhất mà các bạn cần xây dựng chính là giá trị cá nhân . Đó là những thứ mà công ty đang cần, và bạn có thể cống hiến được.
- Để nộp đơn vào các công ty vừa và nhỏ ở vị trí tài chính hoặc thậm chí là các công ty Big4 thì các bạn cần hoàn thành bài kiểm tra của họ và phát triển kỹ năng làm việc giữa người với người của bản thân.
- Khi tham gia buổi phỏng vấn thì bạn cần tạo ra một điểm khác biệt/ một điểm nhấn ngay từ lúc nộp hồ sơ và trong quá trình phỏng vấn. Ngay cả khi bạn vào làm rồi thì cũng cần liên tục tạo ra sự khác biệt cho chính bản thân mình. Đừng để mình trở thành một trong số những đám đông giống nhau ngoài kia.
Kết
Biết mình thích gì và mạnh ở đâu là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc hiểu cả những điều mình đang làm và sắp làm cũng quan trọng không kém. Lead The Change hy vọng, buổi chia sẻ TÀI CHÍNH – ĐAM MÊ TRÊN TỪNG CON SỐ sẽ là một chất xúc tác thật kỳ diệu kết nối các bạn với niềm đam mê và sự nghiệp của mình.
Trong tháng 6 này, Lead The Change sẽ tiếp tục các buổi Webinar về phát triển bản thân. Nhưng song song với đó là các Webinar hướng đến các chuyên đề về nghề nghiệp, cơ hội quốc tế.
Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.
Bên cạnh đó, Lead The Change cũng bắt đầu khởi động chương trình Lead The Change Exchange Trip 2020-2021. Đây là chương trình đào tạo quốc tế của Lead The Change nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo trẻ việt kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm chân thực nhất về môi trường học tập, làm việc quốc tế tại 4 quốc gia: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY