Trích nội dung trong một buổi workshop với chủ đề “Design Thinking – Đổi mới sáng tạo thông qua tư duy thiết kế” do Arkki ASEAN và Innovation Lab Asia tổ chức với sự tham gia chị Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Open Innovation Việt Nam và nhóm điều phối chương trình của Arkki ASEAN
Cùng Lead The Change tìm hiểu tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo thông qua Tư duy Thiết kế (Design Thinking).
Design Thinking – Tư duy thiết kế là một phương pháp sáng tạo nổi tiếng đã được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp lớn để thực hiện đổi mới sáng tạo.
“Đổi mới sáng tạo là những gì mà bạn không biết”
Trước khi bắt đầu bài học về “Tư duy thiết kế”, diễn giả Nguyễn Phi Vân chia sẻ cùng người tham dự về Innovation – Đổi mới sáng tạo, bắt đầu bằng những câu chuyện trải nghiệm và đúc kết của bản thân qua nhiều năm làm nhượng quyền và làm việc cùng các startup ở nhiều quốc gia.
Chị Nguyễn Phi Vân chia sẻ rằng thời đại ngày nay đã là nền kinh tế của sáng tạo, bất kì một mô hình nào khi có yếu tố công nghệ sẽ có tiềm năng đi xa trong tương lai.
Và để bắt đầu đổi mới sáng tạo, chị đưa ra những câu hỏi giúp người tham dự xác định lại bản thân và doanh nghiệp của mình: Chúng ta đã đẩy mình vào nền kinh tế sáng tạo chưa? Chúng ta đã dũng cảm bước ra khỏi những cái mình đã biết và sẵn sàng học những điều mới chưa?
“Innovation is about what you don’t know” – Đổi mới sáng tạo là những gì bạn không biết là thông điệp đầu tiên mà chị Phi Vân muốn gửi đến người tham dự.
Vậy với những điều mình không biết, trở ngại nào lớn nhất khiến chúng ta chùn bước trước sáng tạo, đó chính là BẢN THÂN CHÚNG TA.
Sáng tạo theo chị Phi Vân không phải là hành trình để học mà là hành trình buông bỏ những gì mình đã học, đã biết. Vì khi đã cho rằng mình biết quá nhiều, chúng ta có xu hướng cố chấp tiếp nhận những cái mới, và đó chính là rào cản lớn nhất của sáng tạo bên trong mỗi con người.
Diễn giả Phi Vân lấy ví dụ về một startup khi được định giá, nhà đầu tư sẽ ít khi định giá dựa vào ý tưởng của dự án, cái mà họ quan tâm chính là con người, năng lực của những người thực hiện. Họ có phải là những người chịu ngồi cùng nhau, sáng tạo và học hỏi những cái họ chưa biết để đưa dự án đi xa hay không, đó chính là sức mạnh của sáng tạo trong một đội nhóm.
Vì thế, chị Phi Vân khẳng định sáng tạo không chỉ là sự cố gắng của một người, sáng tạo là sự góp sức của nhiều người, với kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ba từ quan trọng trong sáng tạo
Với sáng tạo, có 3 từ mà các doanh nghiệp, cá nhân cần nhớ để tránh nhầm lẫn:
- Renovation – Cải tiến: đây chỉ là hoạt động làm mới những cái mình đã có như một bao bì đỏ cho dịp tết, một mùi hương mới dành cho trẻ em,… Tất cả những thay đổi này chưa được gọi là sáng tạo.
- Innovation – Sáng tạo: Lấy Starbucks làm ví dụ về hoạt động sáng tạo trong doanh nghiệp. Khi Starbucks đã có khách hàng đến thưởng thức cafe của mình, họ bắt đầu suy nghĩ đến các hình thức kinh doanh khác. Làm sao để khi khách hàng không đến cửa hàng Starbucks vẫn uống được cafe của Starbucks trong bất kì hoàn cảnh nào? Và vì thế Starbucks lon ra đời, có mặt khắp các cửa hàng tiện lợi ở nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới để khách hàng tiếp cận nhiều hơn với cafe của mình, Starbucks đã tạo ra nhu cầu sản phẩm mới cho khách hàng – đó là một hình thức của sáng tạo.
- Discruption – Sự gián đoạn: Uber và Grab là một disruption (sự gián đoạn) của taxi truyền thống của Việt Nam khi họ tạo ra một nền tảng hoàn toàn mới gắn với công nghệ và phục vụ nhu cầu hiện tại của khách hàng
Đây là 3 giải pháp quan trọng trong sáng tạo mà doanh nghiệp cần đưa ra lựa chọn để giải quyết những vấn đề hiện tại của mình.
Và để biết doanh nghiệp nên chọn giải pháp nào cần phải biết mình muốn gì, từ đó dựa vào nguồn lực để đưa ra chiến lược hiệu quả. Vì chiến lược là sự cân bằng giữa cơ hội và nguồn lực.
Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, với nguồn lực hạn chế, cần phải xác định đúng những vấn đề mình đang gặp phải, từ đó đưa ra kế hoạch hành động phù hợp với nguồn lực mà mình đang có.
Công cụ cho sáng tạo: Tư duy thiết kế (design thinking) và kim cương đôi (double diamond)
Diễn giả Phi Vân chia sẻ với người tham dự 2 công cụ để người tham dự áp dụng khi muốn thực hiện các hoạt động sáng tạo đó chính là cách thiết kế tư duy và kim cương đôi.
Kim cương đôi là khung sườn cho sự sáng tạo, dẫn dắt chúng ta đến sáng tạo qua 4 bước: khám phá (discovery), xác định (define), develop (phát triển), và thực hiện (delivery).
Mô hình thứ 2 là mô hình được chị Phi Vân khuyến khích vận dụng khi bắt đầu quá trình sáng tạo là cách tư duy thiết kế (design thinking). Theo chị, sáng tạo phải từ tư duy chứ đừng gò bó mình trong một phương pháp hay công cụ nào hết, thì design thinking đáp ứng được yếu tố này.
Tư duy thiết kế gồm 5 bước mà người thực hiện phải đi từng bước một để có thể ra được ý tưởng tốt nhất.
- Empathize: là bước thấu hiểu, thấu hiểu đối tượng mà sản phẩm của mình phục vụ.
- Define: xác định những vấn đề thật sự của khách hàng, và chọn ra vấn đề chính yếu nhất mà nguồn lực hiện tại có năng lực giải quyết.
- Ideate: là bước cần sự sáng tạo từ nhiều thành viên với nhiều cái nhìn khác nhau, và có kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng ở nhiều góc độ khác nhau.
- Prototype: thiết kế sản phẩm mẫu dựa trên những ý tưởng đã được chọn
- Test: đưa sản phẩm mẫu tiếp cận thị trường và sẵn sàng thay đổi nhiều lần để sản phẩm trở nên thích hợp nhất với khách hàng mục tiêu.
Áp dụng Tư duy Thiết kế (Design Thinking)
Theo chia sẻ từ Arkki, điều quan trọng của Tư duy thiết kế đó là mọi người thoát ra các bối cảnh thông thường, từ đó tạo một cái môi trường để mọi người dễ làm việc với nhau hơn, dễ sáng tạo mà không bị gò bó bởi các giới hạn không khả thi.
Tư duy thiết kế là mô hình chỉ thành công khi được vận dụng trong làm việc nhóm, và công thức quan trọng khi làm việc nhóm chính là “Yes…and…” – tức luôn tôn trọng ý kiến lẫn nhau, lắng nghe và cùng phát triển ý tưởng.
Sáng tạo bắt đầu từ bản thân, sẵn sàng dấn thân khỏi vùng an toàn để học hỏi. Và sáng tạo là không đơn độc mà là sự kết hợp, làm việc cùng nhau vì một mục tiêu chung. Thêm vào đó bản thân phải cởi mở hơn, tạo ra một môi trường năng động để sáng tạo được phát triển, khi sáng tạo thì đừng nghĩ đến giới hạn.
Một cái nhìn mới về sáng tạo là điều rất quan trọng, khi không còn gượng ép để sáng tạo vì sáng tạo thì phải vui, phải thoải mái thì mới thực sự là sáng tạo.
Chương trình Lead The Change 2019 Exchange Trip tại Thái Lan vào tháng 8 là cơ hội để các nhà lãnh đạo trẻ làm việc và học tập trong môi trường đa văn hóa cũng như đào tạo “Tư duy thiết kế” (Design Thinking).
Cơ hội tham quan và trao đổi cùng các chuyên gia tại top 3 tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan: Siam Cement Group (SCG), Siam Commercial Bank (SCB), Bangchak Corporation
One Comment
Your article gave me a lot of inspiration, I hope you can explain your point of view in more detail, because I have some doubts, thank you.