Ai cũng có thói quen xấu dù trong sinh hoạt hay trong công việc. Và dù muốn hay không chúng ta cũng phải đối mặt với nó. Đó có thể là tật hay đi làm muộn. Hay là thói trì hoãn. Hoặc một số người lại hay xen ngang vào lời nói của người khác. Tất cả các thói quen đó đều cần từ bỏ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn các bước để loại bỏ những tật xấu đó.
Xác định thói quen
Thói quen là hành vi hoặc suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần. Đân dần bạn làm nó trong vô thức. Như bạn đã biết, thói quen có thể hữu ích và có hại.
Thói quen có lợi là các thói quen giúp chúng ta giải phóng bộ não để tập trung vào những thứ khác. Khi chúng ta có những thói quen tốt, như đến làm việc đúng giờ hoặc chủ động trong công việc, chúng ta tạo ra một chuyển động tích cực. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của cá nhân. Từ đó, chúng ta có thể sử dụng năng lượng tập trung vào những việc cần sự chú ý đặc biệt.
Tuy nhiên đối với những thói quen xấu thì ngược lại. Chúng ta thực hiện những hành vi này mà không suy nghĩ nhiều và chúng có thể làm hỏng cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của chúng ta một cách vô thức.
Có rất nhiều thói quen xấu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của chúng ta. Dưới đây là một số ví dụ:
- Đi làm hoặc đi họp muộn
- Tư duy tiêu cực
- Mách lẻo
- Chống lại sự thay đổi
Hay là những thói quen xấu trong sinh hoạt các nhân
- Ăn uống không điều độ
- Lười vận động
- Ngủ nướng
- Thức khuya
Tại sao thói quen xấu thường khó bỏ
“Kịch bản nhân thức” có thể xem là cách lý giải cho việc tại sao chũng ta khó từ bỏ thói quen xấu. Đó là những suy nghĩ vô thức mà chúng ta có khi gặp phải một ngữ cảnh, tình huống nhất định.
Những ý nghĩ vô thức này dựa trên trải nghiệm trước đó. Vì vậy, nếu tình huống này là một trong những tình huống mà chúng ta gặp nhiều lần trước đây, chúng đã ăn sâu trong tiềm thức mà chúng ta không suy nghĩ tới những điều mình đang làm. Hành động của chúng ta đã trở thành thói quen.
Phần lớn, thói quen xấu rất khó loại bỏ, bởi chúng bắt đầu như là những hoạt động thú vị, là cái mà chúng ta muốn lặp lại. (Ví dụ: chúng ta có thể thích lướt Facebook thay vì ngồi học bài hoặc nhắn tin trong suốt cuộc họp).
Khi làm những điều thú vị này, não chúng ta giải phóng dopamine, một chất kích hoạt sự thoải mái cho não. Điều này khuyến khích chúng ta làm những điều đó một lần nữa và hoạt động trở thành một thói quen.
Các chiến lược để vượt qua thói quen xấu
Bắt tay vào lên kế hoạch
Các nghiên cứu cho thấy rằng một kế hoạch có ý thức có thể giúp bạn bắt đầu vượt qua những thói quen xấu. Bạn không thể chỉ nói “Tôi sẽ không trì hoãn deadline nữa” và mong muốn thành công. Bạn phải đưa ra một kế hoạch cụ thể để nó xảy ra.
Cách tốt nhất để làm việc này là kết hợp việc phá vỡ thói quen vào các mục tiêu cá nhân. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn xem lại tiến trình của mình một cách thường xuyên và làm việc với những thói quen xấu nhất của bạn đầu tiên.
Một khi bạn đã đưa ra một kế hoạch, hãy thêm lời nhắc và cột mốc quan trọng vào danh sách công việc cần làm để nhắc nhở điều bạn muốn đạt được.
Hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của mình
Bạn là người thực hiện hành động đó và không ai chịu trách nhiệm dùm bạn. Bạn trì hoãn Deadline dù biết nó ảnh hưởng đến công việc chung thì đó là quyết định của bạn. Dù muốn hay không thì bạn cũng phải nhận trách nhiệm cho hành động này vào một lúc nào đó.
- Khi nhận ra mình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các hành động, ban đầu bạn cảm thấy sợ hãi. Bạn bắt đầu nhận ra từng hành động của mình đều gây ra hậu quả, và chúng khác rất nhiều so với những hậu quả từng nghĩ tới trước đó khi thực hiện hành động. Suy nghĩ đó thật đáng sợ.
- Nhưng cuối cùng thì việc tự chịu trách nhiệm lại mang tới sức mạnh cho bạn. Bạn là người quyết định số phận của mình, về nguyên tắc không ai có thể buộc bạn phải làm gì. Ngoài ra việc tự chịu trách nhiệm cho hành động cũng mang đến tự do. Bạn bắt đầu hiểu vì sao thói quen xấu có thể trở thành sợi xích vô hình và việc cắt đứt nó mang lại tự do cho bạn.
Chọn phương pháp tiếp cận đúng
Một số người cho rằng sẽ có hiệu quả hơn khi thoát khỏi hành vi xấu trong một lần. Trong khi một số người khác lại thành công hơn khi hạn chế dần dần theo thời gian. Như vậy, điều quan trọng là tìm được một cách tiếp cận phù hợp với bạn. (Điều này có thể phụ thuộc vào loại thói quen mà bạn đang cố phá vỡ.)
Ví dụ bạn có thói quen lướt Facebook ngay cả khi học tập và làm việc. Thay vì từ bỏ hoàn toàn, bạn có thể giới hạn thời gian lướt web của mình 5 phút mỗi giờ. Sau đó, theo khoảng thời gian hàng tuần, bạn có thể cắt giảm xuống còn 5 phút/ 2 tiếng, 5 phút/3 tiếng….v..v
Tự đặt ra những chướng ngại cho thói quen xấu
Trong cuốn sách “The Happiness Advantage”, nhà tâm lý học Shawn Achor nói rằng bạn có thể phá vỡ thói quen xấu bằng cách đặt ra những trở ngại tại chỗ, cái mà ngăn cản bạn thực hiện hành vi.
Ví dụ: nếu một trong những thói quen xấu của bạn là kiểm tra Facebook khi làm việc, bạn có thể ngắt kết nối Internet bằng cách sử dụng các ứng dụng phần mềm như Freedom và Anti-Social chặn truy cập vào nó. Hoặc di chuyển bàn làm việc, để mọi người đi ngang qua có thể thấy màn hình máy tính của bạn.
Bạn cũng cần tránh những người, địa điểm hoặc tình huống gây ra thói quen xấu, nếu điều này thích hợp.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng ngừng nói chuyện tại nơi làm việc. Bạn biết rằng mình thường tham gia vào hành vi này trong giờ ăn trưa với một nhóm đồng nghiệp cụ thể. Vì vậy bạn giải quyết bằng cách tránh phòng nghỉ và thay vào đó đi ăn trưa bên ngoài hoặc tại bàn làm việc của mình.
Thực hiện hành vi tích cực nhiều hơn
Thông thường, bạn có thể phá vỡ thói quen xấu bằng cách thay thế chúng bởi hành vi tích cực. Ví dụ: giả sử bạn muốn ngừng tật hay chỉ trích các thành viên trong nhóm. Một cách để tránh điều này là nỗ lực có ý thức ca ngợi mọi người, để thay thế.
Hoặc, hãy tưởng tượng rằng mục tiêu của bạn là ngừng nhắn tin trong các cuộc họp. Bạn có thể thay thế bằng cách ghi chép chi tiết về những điều đang được thảo luận hoặc bằng cách đề nghị chủ trì cuộc họp để ngăn chặn thói quen xấu có cơ hội bộc phát.
Nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh
Cuối cùng, hãy xem xét hỏi mọi người như đồng nghiệp, thành viên trong gia đình và bạn bè – những người giúp bạn phá vỡ thói quen xấu. Chia sẻ mục tiêu của bạn với họ và yêu cầu họ cho bạn biết nếu bạn quay lại thói quen xấu ấy. Điều này sẽ tạo thêm trách nhiệm và thúc đẩy động lực cho bạn.
Kết
Một số thói quen tích cực có thể giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Tuy nhiên, thói quen xấu có thể hạn chế nghiêm trọng những điều bạn có thể đạt được.
Để phá vỡ thói quen xấu, trước tiên hãy cam kết ngăn chặn hành vi bằng cách tạo một kế hoạch và phát triển tự kỷ luật và tự nhận thức. Ngoài ra, hãy chọn cách tiếp cận đúng đắn để đối phó với nó, tự thưởng cho mình khi bạn làm tốt và chấp nhận sự can thiệp của người khác sẽ thúc đẩy bạn tiến bộ hơn.