Ngọc đã đọc qua nhiều chia sẻ của các bạn trẻ và nhận thấy rằng nhiều bạn đang gặp phải vấn đề về định hướng sự nghiệp.
Với trải nghiệm của một người đã từng làm việc tại Viettel trong và ngoài nước, cộng thêm trải nghiệm làm tại Vingroup hiện tại. Những kinh nghiệm, vốn sống bản thân Ngọc đã tích lũy, Ngọc xin chia sẻ một vài quan điểm, một vài góc nhìn cá nhân Ngọc đã đúc kết trong quá trình làm việc, hy vọng những góc nhìn và quan điểm này có thể giúp ích và hỗ trợ cho những bạn trẻ đang vướng mắc vào vấn đề trên.
1 – “Cờ đến tay thì phất”. Đừng sợ
Mình đọc qua rất nhiều bài chia sẻ của các bạn trẻ, nhận thấy nhiều bạn đang loay hoay trong tìm ra con đường của bản thân. Căn nguyên của vấn đề này theo mình do thông tin các bạn tiếp cận còn hạn chế. Và vì các bạn chưa có cơ hôi được trải nghiệm trong công việc nên dẫn đến cảm giác mông lung, lo sợ. Trước khi vào Viettel mình cũng từng có cảm giác như vậy. Nói đến Viettel là nói về môi trường nhà nước và có vô vàn những vấn đề. Vậy với những vấn đề trên mình đã đối mặt như thế nào? Be nice với mọi người, lễ phép và chăm chỉ. Trước khi tạo ra giá trị cho tổ chức và được ghi nhận thì chẳng có cách nào ngoài cố gắng hết sức có thể. Mình vẫn nhớ có lần làm báo cáo lên tâp đoàn, khi mình gửi lại chị Lead có hỏi: ”Có nặng lắm không em?”. Lúc đó mình biết chị hỏi thăm và mình đã phản hồi rằng “File cũng nặng chị ạ”.
Mình không có thói quen than thở nhiều khi mới vào làm. Đấy là một điểm cộng để mọi người đánh giá và sau 4 tháng mình được chỉ định làm dự nước ngoài giữa Viettel và World Bank. Đây chính là bước ngoặt của cuộc đời mình. Cũng nhờ kinh nghiệm quản lý dự án tại đây mình được mời làm Project Manager cho một dự án tại Vin. Định hướng ban đầu của mình là làm việc tại công ty chứng khoán hoặc thi MT chứ không phải là Viettel nhưng cơ duyên thế nào lại bắt đầu tại đây. Vì vậy, theo mình “cờ đến tay thì phất” bởi rất khó để hình dung ra một con đường khi chưa đi một bước nào, cứ phải đi rồi mới thành đường.
2 – Cách hành xử trong các mối quan hệ
Quan điểm khác nhau khi làm việc sẽ tạo ra bất đồng chính kiến, và đối phương nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng đến công việc và lợi ích của họ, từ đấy sẽ tạo ra nhiều góc nhìn tiêu cực và dẫn đến “drama” nơi công sở (mình may mắn vì trong quá trình làm việc trộm vía chưa gặp phải trường hợp nào không thích thái độ ngay từ lần gặp đầu tiên).
Vậy giải quyết vấn đề trên như thế nào? Tiếp tục câu chuyện đi công tác bên Mozambique Châu Phi. Thông qua chuyển đi này mình đã gặp rất nhiều người ở mọi tầng lớp cả Ban lãnh đạo và người lao động Việt Nam và nước sở tại. Có rất nhiều các bên liên quan trong dự án, nhiệm vụ của mình là dung hòa cái “tôi” của họ, để đạt được sự đồng thuận và đảm bảo dự án chạy được. Theo mình vấn đề cho mọi “drama” ở trên là mọi người thường đánh giá dựa trên khía cạnh quan điểm đối phương mà không tính đến hoàn cảnh (Cái này trong Triết 1). Mình không thể mong đợi tất cả mọi người hoàn hảo nhưng trong scope công việc bên đối tác vẫn làm tốt công việc của họ. Vậy là đủ.
3 – Tin vào bản thân và biết bảo vệ luận điểm
Công việc đơn giản là quá trình gặp phải các vấn đề và xử lý nó. Để làm điều này cần phải tạo ra giải pháp và trao đổi để chốt giải pháp. Có một vấn đề là khi đưa ra luận điểm sẽ gặp phải ý kiến trái chiều. Vậy việc đầu tiên cần làm trước khi đưa ra giải pháp là chốt scope. Bởi lẽ không có một quan điểm hay giải pháp nào có thể làm hài lòng tất cả các bên. Vì vậy tất cả cần chốt scope chung trước khi làm giải pháp và đấy cũng chính là căn cứ bảo vệ luận điểm của mình. Mình có một thời gian làm chiến lược tại Viettel và chiến lược đơn giản là tính toán rủi ro phải chịu, từ đó đưa ra các lựa chọn, bởi không có lựa chọn nào là hoàn hảo cả.
Tóm lại, lời khuyên của mình cho các bạn là cứ thử đi đừng sợ. Chẳng ai có thể ngồi một chỗ mà biết được tương lai thế nào. Chúng ta chỉ có có thể “draft plan, build ver1 , feedback và điều chỉnh” mà thôi.
Chia sẻ từ anh Lê Đại Ngọc – Mentor GIVE IT BACK, hiện anh đang đảm nhiệm vị trí Project Manager tại Vingroup.