Nếu bạn đang không chiến thắng, không thành đạt, không hạnh phúc, bạn nhìn đâu cũng sẽ chỉ thấy sự bất công và thốt lên rằng: Bất công đang ở quanh!
Tuy nhiên, cuộc đời công bằng theo nhiều cách. Chỉ là bạn có nhìn thấy và công nhận nó hay không.
Dù ở bất kì đâu, trong bất kì thời gian nào, đời luôn có những quy luật. Mà đã là quy luật thì phải chấp nhận. Nếu không, bạn sẽ mãi buồn chán và cảm thấy bản thân thất bại.
QUY LUẬT 1 :
Bạn rất yêu công việc của mình, nhưng sếp bạn sẵn sàng cho bạn “ra đường” để rước một phần mềm mới về. Thay thế không chỉ bạn, mà còn rất nhiều anh em đồng nghiệp khác. Phần mềm thì vô tri, nhưng bạn có cảm xúc.
Nhưng rõ ràng, máy móc không thể thay thế con người nếu như bạn không có phép nó làm điều đó. Học những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Bạn phải là người chủ động trong chính công việc mình đang làm. Vì dù ở đâu, đào thải đều mang tính tất yếu. Không có sự đổi mới, mãi tốt một việc, chắc chắn sẽ rất nhàm chán.
Có một sự thật bạn cần công nhận rằng, người ta luôn khuyến khích bạn phải “làm hết sức”. Bạn phải ngủ ít đi, học nhiều hơn, nhưng đồng thời lại nói những lời kiểu như “Chỉ cần so sánh với bản thân mình của ngày hôm qua là được”. Rõ ràng họ muốn ta tranh đấu, nhưng không muốn ta ghen tị.
Mà không có ghen tị thì làm gì có đấu tranh?
Thừa nhận đi, bạn là một “vận động viên” trong cuộc đua với chính những người mình gặp hàng ngày. Nếu không, tại sao bạn phải thức khuya dậy sớm để nhớ những công thức toán học. Phải tăng ca để hoàn thành công việc sếp giao.
Tất cả chỉ để là người chiến thắng, là người kiên trì và bản lĩnh trên đường đua ấy.
QUY LUẬT 2 :
Người ta phán xét, xếp hạng, đánh giá bạn dựa trên những gì bạn làm. Không phải những gì bạn thấy thế, nghĩ thế, cho rằng là… Người ta có thể lướt qua trang cá nhân của bạn. Đọc những dòng trạng thái hài hước và nghĩ thầm “Anh chàng này thật thú vị”. Nhưng điều khiến cô gái bạn thích chấp nhận yêu cầu kết bạn lại là … Bạn học ở đâu, bạn tốt nghiệp trường gì, bạn đang làm việc gì ?
Thế nhưng, điều buồn cười là chúng ta vẫn tự xếp hạng mình bằng những điều chúng ta tưởng.
Nghĩ mình hơn người vì mình thích những cái ít ai thích. Tỏ ra cá tính bằng việc một mình chống lại đám đông với suy nghĩ ngốc nghếch. “Thiên hạ có nuôi lớn mình ngày nào đâu, vì sao mình phải quan tâm đến cái nhìn thiên hạ?”.
Bạn ngồi viết một cuốn sách nhưng chẳng xuất bản nó. Bạn sẽ mãi mãi là một tác giả vô danh. Nhưng J.K.Rowling viết Harry Potter và cả thế giới thèm khát được biết bà ấy là ai. Và vì sao bà ấy có thể viết nên một tác phẩm như vậy. Cứu một mạng người, bạn là anh hùng của địa phương. Nhưng tìm ra phương cách chữa ung thư, bạn là một huyền thoại.
Bạn nghĩ, những công việc, thành tựu càng tuyệt vời thì sẽ càng nhận được mức độ tôn vinh cao?
Nhưng trên thực tế, mọi thứ được đánh giá bằng độ bao phủ của nó. Sản phẩm của bạn tốt, nhưng nó không được nhiều người biết đến. Hoặc không có tác động lên thật là nhiều người, vậy là nó không (hoặc chưa đủ) tốt rồi.
Vậy đấy, đời công bằng với thành quả của bạn.
Có thể trong quá trình bạn đi đến những thành công, bạn học được nhiều điều. Nhưng đó là cho bạn, chưa phải cho cộng đồng.
Vì thế đừng tự hào mình học được nhiều khi giá trị mình học được không chia sẻ được cho ai.
QUY LUẬT 3 :
Ai cũng muốn đặt ra “chuẩn” riêng của mình nhưng lại bắt mọi người tuân theo. Ai cũng muốn được sống trong sự công bằng. Vậy nên mới có trọng tài bóng đá, mới có thẩm phán trong phòng xử án.
Chúng ta có những định nghĩa riêng về cái gì đúng, cái gì sai, hoàn toàn dựa trên hệ quy chiếu của cá nhân ta. Nhưng mỗi khi thấy ai đó không giống, không tuân theo hệ quy chiếu đó. Ta lại thấy thất vọng và kêu ca rằng đời bất công.
Đời trao ta thứ ta cần thì gọi là công bằng. Đời không trao ta thứ ta muốn thì đó là bất công ư?
Thích một người, hy sinh quá nhiều cho một người mà không được đáp trả? – Đời quá bất công?
Học bài cật lực trước kì thi, kết quả không như mong muố. rong khi thằng bạn không thấy học hành gì lại điểm cao hơn mình? – Đời bất công?
Vậy chẳng hóa ra, định nghĩa về sự “công bằng” của chúng ta đều xoay quanh những gì ta thích, ta muốn, ta cần sao?
Vấn đề không phải là đời bất công, mà là bạn hiểu sai về “công bằng” rồi.
Người ta là một con người, tương tác, giao lưu, nói chuyện với hàng trăm, hàng nghìn người mỗi năm. Vì sao họ lại phải chọn bạn chỉ vì bạn thích họ. Hoắc chỉ vì bạn tồn tại trong hàng trăm đến hàng nghìn người tồn tại xung quanh họ? Chỉ vì bạn có tình cảm với họ ư?
Học nhiều nhưng không đọng lại được trong đầu những kiến thức nền tảng. Học ít trước kì thi là do thằng bạn đã tích lũy kiến thức từ đầu học kì đến giờ. Là do nó lắng nghe giảng viên trong những giờ học bạn ngủ gật và làm việc riêng.
Đời không bất công, mà chỉ là bạn đang nhìn nhận nó theo chiều hướng có lợi cho bạn. Là do định nghĩa về sự công bằng của chúng ta đang mộng mơ quá mà thôi.
KẾT LUẬN :
“ĐỪNG AO ƯỚC QUÁ NHIỀU, BẠN SẼ THẤY CUỘC ĐỜI DỄ THƯƠNG HƠN!”
Bạn có tưởng tượng được, cuộc đời sẽ ra sao nếu nó buộc phải công bằng với tất cả mọi người không?
Khi bạn thất bại, bạn sẽ thấy cuộc đời bất công. Đứng trên đỉnh cao danh vọng rồi, nhìn xuống dưới. Và nhớ lại những ngày tháng cũ, bạn sẽ thấy đời công bằng vô cùng.
(Nguồn tham khảo: OliverEmberton)