Chào mọi người, mình là Minh Hằng – Alumni của Lead The Change Exchange Trip in Singapore vào tháng 11, năm 2019. Sau đây là vài dòng chia sẻ của mình sau khi đọc cuốn sách “Bắt đầu với câu hỏi Tại sao” của Simon Sinek
“Hay nhỉ, đang cần tìm đúng thứ này thì nó lại xuất hiện ngay và cho mình câu trả lời”
Mình đã nhiều lần rơi vào những lúc “sướng tột độ” như vậy trong thời gian gần đây, tình cờ mình biết được một cụm từ diễn tả điều này: “năng lượng vũ trụ”, nghĩa là “Khi ta thực sự muốn làm một điều gì đó, vũ trụ sẽ hợp lại và giúp đỡ ta.” Trong thiền định, các bài tập như năng lượng trù phú, năng lượng yêu… đều dựa trên niềm tin này, càng tập trung nghĩ về một việc gì đó, ta càng thấy kết quả đến gần hơn với mình, ta cho đó là sự kỳ diệu của đất trời.
❓Nhưng, có nên tin vào “năng lượng vũ trụ” không?
Sau khi đọc cuốn sách Bắt đầu với câu hỏi Tại sao, mình rút ra kết luận rằng chẳng có năng lượng vũ trụ gì ở đây cả. Mọi thứ đều có khoa học, rằng khi thật sự dành thời gian cho việc gì đó, ta dần hiểu lý do vì sao ta làm nó nhưng điều này không dễ diễn đạt thành lời, lý do đó dẫn dắt cách ta thực hiện như thế nào, và làm cái gì. Cá nhân mình cho rằng nếu cứ tin vào một năng lượng vô hình như trên, ta sẽ không hiểu tại sao ta không thể duy trì cảm hứng và áp dụng điều này cho mọi việc, nếu bạn đã từng đọc qua cuốn “Slight Edge” thì sẽ thấy rằng, sự khác nhau giữa thành công “bền vững” và thành công “ngắn hạn” là khi tiếp tuyến với thành công rồi thì ta lại mất đi tính lặp lại và ta lại tuột xuống. Ta vẫn chưa thực sự thấy được giá trị của việc tìm ra lý do tại sao, ta dễ ngắt kết nối với bản thân khi đã đạt được một phần một tiêu và lại rơi vào sự vô định một lần nữa!
Cá nhân mình khi bắt đầu trải nghiệm một trong những công việc đầu đời, thoạt đầu có rất nhiều năng lượng và nhiệt huyết, nhưng nó bị mai một và đôi khi mình tự hỏi: “Vì sao mình lại đang làm việc này?”, mình biết bản thân đang gặp vấn đề và thiếu đi một cái rễ nào đó, đó là lúc mình tìm đến cuốn Bắt đầu với câu hỏi tại sao và rút ra được hai bài học chính liên quan đến câu chuyện trên:
1. Nếu bắt đầu bằng những giả định sai lầm, ta không hiểu nguyên nhân, dù câu trả lời có hợp lý đi chăng nữa vẫn khiến ta lạc đường, sớm muộn gì bản thân cũng nhận ra điều đó.
👉 Làm sao để biết đó là giả định sai lầm:
– Nó không trực tiếp liên quan đến bản thân mình, mà chỉ cho “người khác”;
– Người khác cảm thấy đúng với điều đó, và nó cũng sẽ đúng với mình;
– Giả định đó nói về một điều trong tương lai mà chính ta cũng không biết điều đó có xảy ra hay không.
👉 Làm sao để “quay đầu”
– Quan sát kết quả, quan sát cảm xúc, không cố gắng xử lí chúng mà chỉ xem đó là dữ liệu, xem lại mình thực sự làm những việc mình đang làm là gì, nếu khớp với lý do tại sao của mình thì tại sao nó không mang lại cho mình niềm vui, hay chính lý do tại sao của ta cũng sai nốt.
– Tạm ngưng một chút những gì mình đang làm để xác định lại lý do tại sao => thiết lập lại con đường mới.
2. Điều quan trọng là cần rõ ràng với lý do tại sao, kỷ luật với việc làm như thế nào (giá trị, nguyên tắc, niềm tin) và nhất quán với cái mình làm để không bị lệch đi khỏi lý do tại sao ban đầu(nôm na như khi đi siêu thị, dự định mua cái gì thì chỉ tập trung tìm vị trí và mua thôi, mọi thứ chắn ngang trên đường xem như là vô hình)
Thật sự Bắt đầu với câu hỏi Tại sao là một cuốn sách “must-read” cho bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào, cảm ơn Mentor của mình, anh Thang Huynh đã giới thiệu em cuốn này, mỗi trang sách em chỉ muốn dán lại hết note mà mình có thôi 😅, hai bài học trên chỉ là một phần rất nhỏ trong những bài học mà cuốn sách mang lại, mọi người nên tìm đọc cuốn này và quan trọng là PHẢI DỪNG LẠI SUY NGẪM VÀ ÁP DỤNG!
Nếu bạn đã đọc cuốn sách này rồi thì hãy comment bài học mà bạn rút ra nè, mình cũng rất mong nhận được đóng góp từ bạn để mình có thể củng cố thêm những điều mình đã học được ❤️
Chia sẻ từ Lê Nguyễn Minh Hằng – Alumni của Lead The Change Exchange Trip Batch 3 in Singapore, Communication Executive dự án GIVE IT BACK