Tiến sĩ Linda Lim – giáo sư và đồng thời là nhà kinh tế học tại Đại học Michigan, dự đoán rằng tương lai của nền kinh tế Singapore phụ thuộc phần lớn vào sự thay đổi của Đông Nam Á, theo báo cáo Asean Inside Out.
Vậy làm thế nào để Singapore có thể chuẩn bị tốt cho tương lai với nhiều sự thay đổi này?
Tờ báo Asean Business tóm tắt một số điểm mà Tiến sĩ Lim khuyến nghị như sau:
1. Tiềm năng của Đông Nam Á
- Tăng trưởng kinh tế: “Đông Nam Á sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai, sau Nam Á. Đồng thời, Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và Asean được dự đoán sẽ có quy mô tương tự với Liên minh Châu Âu”.
- Tăng trưởng tiêu thụ: “Tăng trưởng Châu Á và thế giới trong tương lai sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng tăng cao từ tầng lớp trung lưu mới nổi ở Châu Á. Tạo ra sức hút đối với những doanh nghiệp trên thế giới về việc tham gia trực tiếp vào sự phát triển kinh tế tại Đông Nam Á”.
2. Nhận ra được giới hạn của mình
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và là một trong năm cảng bận rộn nhất. Đồng thời là một trong những nơi có cơ sở hạ tầng tuyệt vời và môi trường ngôn ngữ đa dạng” nhưng điều này liệu có đủ để Singapore trở thành quốc gia trung gian nơi mà các doanh nghiệp có thể mạo hiểm đến Đông Nam Á hay không?
Nhưng với những điều kiện trên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của một quốc gia trung gian, bởi:
- Nền kinh tế Singapore thường xuyên có cơ hội gần gũi với những doanh nghiệp phát triển mạnh đến từ nhiều nơi trên thế giới nên việc chuẩn bị cho công việc kinh doanh tại các nước kém phát triển sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Các doanh nghiệp từ các nền kinh tế châu Á khác như Trung Quốc và Ấn Độ có thể hoạt động tốt hơn ở Đông Nam Á. Bởi các quốc gia này đã từng lâm vào tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng, hệ thống không hiệu quả, nhân viên không có kỹ năng, tham nhũng và thiếu minh bạch nên họ rất hiểu rõ vấn đề mà các quốc gia Asean đang gặp phải.
- Trở thành thành viên của cộng đồng kinh tế Asean là lợi thế của Singapore nhưng còn hạn chế, vì tiến trình hội nhập khu vực còn chậm và lợi ích được mở cho tất cả các công ty ở Asean, bất kể quốc tịch.
3. Thách thức về đa dạng sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ tại Đông Nam Á
- Trong lịch sử Singapore, việc giao thương với các quốc gia trong khu vực đã xuất hiện từ lâu, các thương nhân trong khu vực từ những chủng tộc khá nhau, đã sở vượt qua các rào cản ngôn ngữ và văn hóa, thông qua sự kết hợp giữa học hỏi nhanh, quan hệ đối tác địa phương và liên minh.
- Người Singapore đã từng sở hữu đa ngôn ngữ, khả năng đa văn hóa và khả năng chuyển đổi mã, nhưng những điều này đã mờ dần với sự xuất hiện của tiếng Anh và tiếng Quan thoại.
- Singapore là quốc gia hiếm hoi trên thế giới với văn hoá và ngôn ngữ đa dạng.
4. Thúc đẩy việc học tiếng Malay
Trích lời Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp – Chan Chun Sing về điều này: “Các doanh nghiệp từ các nơi khác trên thế giới coi Singapore là nơi trung tâm kết nối các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sẽ rất khó nếu không hiểu được ngôn ngữ và văn hóa của nước láng giềng. Bằng cách học ngôn ngữ Malaysia, Singapore sẽ tiếp tục duy trì vị thế hiện tại với khu vực và thế giới nói chung. “
Lợi ích của việc học tiếng Malay:
- Hòa nhập cộng đồng người nhập cư, đặc biệt là từ Trung Quốc
- Tạo điều kiện giao tiếp và quan hệ liên sắc tộc
- Phát triển thế hệ công dân đa ngôn ngữ có thể mạo hiểm ra khu vực với tư cách là doanh nhân hoặc nhân viên của các công ty đa quốc gia toàn cầu với chiến lược kinh doanh Asean.
5. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Nhiều chương trình du học, trao đổi và thực tập trong Asean thường chủ yếu đến các nước phương Tây – các trường đại học Mỹ và Anh và những nơi như Thung lũng Silicon, New York và London. Tuy nhiên, một số điểm nóng công nghệ thú vị dành cho các nhà đầu tư và tập đoàn đa quốc gia lại nằm trong khu vực của Đông Nam Á, như Indonesia và Việt Nam.
- Các khóa học khác ở Đông Nam Á – từ ngôn ngữ đến lịch sử, chính trị và văn hóa – có thể được thực hiện với sự hợp tác của các tổ chức địa phương ở nhiều quốc gia khác nhau, cũng như các doanh nghiệp Singapore và Đông Nam Á.
6. Chính phủ đóng vai trò quan trọng
- Chính phủ đã và đang đi đầu trong các cuộc đàm phán cho sự phát triển cơ sở hạ tầng và đưa ra những quy định nhằm tạo điều kiện tốt hơn để kết nối Singapore với các nền kinh tế khác trong khu vực.
- Các công ty liên kết với chính phủ cũng nên tiếp tục đầu tư vào các nước láng giềng với Singapore, mà không chỉ tập trung vào khu vực tư nhân.
Vì vậy, sự chuẩn bị của Singapore cho tương lai Đông Nam Á sẽ đòi hỏi một nỗ lực lâu dài và toàn xã hội. Điều này không chỉ bắt nguồn từ lợi ích kinh tế, mà còn là sự quan tâm và tôn trọng thực sự đối với nền văn hóa của các nước láng giềng hướng đến mục tiêu chung là phát triển Đông Nam Á ngày càng lớn mạnh. Điều này sẽ góp phần gia tăng sự thấu hiểu và cảm thông giữa các dân tộc anh em khác nhau.