Chìa khóa để giao tiếp là sự CHÂN THÀNH – Humans of Lead The Change

Chìa khóa để giao tiếp là sự chân thành - Humans of Lead The Change

Tại tập 7 của Podcast Đi ra, Đi vào, hãy cùng Lead The Change theo chân anh Phúc, một người trẻ đang sinh sống và làm việc tại Singapore. Đặt chân đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ, nơi không có người thân và sự  ít ỏi về nguồn lực hỗ trợ, anh Phúc đã vượt qua những rào cản về giao tiếp, thích nghi cũng như sự gắn kết giữa những mối quan hệ như thế nào? Liệu trong quãng hành trình 3 năm tại Singapore, anh Phúc đã có những chiêm nghiệm sâu sắc nào về bản thân, hay về những giá trị cốt lõi mà mình luôn theo đuổi? 

Anh Thiện Phúc  – một Nghiên cứu sinh Tiến sĩ trẻ tại Đại học Quốc gia Singapore. Trong tập LTC Alumni Talk này, hãy cùng tìm hiểu về câu chuyện vượt qua thử thách và thấu hiểu bản thân của bạn Phúc nhé:

Chào anh Phúc, rất vui được phỏng vấn anh trong buổi Podcast ngày hôm nay. Thử thách đầu tiên, anh hãy sử dụng không quá 5 chữ để diễn tả lần gần nhất mà anh  “đi ra” như thế nào không?

Chào  Ân, và chào khán giả. Để nói về lần “đi ra” gần nhất, 5 chữ sẽ là Lần-đầu-tiên-đi Nhật, chuyến đi này diễn ra 2 tháng trước. Đó là một chuyến đi công tác, và kết hợp tham quan ở Osaka và những tỉnh lân cận. Lúc anh đi thì tiếc rằng hoa anh đào cũng đã tàn (cười). 

Anh hãy sử dụng 5 chữ lần gần nhất mà mình “đi vào”. 

Chuẩn-bị-cho-buổi-này, để có tư liệu chia sẻ trước đó, mình cũng cần reflect. Cũng nhờ vậy, mình nhận ra những lần mình đi ra đi vào đã kết nối lại theo nhiều cách khác nhau 

Liệu anh đã trải qua một chuyến đi hay chuyến hành trình nào đó mà anh đã chứng kiến một phiên bản hoàn toàn mới của mình chưa?

Nếu nói về chuyến đi đổi đời, và tạo nhiều ảnh hưởng nhất trong cuộc đời anh, đó sẽ là chuyến hành trình mình đang đi tại Đảo quốc sư tử Singapore. Anh đến Sing từ đầu năm 2020, và tính đến nay cũng là 3 năm. Đây là cột mốc rất quan trọng với mình. 

Thời gian đầu Phúc đặt chân đến Singapore và biết rằng mình sẽ sinh sống và làm việc tại đây một thời gian dài, vậy Phúc đã có những khó khăn đầu tiên nào?

Có 1 giai đoạn khó khăn Phúc nghĩ ai cũng đồng tình là dịch Covid. Khi đi nước ngoài, mình nghĩ ai cũng sẽ vui, kể cả khi Phúc đi lần đầu vào khóa LTCET tại Singapore năm 2019 cũng vui. Tuy nhiên, dần dần những háo hức, hay những niềm vui ban đầu  về 1 nơi xa lạ dần được bóc bỏ đi, mình nhận thấy mình chỉ là 1 người khách xa lạ tại đất nước này, khi mà cảm giác xung quanh không có sự giúp đỡ hay hỗ trợ. Nhớ lại giai đoạn Covid ấy, Phúc  chỉ có 1 thân 1 mình tại xứ người, đem nỗi nhớ đặc biệt cho Việt Nam. Đặc biệt, có những ngày mình đi lang thang ở Food Court, mình theo dõi diễn biến và tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, mình rất thương và rất xúc động. Mình thương cho đồng bào Việt Nam, cho đội ngũ chống dịch, và mình cũng thương cho thân mình. 

Khoảng thời gian khó khăn như vậy, Phúc đã vượt qua như thế nào? 

Khi mình mới sang nước ngoài, những nguồn lực hậu phương của mình không còn nữa, nên mình thấy cô độc. Và may mắn lúc đó, 1 trong những  nguồn lực là LTC, khi ấy anh Thắng (Founder Lead The Change) có host 1 session thiền, là ‘Start Your Morning with anh Thắng’. Vậy nên mỗi sáng thức dây, mình Thắng luôn là người mà mình gặp đầu tiên. Ban đầu, mình chỉ nghĩ tham gia cho vui là chinh, chủ yếu để thử, nhưng dần dần, mình thấy mình có nhiều chiêm nghiệm và hiểu về bản thân hơn. Những buổi thiền như vậy hay sau những lần journal, Phúc dần trả lời được cho những câu hỏi ‘Mình là ai?’, ‘Mình muốn gì?’, và ‘Mình biết ơn điều gì?’. Em biết đó, trong bối cảnh mùa dịch như vậy, buộc những người hướng ngoại như mình phải đi vào trong, và đó cũng chính là 1 cơ hộ đó làm mình thấu hiểu bản thân, nhận ra mình có nhiều thứ hay ho trong bản thân mà mình mình chưa từng khám phá trước đó. 

Anh có đề cập đến việc thiền, thì trong quá trình ấy anh đã học được những cách nào hay có công cụ nào để đặt câu hỏi cho bản thân và để hiểu hơn về mình không?

Cách mình lắng nghe cảm xúc, và quan sát không phán xét. Mình dành cho mình 5-10 phút thiền 1 ngày, mình lắng nghe những cảm xúc đến và đi. Với những cảm xúc ấy, mình sẽ nhận ra được những nhu cầu và mong muốn mà mình muốn đáp ứng, Và một trong những phát hiện mới, đó là mình đã có sự kết nối với đứa trẻ bên trong mình. Anh nhớ trong session thiền của anh Thắng, có một buổi mọi người thảo luận về đứa trẻ bên trong, mình chỉ nghĩ đơn giản nó là phần tuổi thơ sót lại bên trong mình. Và dần dần,  có vài biến cố xảy ra, mình hiểu hơn nhiều về đứa trẻ bên trong, nó đại diện cho những phần và giá trị thuần khiết mà mình muốn gìn giữ, dù có bất kì tình huống nào mình cũng không muốn phá bỏ. 

Anh nhớ có lần thầy yêu cầu mình đến phòng thí nghiệm để đo mẫu, khi mình đến, cán bộ kĩ thuật yêu cầu mình khai thông tin nên có gì mình đã khai hết. Khi đó, 1 cán bộ đã xem danh sách và họ bảo là không được, nếu đo mẫu có thể hư máy. Anh đem kết quả về và trình bày với thầy, nhưng lại nhận được sự không hài lòng của thầy. Nên khi về nhà, mình cảm thấy trong lòng ức, mình không chịu được. Và chiều ấy, mình đã coi phim hoạt hình để giải tỏa. Sau khi xem xong, mình khóc oe oe. Anh nghĩ khoảnh khắc ấy mình nhận ra là  đứa trẻ đã lên tiếng, phần nào trong đứa trẻ ấy đã bị tổn thương, vì mình làm ngược lại với những điều mình chân thật. Và từ đó,  Phúc bắt đầu có nhiều cuộc đối thoại với đứa trẻ bên trong. Và sau khi trò chuyện với thầy, Phúc đã tìm ra giải pháp cho nghiên cứu của mình. 

Đứa trẻ bên trong một phần cũng cho Phúc động lực và can đảm để mình cố gắng bảo vệ những giá trị mình theo đuổi. 

Sau khi tạm hết giai đoạn dịch và cách li, đây là thời điểm Phúc mong chờ và háo hức nhất khi bước sang giai đoạn mới. Liệu khi ấy, bạn đã bắt đầu kết bạn mới, và có những mối quan hệ thật bùng nổ chưa?

Sau khi hết dịch, đó là cơ hội để mình gặp bạn bè và đồng nghiệp mới. Tuy nhiên ban đầu mình cũng gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Nhưng khi những Layer (lớp vỏ bọc) đầu tiên được bóc xuống, thì những gì sẽ kết nối 2 người lại. Anh nghĩ thời điểm ấy, mình có niềm tin và giới hạn rằng a nghĩ a hơi khó vui (cười). Đối với mình, cấp 3 và Đại học mình có nhiều mối quan hệ chất lượng, nhưng khi sang nước ngoài, tần số của những người bạn hơi mới so với mình. Từ từ, nếu mình áp những mong muốn, chuẩn mực mới lên người mới gặp, đây là sự bất công cho họ. Tình bạn cũng như mối quan hệ có nhiều hình dạng khác nhau, và tùy môi trường, niềm vui cũng tồn tại theo hình thức khác nhau. A cũng đem giá trị, kỹ năng học đc từ nhóm cũ và áp dụng vào nhóm mới, từ đó mối quan hệ của Phúc với những người bạn bên Singapore đã bền chặt hơn. 

Anh đã từng gặp trường hợp nào ngôn ngữ là rào cản, ngăn mình giao tiếp chưa?

Một trong những ngôn ngữ mình gặp khó khăn là tiếng Trung. Ở nơi mình làm, 90% đồng nghiệp là người Trung Quốc, có 1 hôm, đồng nghiệp mình nói tiếng trung với nhau, mình chỉ ngồi 1 góc và chẳng hiểu người ta đang nói gì. Mình thật sự lạc lõng trong hoàn cảnh đó. Đùn là khoảng thời gian đó khá đen tối và hơi cô độc, tuy nhiên, sau khi Phúc chiêm nghiệm và chia sẻ với những người bạn Việt Nam, Phúc biết rằng, trong tập thể cũng có những người như mình, cũng có những bạn chỉ nói được tiếng mình , đâu đó họ sẽ có nỗi niềm như mình. Ở mặt khác, mình nhận ra, chuyện mọi người không nói tiếng Anh, không hẳn rằng mọi người cố ý, mà đó là thói quen và văn hóa của họ. A nghĩ 1 tip để hòa nhập với 1 cộng đồng lớn, đó là xây dựng những mối quan hệ nhỏ nhất, từ đó, ghép từng mảnh với người trước và người sau. Dần dần, mình với họ cũng có sự kết nối. Cái gì đi từ trái tim, sẽ chạm tới trái tim. 

Nếu anh đã có sự gắn kết nhiều như vậy, thì không biết bạn còn sự kết nối nào khác thân thiết hơn ở Singapore không?

Thật ra, Phúc cũng từng hẹn hò ở Singapore. 

Với Phúc, phát triển bản thân là sự đầu tư tốt nhất cho mối quan hệ sau này. Mình tìm hiểu về nhiều thứ, thấu hiểu bản thân và thấu cảm người khác, tìm cách chữa lành những tổn thương đã qua trước khi bước vào 1 mối quan hệ. Anh đã nghĩ mình đã sẵn  sàng, nhưng những mâu thuẫn vẫ xuất hiện giữa 2 người, đó là điều không thể tránh khỏi. Trong lúc đó, anh có biết công cụ tên là Giao tiếp trắc ẩn. 

Được xây dựng trên nền tản chúng ta có những nhu cầu phổ quát, mình chỉ khác nhau ở cách mình thể hiện nhu cầu đó. Khi mình đã có thể thể hiện những tầm nhu cầu ấy, những khác biệt về văn hóa sẽ được xóa bỏ. Với mình, bên dưới những cảm xúc khó khăn là những nhu cầu ko thể đáp ứng. Khi mình có thể nói ra ra nhu cầu của mình và đề xuất với đối phương, thì mình có thể chân thật với mình và để họ hiểu mình hơn. Khi ấy, anh cũng đã bày tỏ cảm xúc, mình cũng nói rằng mình mong muốn những tương tác giữa 2 người sẽ trở nên sâu sắc hơn. May mắn, bạn đã hiểu được điều đó và cũng chia sẻ những tâm tư của bạn. Từ đó, anh thấy những cuộc trò chuyện với bạn ấy ý nghĩa hơn rất nhiều, cho đến khi tụi anh chia tay. 

Sau sự kết thúc của cuộc tình ấy, anh đã đối mặt với cảm xúc của mình như thế nào?

Lúc ấy anh trở về việc giao tiếp trắc ẩn với bản thân, Anh nhận ra những ẩn sau những nỗi buồn là những nhu cầu của mình chưa được đáp ứng. Suy nghĩ này cũng gợi cho anh nhiều điều, rằng có vẻ như những nền tảng, nội lực bên trong, ví dụ như kết nối với bạn bè, gia đình đã không được đáp ứng nên khi mình mất đi 1 mối quan hệ tình cảm, mình thấy chới với. Và vì vậy, anh bắt đầu xây dựng lại nền tảng mình đã bị mất, mình kết nối lại với những quan hệ mới hay những người bạn lâu rồi chưa trò chuyện. Mình suy ngẫm được rằng ‘Cuộc đời mình đầu chỉ có tình yêu thôi?’. Khoảng thời gian ấy, anh cũng thực hiện 1 series podcast về cảm xúc tinh thần và kiến thức hóa học, những điều đó giúp anh cảm thấy cuộc sống mình có ý nghĩa hơn. 

Theo cuộc trò chuyện từ đầu đến giờ, anh có liệt kê những kiến thức cũng như trải nghiệm về giao tiếp trắc ẩn, đứa trẻ bên trong, hay quan sát không phán xét. Nhưng suy cho cùng, sau tất cả, thì anh nghĩ đâu mới chính là chìa khóa để mình giao tiếp hiệu quả với người khác và giao tiếp thật lòng với bản thân. 

Thật ra, ban đầu anh cũng nghĩ anh không phải người giao tiếp tốt lắm (cười). Và khi mình lớn, khi học cao hơn,  mình bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về những kĩ thuật giao tiếp như ‘Làm thế nào để đọc vị người khác’ hay ‘Làm sao để nói chuyện cuốn hút hơn’, tuy nhiên, anh cảm giác những thông tin ấy chỉ là bề mặt. Sau khi có cơ hội đối thoại vs bản thân, anh nghĩ mục đích cuối cùng của giao tiếp là để chúng ta thành thật với nhau, để bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của mình, không chỉ để kết nối với người khác, mà còn thấu hiểu bản thân hơn. Từ khóa chính là ‘thành thật’, thành thật với bản thân và với người khác.  

Lời kết

Đặt chân đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, không có người thân hay nguồn lực hỗ trợ nào, và lại là trong mùa dịch đã khiến Phúc một thoáng yếu lòng, nhưng trên hết, Phúc đã vượt qua, và đồng thời có được nhiều kinh nghiệm hơn cho bản thân. Với Phúc, chìa khóa để giao tiếp chính là sự chân thành. Bất kể những khoảng cách về văn hóa hay ngôn ngữ, chúng ta vẫn có thể giao tiếp hiệu quả với nhau nếu dùng sự chân thành là cốt lõi. Lời cuối, cảm ơn Thiện Phúc đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này. Những chia sẻ của Phúc chắc chắn sẽ là một phần động lực và nguồn cảm hứng  để giúp đỡ những bạn Gen Z cũng đang trên hành trình theo đuổi đam mê và phát triển bản thân. Chúc Thiện Phúc sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trên con đường học vấn tại đảo quốc Sư tử. 

Hành trình của Phúc 4 năm về trước...

Trong buổi trò chuyện hôm nay, bạn Phúc cũng chia sẻ lần đầu đến Singapore là năm 2019 trong chuyến du học ngắn hạn của Lead The Change Exchange Trip. Chuyến đi năm ấy chính là một bước đệm vững chắc cho Phúc, và cũng đã mở ra cho bạn những suy nghĩ và hoài bão lớn, để Phúc tiếp tục hành trình nơi rộng kiến thức tại Đại học quốc gia Singapore. Như Phúc chia sẻ: “Nhưng, giấc mơ này đặc biệt ở chỗ, có những thứ không mất đi khi mình thức dậy. Đó là những ấn tượng về một Singapore văn minh, hiện đại và hào nhoáng. Đó là một cộng đồng tuyệt vời, sẵn sàng lắng nghe và truyền cảm hứng cho nhau bằng những câu chuyện của mỗi người. Và chắc chắn rằng, sau giấc mơ này mình đã là một con người khác. Cảm ơn Lead The Change đã cho mình dám mơ lớn, dám chia sẻ, dám dấn thân và theo đuổi ước mơ đến cùng!”

Chuỗi chia sẻ Humans of Lead The Change là kênh chia sẻ các câu chuyện, trải nghiệm từ các bạn trẻ Việt trong cộng đồng học viên của Lead The Change Exchange Trip, làm việc và học tập ở hơn +10 quốc gia trên thế giới. Với chuỗi câu chuyện các cựu học viên từ Lead The Change, bạn sẽ được lắng nghe, được truyền cảm hứng về những câu chuyện bền bỉ phát triển bản thân, vươn ra thế giới và tỏa sáng là chính mình từ các nhân vật khách mời.

Share this post with your friends

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Liên hệ