Có rất nhiều loại mục tiêu, nhưng tất cả các mục tiêu đều chung một mục đích, đó chính là “Thay đổi”. Mục tiêu được đặt ra để giúp chúng ta có thể di chuyển từ vị trí hiện tại của mình đến vị trí mà mình mong muốn. Nếu bạn cảm thấy mình luôn đặt ra mục tiêu nhưng lại khó có thể thực hiện được, thì có thể cách thiết lập mục tiêu của bạn đang sai cách. Đừng quá lo lắng vì trong bài này Lead The Change sẽ giới thiệu cho bạn 2 mô hình giúp bạn có thể đặt ra mục tiêu hiệu quả hơn cho năm 2021.
Một lưu ý cho các bạn là khi đặt mục tiêu, hãy thật tỉnh táo để không bị sập bẫy “Tê liệt phân tích” (paralysis by analysis) – việc phân tích và suy nghĩ quá nhiều khiến cho bạn không thể đưa ra quyết định được. Hãy thật quả quyết và can đảm để theo đuổi những mục tiêu mà mình đề ra nhé!
Nghiên cứu của Harvard
Năm 1979, Harvard MBA đã tiến hành một cuộc khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả của các mục tiêu và kế hoạch được viết ra cụ thể liệu có đạt được thành công hay không.
Trong cuộc khảo sát này, các sinh viên được hỏi: “Bạn đã có đặt ra một mục tiêu rõ ràng, cụ thể về tương lai cũng như lên kế hoạch để đạt được chúng hay chưa?”
Trong số những người được hỏi, chỉ có 3% (Nhóm A) các sinh viên mới tốt nghiệp có viết ra mục tiêu của mình 13% (Nhóm B) các bạn sinh viên có mục tiêu nhưng lại không viết ra cụ thể.
84% sinh viên không có mục tiêu nào cả (Nhóm C).
10 năm sau, nhóm các bạn sinh viên này được phỏng vấn một lần nữa đã đưa ra một kết quả rất bất ngờ đó là:
Nhóm B kiếm được nhiều tiền gấp 2 lần so với nhóm C. Trong khi đó nhóm A – những người viết xuống mục tiêu cụ thể kiếm được gấp 10 lần so với 97% còn lại.
Dù đây là một nghiên cứu vẫn đang vướng phải tranh cãi vì có nhiều người cho rằng đây không phải là khảo sát của Harvard mà là của Yale. Nhưng kết quả rất đáng để chúng ta suy nghĩ: Cho dù bạn có viết xuống mục tiêu cụ thể hay không, thì bản chất chỉ cần bạn biết mục tiêu của mình là gì cũng đã đủ để tạo nên sự khác biệt về mức độ thành công trong cuộc sống.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Statistic Brain đã phân tích các mục tiêu năm mới, đã chỉ ra rằng: chỉ có 8% mọi người đạt được mục tiêu, còn 92% còn lại thì không đạt được chúng.
Thế cho nên, việc xác định được mục tiêu và viết nó xuống sẽ giúp chúng ta có động lực để hiện thực hóa những “mong ước” của mình hơn.
2 MÔ HÌNH GIÚP BẠN ĐẶT MỤC TIÊU HIỆU QUẢ HƠN
Sau khi hình dung rõ ràng chân dung bạn muốn mình trở thành trong tương lai, thì đây là 2 mô hình giúp bạn đặt mục tiêu cụ thể cho mình.
1. MÔ HÌNH GROW
Mô hình này thực sự rất đơn giản, dễ áp dụng nhưng mang lại hiệu quả rất cao, giống như chữ “GROW” – phát triển. Mô hình này sẽ giúp bạn định vị bản thân ở thời điểm hiện tại và xác định các bước bạn cần làm tiếp theo là gì (Whitmore, 2014).
GROW – Định vị vị trí mà mình mong muốn trong tương lai
Mục tiêu của bạn là gì và làm sao để bạn đạt được chúng?
REALITY – Định vị vị trí bản thân mong muốn ở hiện tại
So với mục tiêu mà bạn đặt ra, thì hiện tại bạn đang ở đâu?
Những thách thức hay khó khăn mà bạn cần giải quyết để đạt được mục tiêu đó là gì?
OPTIONS- Những sự lựa chọn
Bạn có biết các sự lựa chọn khác để giúp bạn vượt qua những chướng ngại vật trên con đường chinh phục mục tiêu của mình hay chưa?
Làm sao để bạn đạt được mục tiêu đó?
WILL – Hành động
Bây giờ bạn sẽ làm gì? Chuyển các sự lựa chọn ở trên thành hành động như thế nào?
CÂU HỎI CỤ THỂ CHO TỪNG MỤC
2. S.M.A.R.T GOALS
SMART là một trong những mô hình nổi tiếng được nhiều người sử dụng khi cần đặt mục tiêu cho mình. Một mục tiêu SMART sẽ bao gồm các yếu tố sau:
SPECIFIC (Cụ thể) – Hãy cố gắng xác định mục tiêu càng rõ ràng, chi tiết, cụ thể càng tốt. Bạn có thể có nhiều mục tiêu, nhưng mỗi mục tiêu phải thật cụ thể.
MEASURABLE (Đo lường được) – Mỗi mục tiêu cần đi kèm các thông số đo lường được cho cả quá trình và kết quả cuối cùng
ATTAINABLE (Có thể đạt được) – Trong lúc đặt mục tiêu, bạn sẽ rất dễ bị lạc lối. Một mục tiêu quá khó sẽ triệt tiêu toàn bộ động lực thúc đẩy để bạn đạt được mục tiêu. Một bí kíp nhỏ là hãy chia nhỏ mục tiêu của mình, thành những “cột mốc” giúp bạn đánh dấu tiến trình của mình.
RELEVANT (Độ tương thích) – Không có lý do gì mà chúng ta phải dồn hết tâm sức và năng lượng của mình để theo đuổi một mục tiêu không phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn hoặc giúp bạn đạt được cuộc đời mà bạn luôn mong muốn. Hãy kiểm tra thật kỹ để chắc chắn rằng mỗi mục tiêu bạn đặt ta đều đang giúp ích cho bạn.
TIME-BOUND (Giới hạn thời gian) – Cho bản thân mình một deadline thực tế và vừa sức với mình cho từng mục tiêu. Đây là bước cần thiết giúp bạn có thể tập trung và có động lực để thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra.
Đến với khóa học Thiết kế tương lai để được khám phá cụ thể về cách đặt mục tiêu và lên kế hoạch hành động bằng Tư duy thiết kế (Design Thinking) ngay hôm nay nhé!