Cùng Lead The Change điểm qua các tin tức chính ngày 4/8/2019 trong chuyên mục Hot news:
- Trần Anh thu thêm 70 tỷ nhờ cho Thế Giới Di Động thuê thương hiệu
- Đông Nam Á quyết không là bãi rác của các nước phát triển
- Facebook tái định vị thương hiệu Instagram thành ‘Instagram từ Facebook’ – một động thái gây ngạc nhiên và gây tranh cãi
- Sử dụng máy in 3D tạo ra các bộ phận chức năng của tim không có collagen
Trần Anh thu thêm 70 tỷ nhờ cho Thế Giới Di Động thuê thương hiệu
Cấp quyền sử dụng thương hiệu cho Thế Giới Di Động là hoạt động mang về nguồn thu chính cho Trần Anh trong nửa đầu năm 2019.
Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (mã chứng khoán: TAG) cho biết, doanh thu thuần quý II đạt hơn 33 tỷ đồng nhờ cấp quyền sử dụng thương hiệu cho Thế Giới Di Động thuê lại để kinh doanh chuỗi bán lẻ điện máy.
Sau khi trừ giá vốn cung cấp dịch vụ, công ty lỗ hơn 1 tỷ đồng. Hoạt động chính trong lĩnh vực cho thuê nên chi phí bán hàng và quản lý không đáng kể, chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng.
Lãi tiền gửi ngân hàng là “cứu tinh” giúp Trần Anh thoát lỗ để kéo dài mạch lãi quý thứ tư liên tiếp. Công ty báo lãi ròng quý này khoảng 1,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm gần 6 tỷ đồng.
Luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu và lợi nhuận của Trần Anh lần lượt là 70 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. So với năm ngoái, con số này giảm gần 30 lần nhưng ban lãnh đạo khẳng định hoạt động kinh doanh đang trên đà khôi phục. Với mục tiêu lãi trước thuế năm nay 6 tỷ đồng, công ty kỳ vọng chấm dứt mạch thua lỗ năm thứ ba liên tiếp.
Chiến lược phát triển trong năm nay của công ty vẫn là sử dụng lợi thế mặt bằng lớn để cho thuê lại hoặc hợp tác kinh doanh với Thế Giới Di Động và bên thứ ba khác, bảo đảm không chịu lỗ từ hoạt động này. Bên cạnh đó, công ty sẽ cấp quyền sử dụng thương hiệu “Trần Anh” cho Thế Giới Di Động thuê lại để kinh doanh chuỗi bán lẻ điện máy và trả phí sử dụng thương hiệu.
Đông Nam Á quyết không là bãi rác của các nước phát triển
Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang thể hiện lập trường cứng rắn trong việc từ chối trở thành bãi rác cho những quốc gia phát triển.
Ngày 2/8, các thành viên ASEAN cùng ra tuyên bố chung khẳng định, Chính phủ các nước ASEAN từ chối việc vận chuyển trái phép chất thải nguy hại xuyên biên giới, phần lớn là từ quốc gia phát triển sang Đông Nam Á.
“Chúng tôi không chấp thuận hoạt động đưa chất thải đến khu vực này một cách phi pháp, đồng thời nhấn mạnh mọi quốc gia cần thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo quản lý tốt chất thải nguy hại cùng chất thải hóa học thuộc thẩm quyền, bảo vệ môi trường lẫn sức khỏe con người”. Đây là nội dung tuyên bố chung do các thành viên ASEAN đưa ra.
Trong thời gian gần đây, các nước ở khu vực Đông Nam Á đã bắt đầu trả lại rác nhập lậu từ những nước phát triển. Cuối tháng 5, Malaysia tuyên bố sẽ trả lại hàng trăm tấn rác nhập lậu từ nhiều nước gồm: Nhật Bản, Mỹ và Australia. Tháng 6, Chính phủ Philippines cho biết họ sẽ thuê một công ty vận chuyển tư nhân gửi 69 thùng rác trở lại Canada và để chúng trong vùng lãnh hải của nước này nếu họ từ chối nhận chúng.
Ở Campuchia, 83 container với khoảng 1.600 tấn rác nhựa từ Mỹ, Canada được dán nhãn sai là vật liệu tái chế khi chuyển tới nước này. Đầu tháng 7, giới chức Campuchia cho biết sẽ trả lại số rác này về hai nước xuất phát. Vào cuối tháng 7, Indonesia tuyên bố trả lại 56 container chất thải nhập lậu cho các nước như: Mỹ, Pháp, Đức, Hong Kong từ cảng đảo Batam. Nước này cũng sẽ trả lại 8 container rác về Australia sau khi phát hiện số rác này trộn lẫn rác điện tử và các vật liệu nguy hiểm khác.
Facebook tái định vị thương hiệu Instagram thành ‘Instagram từ Facebook’ – một động thái gây ngạc nhiên và gây tranh cãi
Facebook có kế hoạch gắn tên của nó lên Instagram và WhatsApp, đặt tên thương hiệu cho họ là Instagram Instagram từ Facebook và Facebook WhatsApp từ Facebook.
Động thái này đang gây tranh cãi bởi vì cả hai ứng dụng được sinh ra bên ngoài Facebook, có văn hóa doanh nghiệp rất khác nhau và đã phát triển mạnh, một phần, bằng cách có bản sắc riêng với người tiêu dùng. Những người sáng lập ứng dụng chia sẻ ảnh và dịch vụ nhắn tin đã rời Facebook vào năm 2018.
Chúng tôi muốn nói rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ là một phần của Facebook, một phát ngôn viên của công ty cho biết.
Ủy ban Thương mại Liên bang đang điều tra xem Facebook có quyền lực độc quyền hay không. Cơ quan quản lý đang xem xét liệu công ty truyền thông xã hội có được các đối thủ để loại bỏ các mối đe dọa cạnh tranh và tìm kiếm sự thống trị trong ngành hay không.
Theo một phát ngôn viên của Facebook, những thay đổi về từ ngữ sẽ xuất hiện trong các màn hình đăng nhập của ứng dụng và trong các cửa hàng Apple iOS và Google Play. Thông tin trước đó đã báo cáo việc đổi thương hiệu. Facebook cho biết vào tháng 3 họ đang thử nghiệm những cái tên mới.
Sử dụng máy in 3D tạo ra các bộ phận chức năng của tim không có collagen
Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo thành công các bộ phận chức năng của tim mà không có collagen bằng cách sử dụng máy in sinh học 3D.
Đây được xem một bước đột phá mà giới nghiên cứu kỳ vọng rằng một ngày nào đó có thể giúp tạo ra toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science ngày 1/8, các nhà khoa học đã ứng dụng kỹ thuật sao chép các extracellular matrix (còn được gọi là cấu trúc nền ECM – hay ma trận ngoại bào) phức tạp của cơ thể, trong đó cung cấp cấu trúc và các cơ quan tín hiệu sinh hóa cần thiết để cơ thể hoạt động.
Cấu trúc nền ECM thường nằm bên ngoài màng plasma của tế bào. Cấu trúc nền là một tập hợp các phân tử bên ngoài tế bào nhằm nâng đỡ các tế bào xung quanh và hỗ trợ các hoạt động sinh hóa của tế bào. Do con người là sinh vật đa bào tiến hóa độc lập thành các cơ quan khác nhau, nên mỗi cơ quan trong cơ thể của người có ECM khác nhau như cấu trúc nền của da, cấu trúc nền của xương, cấu trúc nền của cơ…
Nhà khoa học Adam Freiberg – một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu – cho biết: “Những gì chúng tôi có thể chỉ ra là bạn thực sự có thể in những hình ảnh 3D của một van tim không có collagen, và chúng hoạt động”.
Các cuộc thử nghiệm trước đây đối với in ma trận ngoại bào đã bị cản trở bởi nhiều hạn chế, dẫn đến độ chính xác của mô kém và độ phân giải thấp. Collagen vốn được xem là một chất liệu sinh học lý tưởng cho nhiệm vụ này, vì nó được tìm thấy trong mọi mô của cơ thể người. Tuy nhiên, collagen giống như một chất lỏng và việc cố gắng in cấu trúc nền ECM trên collagen sẽ dẫn đến kết quả tạo nên các chất liệu giống như thạch.
Giờ đây, các nhà khoa học tại Đại học Carnegie Mellon đã có thể vượt qua những rào cản này bằng cách tận dụng những thay đổi nhanh chóng về độ pH để làm cho collagen rắn lại với sự kiểm soát chính xác.
Theo nhà khoa học Adam Fbergberg, kỹ thuật này được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng tương sáng cho các bệnh nhân chờ ghép tim hoặc bị thoái hóa gan. Kỹ thuật mới này sẽ được tiếp tục nghiên cứu phát triển và đánh giá thông qua thử nghiệm trên động vật và cuối cùng là con người.