Trí tuệ cảm xúc và thành công có mối liên hệ như thế nào trong cuộc sống.
Trong cuốn sách Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than IQ, nhà tâm lý học Daniel Goleman lừng danh đã công bố rằng:
Chỉ 20% người có IQ cao đạt được thành công trong cuộc sống.
Vậy số còn lại của những người thành công trong cuộc sống nằm ở đâu? Và sau đó hàng loạt bài về EI và EQ được nhắc đến thường xuyên hơn.
- EI – Emotional Intelligence: Trí tuệ cảm xúc
- EQ – Emotional Quotient: Trí thông minh cảm xúc
Vậy trí tuệ cảm xúc đóng góp như thế nào vào sự thành công của một con người? Trong bài viết này, Lead The Change tập trung vào khai thác sâu về EI.
Trí tuệ cảm xúc là gì?
EI là khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của mình cũng như của người khác.
Theo Harvard Business Review
Điều này có nghĩa là những người thông minh về mặt cảm xúc rất giỏi trong việc đọc hiểu cảm xúc của con người và lựa chọn phản ứng phù hợp.
Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến thành công như thế nào?
Theo một nghiên cứu của TalentSmart, trí tuệ cảm xúc đóng vai trò lớn nhất trong đánh giá hiệu suất công việc khi so sánh với 33 kỹ năng khác tại nơi làm việc. Họ phát hiện ra rằng trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến 58% thành công trong mọi loại công việc.
Vậy tại sao lại có mối liên hệ lớn đến thế giữa trí tuệ cảm xúc và thành công?
Hãy cùng phân tích mối quan hệ giữa EI và sự thành công dựa trên 4 yếu tố tạo nên trí tuệ cảm xúc theo Harvard Business Review.
1. Tự nhận thức
Tự nhận thức là bạn hiểu rõ về cảm xúc, điểm mạnh và điểm thiếu sót của mình. Bạn dễ dàng nhận ra những sai lầm của mình và thừa nhận khi bạn không biết điều gì. Việc xử lý một tình huống nhất định khiến bạn cảm thấy như thế nào cũng dễ dàng hơn.
Tự nhận thức là một trong những thành phần quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc. Nó giúp bạn biết rõ ràng cảm xúc của mình ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc như thế nào.
Ví dụ, bạn không ngại thừa nhận việc bản thân không thể xử lý điều gì đó. Để tránh tạo ra những tình huống khó khăn hơn cho mình và cho những người khác.
2. Tự điều chỉnh
Còn được gọi là tự quản lý. Tự điều chỉnh là một thành phần quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc. Vì bạn hiểu rõ cảm xúc của mình nên bạn cũng biết cách quản lý chúng một cách hiệu quả. Điều đó không có nghĩa là bạn không cho phép mình cảm thấy tồi tệ. Mà là bạn tránh hành động theo cảm xúc tiêu cực của mình.
Thay vì phản ứng theo từng cảm xúc, bạn chờ nó đi qua để có thể phản ứng hợp lý. Nhờ vậy, bạn có thể kiểm soát lời nói và hành động của mình một cách hiệu quả. Đồng thời giúp bản thân thực hiện các bước đi có tính toán thay vì quyết định bốc đồng. Bạn giỏi hơn trong việc xử lý sự thay đổi và thích nghi với hoàn cảnh mới.
3. Đồng cảm
Những người thông minh về cảm xúc cũng đồng cảm hơn những người có trí tuệ cảm xúc thấp. Bởi vì họ có thể nắm bắt tốt cảm xúc, hiểu được lời nói và hành động của người khác. Để hiểu được lý do có thể tác động đến những cảm xúc đó như thế nào. Do đó, họ cân nhắc cảm xúc của mọi người để hành xử một cách phù hợp.
Thay vì đưa ra phán đoán tức thời, họ cố gắng hiểu tình huống và hành động của người khác. Điều này giúp họ tập trung vào giải pháp khả thi thay vì cố gắng tìm vấn đề. Nhờ vậy, họ tránh được những quyết định hấp tấp hoặc phản ứng bị động trước lời nói và hành động của ai đó.
Những người thông minh về cảm xúc có nhiều khả năng làm việc tốt với những người khác. Bạn biết cách truyền đạt những gì cần thiết. Hoặc xử lý các tình huống khó khăn một cách hiệu quả mà không làm tổn thương người khác. Điều này giúp bạn dễ dàng phát triển về mặt chuyên môn và cá nhân.
4. Kỹ năng xã hội
Trí tuệ cảm xúc cũng bao gồm các kỹ năng xã hội. Điều này rất quan trọng cho sự thành công của một cá nhân. Họ thân thiện và dễ mến. Vì vậy họ hòa thuận với những người khác và là những “người chơi xuất sắc” trong nhóm cộng đồng. Họ có thể giao tiếp rõ ràng với người khác. Trong khi đó vẫn quan tâm cảm xúc của người đối diện. Họ nhạy trong việc tìm ra điểm chung với những kiểu người khác nhau.
Với kỹ năng xã hội của mình, những người có EI cao có thể trở thành nhà ngoại giao giỏi. Họ tập trung vào khía cạnh xã hội của công việc kinh doanh hay vì tập trung vào sản phẩm. Nhờ vậy, họ biết chính xác làm thế nào để cung cấp các giải pháp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu của họ. Từ đó, duy trì mối quan hệ bền vững giữa các cá nhân với khách hàng. Điều này làm tăng lòng trung thành của khách hàng và cải thiện cơ hội đạt được thành công lâu dài.
Kết
Bạn có thể thấy rõ những người có trí tuệ cảm xúc cao đã gia tăng cơ hội thành công cho chính mình như thế nào. Với sự hội nhập và phát triển, những chỉ số cảm xúc này được nâng cấp và phát triển. Để có thể hòa nhập được với môi trường đa văn hóa, chỉ số CQ ra đời.
Chỉ số CQ được phát triển dựa trên nền tảng của EQ trong các bối cảnh khác nhau. Vậy chỉ số CQ là gì?