Với một thao tác gõ tìm kiếm trên Google với nội dung: “Fake videos of Obama”, bạn sẽ có 86.400.000 kết quả phản hồi chỉ trong chưa đầy 1 giây, trong đó cả những video giả mạo của Cựu tổng thống Obama và cả cách để tạo ra chúng. Hiện nay, không chỉ với video của người nổi tiếng mà với cả hình ảnh của chúng ta cũng được sử dụng mà chúng ta không biết.
Khi gần đây, một ứng dụng bỗng nhiên nổi lên và gây bão đó là FaceApp, điều đáng chú ý rằng nó đang sở hữu quyền sử dụng hơn 150 triệu tên và khuôn mặt trên toàn thế giới. Ứng dụng này cho phép người dùng thay đổi biểu cảm khuôn mặt, nhan sắc và tuổi của vài năm sắp tới. Nhưng cùng lúc đó, người dùng cũng trao cho FaceApp khả năng sử dụng những hình ảnh ấy và tên của mình để phục vụ cho bất kỳ mục đích nào, miễn là nó muốn.
Điều này dấy lên vấn đề hiện tại về việc bảo vệ bản quyền hình ảnh của chúng ta bởi sự phát triển của công nghệ AI và 3D dưới cả dạng hình và video.
Đây là bài diễn văn của Supasorn Suwajanakorn đã chia sẻ ở chương trình TED Talks có tên là : “Fake videos of real people and how to spot them” (tạm dịch: Video giả mạo và cách phát hiện chúng), rằng bạn có phân biệt được những video giả mạo – những video người nổi tiếng nói những điều họ chưa từng nói trong đời thực vẫn lan truyền trên internet?
Sáng tạo vô tận bằng AI và 3D
Bắt đầu phần chia sẻ, Supasorn Suwajanakorn phát trên màn hình 2 video giống hệt như Cựu tổng thống Obama, nhưng không ai có thể phân biệt đâu là Obama giả hay thật, mà thực tế chúng đều là video ảo được tạo ra bằng công nghệ AI và 3D. Là một nhà khoa học máy tính, Supasorn Suwajanakorn cho biết, khi còn là học sinh, anh đã sử dụng mô hình AI (Trí thông minh nhân tạo) và 3D để tạo ra các video ảo bằng cách đồng bộ hóa hình ảnh với âm thanh của nhân vật.
Hiện tại với sự phát triển của AI, chúng ta có thể tạo ra một mô hình khuôn mặt ảo và dựng một cuộc nói chuyện giả của bất kỳ ai mà không cần sử dụng tới quét 3D bất kì ai cả. Supasorn giải thích, với những bức ảnh và video hiện có của một người có thể dựng một mô hình có vẻ ngoài, nói chuyện và hành động giống hệt họ. Vì vậy với quyền sử dụng khuôn mặt của bạn, FaceApp đã có thể tạo ra một video giả mạo bạn bằng công cụ AI.
Ví dụ, chúng ta có thể mang Richard Feynman – một giáo viên huyền thoại từng giành giải thưởng Nobel về vật lý, trở lại để giảng bài và truyền cảm hứng cho hàng triệu trẻ em, không chỉ bằng tiếng Anh mà bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Với điều này, chúng ta có thể trò chuyện để nhận lời khuyên hay nghe những lời an ủi từ ông bà chúng ta ngay cả khi họ không còn ở bên chúng ta nữa? Hoặc có thể sử dụng công cụ này, để bất kỳ tác giả còn sống hay không, có thể đọc to tất cả các cuốn sách của họ cho bất kỳ ai quan tâm.
Khả năng sáng tạo ở đây là vô tận, vậy cách chúng hoạt động như thế nào?
Tạo ra video ảo bằng cách phân tích một bộ sưu tập ảnh
Ban đầu, để tạo một video ảo sẽ phải cần tái tạo lại mô hình khuôn mặt 3D có độ chi tiết cao hoặc cần quét 3D người. Sau đó chạy cùng một thuật toán trên mỗi khung hình video và tạo ra một mô hình 3D chuyển động.
Điều chú ý là cách tạo ra một mô hình khuôn mặt 3D rất đơn giản bằng cách AI sẽ phân tích một bộ sưu tập ảnh lớn của nhân vật trước đó. Ví dụ với George W. Bush, chúng ta chỉ có thể tìm kiếm hình ảnh trên Google và xây dựng một mô hình trung bình với các chi tiết rất thật như nếp nhăn. Điều hấp dẫn ở đây là bộ sưu tập ảnh có thể đến từ những bức ảnh tiêu biểu của bạn. Nó thực sự không quan trọng biểu hiện bạn đang thực hiện hay nơi bạn chụp những bức ảnh đó. Điều quan trọng là dựa vào mô hình trùng bình đó có thể tạo ra bất kỳ biểu hiện trên khuôn mặt nào của nhân vật, mà không cần hình ảnh đó của bạn để phân tích.
Bây giờ chúng ta có một điều khiển mô hình của một người, và cách nó được điều khiển bây giờ là bằng một chuỗi các bức ảnh tĩnh. Chúng ta cũng có thể sử dụng một video khác để lái mô hình khuôn mặt.
Nguy cơ của video “ảo”
Trong vai trò của một nhà nghiên cứu, Supasorn Suwajanakorn chia sẻ về mối nguy hại của video ảo:
“Tôi nghĩ những kết quả này có vẻ rất thực tế và hấp dẫn, nhưng đồng thời cũng đáng sợ, ngay cả với tôi. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một mô hình chính xác một người, không thể xuyên tạc họ. Nhưng sự thật điều đáng lo lắng là khả năng lạm dụng nó. Kể từ khi Photoshop lần đầu tiên xuất hiện, vấn đề này đã đáng để suy nghĩ.”
– Supasorn Suwajanakorn –
Tương lai, video giả mạo có thể gây ra nhiều thiệt hại, ngay cả trước khi bất kỳ ai có cơ hội xác minh, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải hiểu biết về mối nguy hại này và bảo vệ hình ảnh của chính mình. Bất kỳ một ứng dụng nào được cài đặt hoặc sử dụng, chúng ta đều nên tham khảo điều khoản để tránh việc hình ảnh của bản thân bị cho phép sử dụng có mục đích.
Chưa thể đảm bảo sự an toàn của công nghệ này, nhưng tương lai chúng ta có sử dụng chúng đúng cách và cẩn thận để tạo tác động tích cực từ bất kỳ nhân vật nào và định hướng tương lai theo cách chúng ta muốn!
Dịch từ TED Talks