NỘI DUNG CHÍNH:
1, NĂM 2020, HẦU HẾT NGƯỜI VIỆT NAM SẼ SỬ DỤNG SMART PHONE
2,HÀNG GIẢ, NHÁI TRÀN LAN, CÁC CHỢ ĐIỆN TỬ CÓ BỊ ĐÁNH SẬP?
3, MỖI LÍT XĂNG “CÕNG” 56% THUẾ, PHÍ?
4, TRỞ THÀNH TỶ PHÚ CÔNG NGHỆ SAU KHI BỊ MỸ 8 LẦN TỪ CHỐI VISA
[CÔNG NGHỆ]
NĂM 2020, HẦU HẾT NGƯỜI VIỆT NAM SẼ SỬ DỤNG SMART PHONE
Bộ trưởng TT&TT đã giao nhiệm vụ cho Cục Viễn Thông ngay trong tháng 4 này cần xây dựng chiến lược mới cho phát triển ngành viễn thông Việt Nam, với mục tiêu nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Bộ trưởng chỉ ra, từ lâu, ngành viễn thông di động đã tồn tại thế chân vạc với 3 doanh nghiệp lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone. Vì vậy, ngành phải kích các doanh nghiệp này, tạo ra sự thay đổi, từ đó, thị trường di động mới phát triển.
Nguồn: VTV
[THỊ TRƯỜNG]
HÀNG GIẢ, NHÁI TRÀN LAN, CÁC CHỢ ĐIỆN TỬ CÓ BỊ ĐÁNH SẬP?
Chỉ sau 1 ngày, chiều 19.4, hàng ngàn sản phẩm giả, nhái vẫn được bày bán công khai trên mạng.
Ví dụ trên sàn Lazada, chai nước hoa nữ Coco Chanel Mademoiselle vỏ trắng có dung tích 100 ml được bán giá 799.000 đồng, giảm so với giá gốc 980.000 đồng. Trong khi đó cũng trên trang này, một số người bán khác rao giá nước hoa Chanel Coco Mademoiselle EDP 100 ml có giá bán từ 3,2 – 3,3 triệu đồng/chai và được giới thiệu hàng xách tay từ Pháp. Hay một chai nước hoa nam Gucci By Gucci Pour Homme EDT 90 ml chỉ có giá 250.000 đồng/chai và được giới thiệu xuất xứ Ý.
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, bày tỏ ủng hộ sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn hàng dỏm, giả trên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, ông Phú cho rằng giữa quyết định và thực thi của VN còn khoảng cách khá xa. Điều quan trọng hơn là quản lý nhà nước phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng để hoạt động TMĐT phát triển vì đây là xu hướng của thế giới cũng như ở VN.
Dưới góc độ cá nhân, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử VN – cũng cho rằng trong việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý là cần thiết. Đồng thời, chính tâm lý vẫn thích mua hàng rẻ dù biết đó là hàng nhái, hàng giả của nhiều người dùng VN cũng tiếp tay cho việc buôn bán sản phẩm này tiếp tục phát triển.
[KINH TẾ]
MỖI LÍT XĂNG “CÕNG” 56% THUẾ, PHÍ?
Hiện cơ cấu giá xăng được cộng 8 khoản, gồm: giá CIF tính thuế, thuế nhập khẩu (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95 và 8% với xăng E5), thuế bảo vệ môi trường (4.000 đồng), chi phí định mức kinh doanh (1.050 đồng/lít với xăng RON95 và 1.250 đồng/lít với xăng E5), lợi nhuận định mức (300 đồng) và trích quỹ bình ổn (300 đồng).
Chẳng hạn trong mỗi lít xăng RON95 có giá bán lẻ trên thị trường là 21.380 đồng, tổng chi cho các khoản thuế phí, trích lập quỹ dự phòng, lợi nhuận định mức, chi phí vận hành… nói trên (chưa bao gồm giá CIF nhập về) là 12.064 đồng, chiếm hơn 56% tổng giá thành bán ra của mỗi lít xăng RON95. Tương tự với giá bán lẻ 19.700 đồng/lít E5 – RON92, mỗi lít xăng sinh học bán ra thị trường cũng cõng khoảng 11.181 đồng thuế phí, trích lập… nói trên.Thực tế, giá xăng tăng mạnh thời gian qua được lý giải do trong bối cảnh giá xăng thế giới đang tăng. Các chuyên gia dự báo giá xăng thế giới trong xu thế khó giảm sâu trong năm nay và giá xăng VN hiện không thể đứng ngoài “quỹ đạo” tăng giá
Theo Tổng cục Hải quan, quý 1 năm nay, nhập khẩu dầu thô vào VN tăng đột biến, gấp hơn 13 lần về lượng và tăng gần 22 lần về trị giá so với quý 1/2018. 2,1 triệu tấn dầu thô đã được nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm với tổng trị giá gần 902 triệu USD. Số liệu của hải quan cũng cho thấy, giá nhập khẩu dầu thô tăng đến 64% so với cùng kỳ.
Ngươc lại, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội lại cho rằng, 1 lít xăng đang “cõng” quá nhiều loại thuế, phí và đề xuất tiết giảm các loại thuế này sẽ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Tuy nhiên TS Nguyễn Minh Phong cũng thừa nhận, về mặt kinh tế, điều này là không khả thi vì trong bối cảnh ngân sách thiếu thốn như hiện nay. ‘
Cho rằng thuế, phí của Việt Nam không cao so với các nước nhưng PGS.TS Vũ Sỹ Cường cũng cho rằng, bỏ đi lợi nhuận định mức lúc này là phù hợp vì yêu cầu bỏ khoản này đã được các chuyên gia nói đến từ gần 10 năm trước.”300 đồng/lít cho khoản lợi nhuận định mức lúc này có bỏ hay giữ vẫn không khiến giá xăng giảm được”
“Song điều quan trọng nhất như tôi đề cập ở trên nằm ở khâu phân phối. Chúng ta đang điều hành giá xăng bình quân 15 ngày, có thể giảm hoặc thay đổi mốc thời gian này được không? Tại sao cứ 15 ngày để rồi khi giá xăng thế giới tăng, chúng ta không tăng, khi giá thế giới giảm, ta cũng không giảm. Giá xăng của chúng ta đang có độ trễ quá. Cứ làm kiểu “đến hẹn lại lên” đúng 15 ngày rất khó để nói về một thị trường xăng theo giá thế giới đúng nghĩa được”, ông Cường nhấn mạnh.Theo chuyên gia này, nếu thay đổi được, giá xăng dầu nên được điều chỉnh theo từng ngày giống giá thế giới sẽ có thị trường xăng cạnh tranh “mượt” hơn.
Nguồn: thanh niên
[NHÂN VẬT]
TRỞ THÀNH TỶ PHÚ CÔNG NGHỆ SAU KHI BỊ MỸ 8 LẦN TỪ CHỐI VISA
Theo Bloomberg, cách đây 30 năm, sau khi nghe Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft phát biểu về internet, ông Yuan quyết định rằng mình muốn trở thành một phần của đợt bùng nổ dot-com tại Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, đường qua Mỹ của doanh nhân gốc Trung Quốc không bằng phẳng. Ông bị chính phủ Mỹ từ chối visa đến tám lần. Sau hai năm liên tiếp bị từ chối, ông Yuan, năm nay 49 tuổi, cuối cùng cũng đến được Mỹ. Hiện ông là cổ đông chính của hãng dịch vụ hội nghị video Zoom Video Communications.
Zoom vừa huy động được 751 triệu USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) giữa tuần này tại sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Kết ngày giao dịch chào sàn, cổ phiếu Zoom đi từ 36 USD lên đến 62 USD mỗi cổ phiếu, đưa số cổ phần của ông Yuan và gia đình ở ngưỡng 3,2 tỉ USD, theo chỉ số Bloomberg Billionaires.
Yuan hiện là giám đốc điều hành hãng Zoom. Ông cùng với Sergey Brin của Alphabet (công ty mẹ của Google), Jensen Huang của Nvidi và Elon Musk của Tesla là những người nhập cư trở thành tỉ phú sau khi thành lập nhiều doanh nghiệp công nghệ ở Thung lũng Silicon.
Trước khi thành lập Zoom vào năm 2011, Yuan là nhân viên tại WebEx Communications, hãng hội nghị trực tuyến. Sau đó, ông làm việc tại Cisco Systems sau khi Cisco thâu tóm WebEx với giá 3,2 tỉ USD đầu năm 2007.
Yuan có ý tưởng thành lập Zoom, hãng có khách hàng gồm Uber Technologies và Wells Fargo, sau khi di chuyển 10 giờ liên tục để gặp bạn gái khi còn là sinh viên đại học. Ông Yuan chia sẻ: “Tôi nói rằng một ngày nào đó, nếu tôi có thiết bị thông minh và chỉ cần một cú nhấp chuột, tôi có thể nhìn thấy cô ấy, trò chuyện với cô ấy thì đó là giấc mơ ban ngày của tôi. Và mỗi ngày tôi đều nghĩ về điều đó”.
Nguồn: thanh niên
.